Các Hội Đoàn Giáo Hoàng Truyền Giáo : huấn luyện các giáo dân nhận biết và yêu mến các sứ vụ Truyền Giáo.

Đại Hội các Hội Đoàn Giáo Hoàng Truyền Giáo.

 

Vaticanô, Thứ Tư ngày 05 tháng 05 năm 2004. (Zenit.org/french) – Đại Hội các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo sẽ được khai giảng ngày mai, mùng 06 tháng 05, tại Ciampino, ở ngoại ô La Mã, và kết thúc ngày 14 tháng 05. Thông Tấn Xã Fides phỏng vấn Cha Fernando Galbiati, Tổng Thư Ký lâm thời của Các Hội Đoàn Giáo Hoàng Truyền Giáo, về ngày đại hội dưới chủ đề « giáo dục và huấn luyện các giáo hữu để nhận biết và yêu mến các sứ vụ Truyền Giáo, để cộng tác vào việc loan truyền Phúc Âm đến tận cùng trái đất ».

Chúng tôi cũng nên nhắc lại là 3 trong 4 « Hội Đoàn Giáo Hoàng Truyền Giáo » (Pontifice Opere Missionarie, POM) đã được thành lập bởi những người Pháp, và hội thứ tư bởi một Linh Mục người Ý.

Hội Đoàn của Truyền Bá Đức Tin, Hội lừng danh « Propaganda Fide », đã được sáng lập bởi bà Pauline Jaricot tại thành phố Lyon, Hội Thánh Phêrô Tông Đồ, được sáng lập bởi Các phụ nữ Bigard tại thành phố Caen (vùng Normandie của Pháp), Hội Tuổi Thơ Truyền Giáo, đã được sáng lập bởi Đức Giám Mục thành phố Nancy, Đức Cha de Forbin-Janson, và Hiệp Hội Truyền Giáo, đã được sáng lập bởi Á Thánh người Ý, Cha Manna.

Linh Mục Galbiati giới thiệu các Hội Đoàn này trong cuộc phỏng vấn này.

Hỏi : Vì những lý do nào Đại Hội các Hội Đoàn Giáo Hoàng Truyền Giáo tụ tập ? Những ai là thành viên ?

Cha Fernando Galbiati : Hội Nghị thường niên có mục đích nhìn lại hoạt động của một năm bởi 4 Văn Phòng Thư Ký Quốc Tế của Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, và nghiệm xét các hồ sơ xin ngân quỹ cứu trợ đến từ khắp nơi trên toàn thế giới cho những nhu cầu khác nhau của những Hội Thánh trẻ. Trên nền tảng của những lời xin này, chính xác và đã được chấp thuận bởi các Giám Mục có trách nhiệm, chúng tôi phân phối các món tiền đã thu nhận trong năm bởi các Ban Giám Đốc quốc gia và các Ban Giám Đốc giáo phận của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, các số tiền được chuyển vào Quỹ Trung Ương của Liên Đới. Sự phân phối này được thực hiện một cách hết sức công bằng, để trao tặng như thế cho mỗi Hội Truyền Giáo những sự giúp đỡ thích ứng với nhu cầu riêng biệt của hội. Khóa họp này thường đi sau Khóa Họp Mục Vụ, mà trong đó chúng tôi học hỏi những chủ đề đặc biệt mà chúng tôi cho là thực quan trọng cho việc rao giảng Tin Mừng, cho sự cộng tác truyền giáo và cho đời sống của Giáo Hội. Buổi gặp gỡ thường niên này tụ họp tất các những vị Giám Đốc quốc gia của những Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, 120 vị cả thẩy, từ mọi lục địa, dưới sự điều khiển của Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Truyền Bá Đức Tin, của Vị Chủ Tịch các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo và các Thư Ký của bốn Hội Đoàn.

Hỏi : Chương trình đặc biệt của Đại Hội năm nay là thế nào ?

Cha Fernando Galbiati : Hội Nghị được diễn tiến ở Khách Sạn Pala Cavichi của thành phố Ciampino, gần La Mã, từ  mùng 06 đến 14 tháng 05. Những công việc nghiên cứu sẽ được bắt đầu bởi bài diễn văn khai mạc của ĐHY Crescenzio Sepe, Bộ Trưởng của Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, Vị điều khiển và phối hợp sự rao giảng Tin Mừng và sự cộng tác truyền giáo trên toàn thế giới. Khóa họp mục vụ, từ mùng 06 đến mùng 08 tháng 05, năm nay sẽ học hỏi quá trình của sự đổi mới và sự cập nhật hóa những Quy Chế của những Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, và Phong Trào Truyền Giáo của các Giới Trẻ. Ngày thứ hai mùng 10 tháng 05, các Tổng Thư Ký của 4 Hội Truyền Giáo, mỗi người sẽ trình bày bản tổng kết mục vụ và kinh tế của hoạt động của một năm đã qua. Sau cuộc tranh luận và những giải thích nếu cần, chúng tôi sẽ qua phần kiểm điểm các hồ sơ xin ngân quỹ, và sự phân phối các tiền thu nhận. Chúng tôi có dự định một buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha cho Đại Hội. Như thông lệ, Đức Thánh Cha sẽ biết cách khích lệ chúng tôi trong công việc của chúng tôi và chỉ dẫn cho chúng tôi những đường phải theo. Những ban ngày sẽ được đánh dấu bởi lời kinh Ngợi Khen và Thánh Lễ Mi Sa buổi sáng, và cuối ngày bởi kinh Chiều.

Hỏi : Những Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo là gì ? Các Hội đóng vai trò nào trong Giáo Hội ?

Cha Fernando Galbiati : Những Hội  Giáo Hoàng Truyền Giáo là một cơ quan quan trọng của Cộng Đoàn Giáo sĩ : các hội có mục đích biểu dương bản tính truyền giáo của chính Giáo Hội, và bổn phận của mọi kitô hữu phải tham dự vào nhiệm vụ Truyền Giáo. Ngày Thế Giới Truyền Giáo, giai đoạn cao điểm và được biết nhiều nhất trên mọi cấp bực, đã được trở thành một truyền thống của Giáo Hội, vì ngày đó đã được suy nghĩ và yêu cầu cách chính xác bởi Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin. Thực thế, chúng tôi nói về những Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo vì có đến 4 hội, dù cho các hội đã được sáng lập vào những giai đoạn khác nhau, cấu tạo thành một cơ quan duy nhất. Các Hội có mục đích căn bản - mục đích đã quy tụ các hội - : làm thăng tiến tinh thần truyền giáo hoàn vũ trong cộng đoàn Dân Chúa là Giáo Hội.

Hỏi : Cha có thể chỉ dẫn cho chúng tôi cách vắn gọn những đặc tính của mỗi Hội và sự phổ biến của các Hội không ?

Cha Fernando Galbiati : 

1. Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin đã được khai sinh bởi ơn đặc sủng của một thiếu phụ thành Lyon, Pauline Marie Jaricot, mà, vào năm 1816, lúc được 17 tuổi, từ bỏ đời sống dễ dãi, và, với những thiếu phụ công nhân khác của những hãng xưởng của thân phụ mình, thành lập một Hội tinh thần. Hai năm sau, nhóm này cũng mang chiều kích của kinh nguyện và của sự hoạt náo truyền giáo, và « để cộng tác vào sự phát triển của Tin Mừng », đóng góp một của dâng hiến mỗi tuần. Hội hiện diện ngày hôm nay trên 120 quốc gia và trên mọi lục địa. Tầm quan trọng của Hội lớn đến độ, nếu không có lời cầu nguyện của hội cho Truyền Giáo, những hy sinh và những cống hiến tiền bạc của các thành viên của hội, hoặc được các giáo dân trên toàn thế giới đóng góp qua trung gian hội vào  Quỹ Hoàn Cầu của Liên Đới, sự cố gắng truyền giáo, và « sự trồng cấy của Giáo Hội » (Plantatio Ecclesiae) và sự phát triển thiêng liêng và vật chất của Giáo Hội sẽ rất bị hạn chế.

2. Hội Giáo Hoàng của Tuổi Thơ Thánh được khai sinh bởi sự nhậy cảm của Đức Cha Charles Auguste Marie de Forbin-Janson, Giám Mục thành phố Nancy, vùng Lorraine (Pháp), để tưởng nhớ đến những sự dã man đang hoành hoành chống lại trẻ em, cụ thể trong thế giới ngoại giáo thời đó, Ngài đã dâng hiến cho sự tôn sùng Chúa Giêsu Hài Đồng một chiều kích truyền giáo. Ngày 19 tháng 05 năm 1843, Hội Tuổi Thơ Thánh đã chính thức chào đời và gặp được sự hưởng ứng chung của nhiều người và những cơ quan tận hiến trong việc giáo huấn các trẻ em, và đã phát triển mau chóng bên Âu Châu và bên Bắc Mỹ : Hội hiện có mặt trong 110 quốc gia. Mục đích chính của Hội là để giúp đỡ những nhà giáo dục làm thức tỉnh và phát triển cách tiệm tiến nơi những trẻ em một ý thức về truyền giáo, để dẫn dắt các em đến một sự hiệp thông thiêng liêng và đến một sự trao đổi vật chất, của cải với những trẻ em trong các Hội Thánh khác.

3. Hội Giáo Hoàng của Thánh Phêrô Tông Đồ, được sáng lập tại thành phố Caen vào năm 1889 bởi cô Jeanne Bigard và thân mẫu của cô, bà Stéphanie, có mục đích chủ yếu là sự thành lập và sự giúp đỡ thiêng liêng và kinh tế cho các chủng viện và các Viện huấn luyện đời sống tu trì trong các lãnh thổ truyền giáo. Sự giúp đỡ về tiền tài cũng được thực hiện bởi sự trung gian của Quỹ Liên Đới, nhờ đó cho phép dự trù và thực hiện những công trình huấn giáo.

4. Còn Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, thuở ban đầu được gọi là Hiệp Hội Truyền Giáo của hàng Giáo Sĩ, có mục đích đặc biệt là rao giảng Tin Mừng cho thế giới qua sự dấn thân trực tiếp của những kẻ, như các thánh Tông Đồ đã nhận được mệnh lệnh của Đức Kitô. Hiệp Hội đã được sáng lập bởi Chân Phước Paolo Manna, Vị, vì bệnh tật đã bắt buộc phải rời bỏ Sứ Mệnh Truyền Giáo bên Miến Điện, đã tận hiến, cách đặc biệt qua báo chí, để truyền bá ý tưởng là Sứ Mệnh Truyền Giáo là bổn phận của mọi Kitô Hữu và của mọi người được thánh hiến. Mục đích đầu tiên của Hiệp Hội là làm linh hoạt các hoạt náo viên của Dân Chúa, cho sứ mệnh Truyền Giáo, bằng cách làm thăng tiến ý thức truyền giáo nơi các chủng sinh, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và bằng cách khơi dậy nơi họ những ơn gọi truyền giáo « trọn đời ». Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã gọi Hiệp Hội bằng tước hiệu chính đáng là « linh hồn của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo ».

Trần Văn Toàn

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà