Bí Tích Thánh Thể và ơn Thiên Triệu Linh Mục, xuất phát từ Trái Tim Đức Kitô : « Tặng vật và mầu nhiệm »

Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa tại Vaticanô.

VATICANÔ, thứ năm ngày 08 tháng 04 năm 2004. (Zenit.org/french) –  ĐGH GP II xác quyết : « Bí Tích của Bàn Thánh cũng như ơn Gọi Linh Mục là « tặng vật và mầu nhiệm », cả hai đều xuất phát từ Trái Tim Đức Kitô trong bữa Tiệc cuối cùng ».

Dưới đây là nguyên văn của bài giảng của ĐGH GP II, chiều nay, trong thánh lễ Của Bữa Tiệc Ly của Chúa ngày Thứ Năm tuần Thánh này, mùng 08 tháng 04 năm 2004, tại đền Thánh Phê-rô.

1. « Ngài đã yêu thương họ cho đến cùng » (Gioan 13,1)

Trước khi cử hành Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ của Ngài, Chúa Giê-Su đã rửa chân các vị. Qua động tác này, chỉ dành cho những người nô lệ, Chúa đã muốn in hằn trong tâm trí các Tông Đồ ý nghĩa của điều phải xẩy ra ít lâu sau đó.

Đúng thế, sự thương khó và sự chết cấu tạo sự phục vụ của Tình Yêu căn bản mà bởi đó Con Chúa đã giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi. Đồng thời, sự thương khó và sự chết của Đức Kitô cho thấy ý nghĩa sâu xa của điều răn mới đã được Ngài trao phó cho các Tông Đồ : « Như Thầy đã yêu chúng con, chúng con hãy yêu thương nhau » (Gioan 13,34).

2. « Hãy làm điều này để nhớ đến Thầy » (1 Cô-rin-tô 11, 24-25).

Chúa đã nói câu đó hai lần, khi phân phát bánh đã trở thành Mình Ngài và rượu đã trở thành Máu Ngài. « Thầy đã làm gương cho chúng con để chúng con bắt chước » (Gioan 13,15), Chúa đã căn dặn các Tông Đồ điều này trước đó ít lâu, sau khi đã rửa chân cho các Ngài. Các Kitô hữu như thế biết rằng họ phải « làm nhớ » đến vị Quân Sư của họ bằng cách làm bổn phận bác ái cho nhau : « rửa chân cho nhau ». Họ cũng biết cách đặc biệt rằng họ phải nhớ đến Chúa Giê-Su bằng cách lập lại « sự tưởng nhớ của Bữa Tiệc Ly qua bánh và rượu được thánh hiến bởi linh mục khi lập lại trên những thánh vật đó những lời đã được tuyên bố hồi xưa bởi Đức Kitô.

Đó là điều mà cộng đoàn kitô hữu đã bằt đầu thực hiện ngay từ đầu, như chúng ta đã được nghe thánh Phaolô minh chứng : « Mỗi lần các anh chị em ăn bánh này và uống chén này, các anh chị em tuyên bố sự chết của Chúa cho đến khi Ngài lại tới » (1 Cô-rin-tô 11,26).

3. Bí Tích Thánh Thể như vậy là một sự tưởng nhớ theo ý nhĩa trọn vẹn : Bánh và Rượu, qua động tác của Chúa Thánh Linh, trở thành thực sự Mình và Máu Đức Kitô, Đấng đã tự hiến thân để làm của ăn cho con người trên con đường dương thế. Qua sự Nhập Thể của Ngôi Lời trong lòng Mẹ Maria, và qua sự hiện diện của Ngài trong Thánh Thể, tất cả cùng là một luận lý của Tình Yêu điều khiển. Đó là bữa tiệc huynh đệ (Đức Ái), lòng bác ái, tình yêu theo nghĩa đẹp nhất và tinh khiết nhất. Chúa Giê Su đã khẩn khoản xin các Môn Đệ ở lại trong tình yêu này (Gioan 15,9).

Để giữ lòng trung thành với mệnh lệnh này, để ở lại trong Chúa như những cành nho trên cây nho, để yêu thương như Chúa đã thương yêu, điều cần thiết là phải tự nuôi dưỡng mình bằng Mính và Máu của Ngài. Khi nói với các thánh Tông Đồ : « Các con hãy làm điều này để nhớ đến Thầy », Chúa đã kết nối Giáo Hội với sự tưởng nhớ sống động của sự Phục Sinh của Ngài. Trong lúc vẫn là Linh Mục độc nhất của Tân Ước, Chúa đã muốn cần có nhũng người, mà một khi đã được thánh hóa bởi Chúa Thánh Linh, hành động trong sự hiệp nhất thân mật với chính Bản Thân của Chúa, bằng cách phân phối thức ăn của sự sống.

4. Chính vì thế khi chiêm ngắm Đức Kitô, Đấng đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chúng ta lần nữa ý thức được sự quan trọng của các linh mục trong Giáo Hội và mối giây liên kết các Ngài với Bí Tích Thánh Thể. Trong bức Tông Thư mà Cha viết cho các linh mục trong ngày thánh này, Cha muốn lập lại rằng Bí Tích Bàn Thánh là « tặng vật và là mầu nhiệm » cũng như ơn gọi Linh Mục là « tặng vật và là mầu nhiệm », cả hai đều xuất phát từ Trái Tim Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly.

Chỉ một Giáo Hội biết ưu ái Bí Tích Thánh Thể mới có thể đến lượt mình sinh sản ra được những ơn gọi linh mục thánh thiện và đầy tràn. Và Giáo Hội thực hiện điều đó qua lời kinh nguyện và một chứng từ của sự thánh thiện dâng hiến một cách đặc biệt cho những thế hệ mới.

5. Ở trường học Mẹ Maria « phụ nữ Thánh Thể », chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giê Su, thực sự hiện diện trong những dấu chỉ khiêm tốn của bánh và rượu. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài đừng ngưng kêu gọi những linh mục đến phục vụ bàn thánh theo lòng Ngài.

Chúng ta hãy xin Thiên Chúa đừng bao giờ để cho Dân Chúa thiếu thốn Bánh để nâng đỡ họ suốt con đường hành hương trên thế gian. Chớ gì Đức Trinh Nữ giúp chúng ta cùng khám phá lại, với kinh ngạc, rằng tất cả đời sống kitô hữu được kết nối với mầu nhiệm đức tin, mà chúng ta sẽ cử hành cách long trọng chiều nay.

Trần Văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà