Chín trên mười người Triều Tiên hưởng ứng sự phá thai;

Ba trên mười người Công Giáo tin rằng sự sống bắt đầu từ lúc sinh

 

 

Vatican ngày 6/5/2004

 

Trong số xuất bản đầu tháng Năm, thông tấn Các Giáo Hội Á châu (Eglises d’Asie) của Hội Truyền Giáo Paris (eglasie.mepasie.org) nêu ra rằng theo một cuộc nghiên cứu gần đây, lập trường của những người công giáo Đại Hàn về những câu hỏi liên quan đến sự tôn trọng sự sống tách xa khỏi giáo huấn của Giáo Hội và khá giống lập trường của những người ngoài công giáo.

 

Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây được Giáo Hội Công Giáo yêu cầu cho thấy rằng lập trường của những người công giáo Đại Hàn về những đề tài như sự phá thai hay ngừa thai khá giống với lập trường của những người ngoài Công Giáo và có vẻ rời xa giáo huấn của Giáo Hội. Theo cha Lee Chang-young, phó thư ký của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đại Hàn, những kết quả của cuộc thăm dò cho thấy rằng giáo dân không lắng nghe Giáo Hội về những vấn đề này và chính sách của chính phủ « hành động nhằm đến sự phát triển kinh tế » đã ngăn cản người Triều Tiên ý thức về tầm quan trọng của những câu hỏi liên quan đến sự sống và gia đình.

      

Được thực hiện trong thời gian từ 18/11 đến 19/12 năm 2003 trên con số 2 000 người Triều Tiên trên 15 tuổi, một nửa là Công Giáo và một nửa ngoài Công Giáo, cuộc nghiên cứu đề cập đến tám đề tài chính : sự sống, tuổi già, gia đình, sinh đẻ, hôn nhân, đời sống tình dục, tuổi trẻ và những hành vi như tự tử, giúp chết (euthanasie) và tử hình. Cuộc thăm dò này nhằm chuẩn bị cho hội nghị lần thứ tám của Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu (FABC) sẽ họp vào tháng tám tới tại Nam Triều Tiên với đề tài : « Gia đình tại Á châu hướng tới một nền văn hoá của sự sống ». Những kết quả của cuộc nghiên cứu cũng giúp các đức giám mục Triều Tiên soạn thảo lá thư mục vụ về gia đình sẽ được xuất bản từ nay đến cuối năm.

 

Những thực hành và ý kiến của người Công Giáo và ngoài Công Giáo về nhiều đề tài không khác nhau lắm và khá xa với giáo huấn của Giáo Hội. 14,6% những người Công Giáo tuyên bố có thực hành việc ngừa thai tự nhiên, một phần trăm rất gần và còn hơi dưới phần trăm của những người ngoài Công Giáo (15,2%). Về việc chọn những phương pháp ngừa thai nhân tạo, 28,6% người ngoài Công Giáo đồng ý rằng những phương pháp này « đi ngược lại với sự sống ». Số phần trăm những người Công Giáo là 35,8%.

 

Về vấn đề phá thai, chín trên mười người được hỏi, không phân biệt tôn giáo, trả lời rằng điều đó phải được cho phép dù có điều kiện hay không. Sự phá thai tự ý được định nghĩa như một tội phạm bởi luật pháp, nhưng khoản luật đặc biệt « luật về sức khoẻ của người mẹ và đứa con » được bầu năm 1973, được sửa năm 1986 và năm 1989 cho phép phá thai tự ý trong một số lớn những trường hợp. Về việc thực hành sự phá thai, cuộc nghiên cứu khẳng định những nghiên cứu trước đây. Một cuộc thăm dò vào năm 2000 cho thấy rằng 38,7% người phụ nữ Công Giáo đã có ít nhất một lần phá thai ; số phần trăm những người phụ nữ nói chung là 44%. Thuộc thăm dò năm vừa qua cho thấy những phần trăm là 34,2% và 40%. Nguời ta cũng thấy là những người Công Giáo tuyên bố đã chịu hơn ba lần phá thai nhiều hơn là những người ngoài Công Giáo. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy là ba trên mười người Công Giáo tin rằng sự sống bắt đầu từ lúc sinh ra.

 

Theo bà Elizabeth Kim Mi-sook, đảm trách một trung tâm cố vấn cho những người phụ nữ bị khiếu khích tình dục, Giáo Hội dù đã phát động một số phong trào thông tin và khuyến khích tôn trọng sự sống, nhưng Giáo Hội đã theo một cách thức « quá lý tưởng » và do đó một phần lớn giáo dân đã không nghe theo. Bà lấy thí dụ trường hợp những cô gái trẻ có thai trước khi lập gia đình. Một đằng Giáo Hội giảng dậy rằng phá thai là điều cấm và không phải là câu giải đáp, nhưng đằng khác « những hậu quả xã hội và kinh tế đối với những cô gái trẻ chọn không phá thai thì quá nặng nề ».

 

Theo cha Paul Lee Chang-young, chuyên môn về thần học đạo đức, thì trước những kết quả như thế, Giáo Hội phải tập trung công việc mục vụ vào giáo huấn về gia đình. Gia đình tự nó phải trở nên « một mục tiêu và một đề tài » cho công việc mục vụ và để đóng góp vào tiến trình này, mỗi giáo xứ phải lãnh lấy trách nhiệm này. Trong tháng ba vừa qua, tại hội nghị lần thứ 37 của Uỷ Ban Tông Đồ Giáo Dân Triều Tiên được tổ chức tại Séoul, những giáo dân có trách nhiệm đã nhấn mạnh đến sự cần thiết cho những giáo dân Triều Tiên phải dấn thân cho gia đình.

 

Đối với giới chức có trách nhiệm của Giáo Hội, điều duy nhất thoả đáng của cuộc thăm dò là thái độ của những người Công Giáo đối với án tử hình. Những người ngoài Công Giáo có 40,4% tuyên bố chống lại án tử hình thì số phần trăm người Công Giáo lên tới 64%. Theo những nguồn tin của chính phủ, 55 người bị kết án tử hình hiện đang bị giam trong tù ; từ năm 1998, với sự cầm quyền của tổng thống Thomas More Kim Dae-jung, một người Công Giáo, thì chưa có một án tử hình nào được thực hiện.

                       

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch  

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà