Văn hóa : trả lời cho những ý thức hệ bằng « một sự vùng dậy trong lãnh vực trí thức ».

Tổng Đại Hội của Ủy Ban Giáo Hoàng về Văn Hóa.

 

VATICANỌ ngày Chúa Nhật 14 tháng 03 năm 2004. (Zenit.org/french) – « Sự tuyên truyền các ý thức hệ trong những hiện trường khác nhau trong xã hội kêu gọi các tín hữu kitô giáo thực hiện một sự vùng dậy mới trong lãnh vực trí thức », ĐGH đã tuyên bố điều đó, ngày thứ bẩy 13 tháng 03, với các thành viên của tổng đại hội Ủy Ban Giáo Hoàng về Văn Hóa. ĐGH GP II đã khuyên nhủ cách đặc biệt giới trẻ nghiên cứu triết học để chuẩn bị cho sự vùng dậy này.

Bộ Giáo Hoàng đã kết thúc những công việc của đại hội về đề tài « Đức tin kitô giáo trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ mới và sự thách đố của sự vô tín và thờ ơ tôn giáo ».

Kể từ lúc được sáng lập bởi ĐGH GP II, ngày 20 tháng 05 năm 1982, qua Tự Sắc « Inde a Pontificatus », Bộ Giáo Hoàng Văn Hóa được trao cho ĐHY Paul Poupard, người đã được nhìn nhận như « Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa » của nhiệm kỳ Giáo Hoàng.

ĐGH nhấn mạnh : « sự thách đố đã được chọn làm đề tài của các công việc của quý Ngài tạo nên một sự lo lắng cốt yếu của Giáo Hội trên khắp lục địa ».

ĐGH tóm tắt : « cùng thông hiệp với các hội thánh địa phương, quý Ngài đã mô hình một địa bàn mới của sự vô tín và thờ ơ tôn giáo trên toàn thế giới và chứng kiến một sự gián đoạn của tiến trình rao giảng Đức Tin và các Giá Trị kitô giáo. Đồng thời người ta nhận thấy sự tìm kiếm ý nghĩa của những người cùng thời đại với chúng ta mà những hiện tượng văn hóa là những nhân chứng, chẳng hạn qua những phong trào mới về tôn giáo hiện diện cách bộc lộ bên Nam Mỹ, bên Phi Châu và Á Châu : sự khát khao của mọi người trong việc thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của đời sống mình, khao khát làm sao trả lời được cho những câu hỏi nền tảng về nguyên thủy và cứu cánh của đời sống, và khao khát đi tới hạnh phúc mà mình ước muốn ».

ĐGH chỉ dẫn cho các kitô hữu lãnh vực rộng lớn này của sự loan truyền Tin Mừng : « để qua một bên những khủng hoảng của các nền văn minh, các học-thuyết-tương-đối thuộc triết học hay luân lý học, trách nhiệm của các vị mục tử và các tín hữu là phải tìm thấy và để ý tới những nghi vấn và những khát vọng chính yếu của mọi người thuộc thời đại chúng ta, để đối thoại với các nhân vị và các dân tộc, và để đề nghị, một cách độc đáo và không mang một mầu sắc văn hóa nào cả, sứ điệp phúc âm và nhân vị của Đức Kitô Cứu Thế. Những lối biểu lộ mang mầu sắc văn hóa và nghệ thuật cũng chẳng thiếu những phong phú cũng như những phương tiện để truyền thông sứ điệp kitô hữu. Tuy nhiên những điều đó đòi hỏi những kiến thức để trở thành những ống dẫn và để có thể được người ta đọc và thông hiểu ».

Trong khung cảnh âu châu, ĐGH nhấn mạh : « trong lúc mà Đại-Châu-Âu tìm lại được những mối giây liên hệ mãnh liệt, điều thiết yếu là phải ủng hộ thế giới của văn hoá, của nghệ thuật và của văn chương, để Châu Âu cộng tác vào việc xây dựng một xã hội được thành lập không phải trên chủ nghĩa duy vật nhưng trên những giá trị đạo đức và thiêng liêng ».

ĐGH cũng giải thích : « sự tuyên truyền những ý thức hệ trong những môi trường khác nhau của xã hội kêu gọi các tín hữu thực hiện một sự vùng dậy mới trong lãnh vực trí thức, hầu để đề nghị những suy tư mạnh mẽ làm tỏa hiện cho những thế hệ trẻ sự thực về con người và về Thiên Chúa, bằng cách mời gọi họ dùng trí thông minh của đức tin luôn luôn được tinh luyện hơn ».

ĐGH GP II chỉ cho thấy những phương tiện của sự « vùng dậy » này bằng cách trích dẫn những cố gắng của những tín hữu sống vào thời đại các Giáo Phụ : « chính nhờ sự đào tạo triết học và giáo lý mà những người trẻ sẽ biết nhận thức được chân lý. Một tiến trình theo lý trí một cách chín chắn tạo thành một thành lũy chống lại tất cả những gì có liên quan đến những ý thức hệ. Tiến trình đó làm cho thích thú để càng ngày càng đi sâu hơn, hầu triết lý và lý trí mở rộng cánh tay đón nhận Đức Kitô. Điều đó đã xẩy ra trong mọi giai đoạn của lịch sử Giáo Hội, chẳng hạn như trong thời đại các giáo phụ, thời mà văn hóa kitô giáo vừa mới khai sinh đã biết thiết lập sự đối thoại với những văn hóa khác, đặc biệt những văn hóa Hy Lạp và La-Mã ».

Nhưng ĐGH cũng đã mời gọi đừng chia rẽ lãnh vực của thông minh và của thiêng liêng hầu để ưu đãi sự gặp gỡ với Đức Kitô : « một sự suy tư như thế cũng sẽ là một lời mời gọi để đi từ một tiến trình lý trí đến một tiến trình thiêng liêng, để đạt tới một sự gặp gỡ cá nhân với Đức Kitô và để xây dựng hữu thể nội tại ».

Cuối cùng, ĐGH GP II đã nhắc lại bổn phận của Bộ Giáo Hoàng Văn Hóa, Ngài nói : « Bổn phận của quý Cha là phải nhận thức được những biến đổi lớn về văn hóa và những khía cạnh tích cực của nó, để giúp đỡ các vị Mục Tử biết cách trả lời cho những biến đổi đó môt cách thích ứng để mở rộng con người trước sự mới mẻ của Lời Đức Kitô ».

ĐGH đã kết luận : « trước khi chấm dứt cuộc gặp gỡ của chúng ta, Tôi xin bầy tỏ tấm lòng biết ơn của tôi đến quý Cha về sự cộng tác của quý Cha và trong lúc phó thác quý Cha cho Đức Trinh Nữ Maria, tôi xin ban cho quý Cha Phép lành Tòa Thánh đầy lòng trìu mến ».

Trần văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà