Rôma
ngày 13/12/2005
Trong sứ
điệp cho Ngày thế giới hoà bình 2006, ĐGH Bênêđictô XVI đã đề cập đến hai đề
tài quan trọng là nạn khủng bố và bổn phận của người công giáo làm chứng cho
Phúc Âm của hoà bình.
ĐGH lên
án nạn khủng bố dù nó có từ hư vô thuyết hay từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Ngài tiếc rằng : « Ngày hôm nay, chân lý của hoà bình vẫn còn bị từ
chối một cách bi thảm bởi nạn khủng bố, bởi những đe doạ và những hành vi tội
ác, nó làm thế giới sống trong tình trạng khắc khoải và không có an
ninh ».
Sau khi
gợi đến hư vô thuyết từ chối sự hiện hữu của Thượng Đế và chủ nghĩa cực đoan
tôn giáo nhân danh Thượng Đế để gieo rắc sự chết, ĐGH giải thích :
« Không những hư vô thuyết mà ngay cả sự cuồng tín tôn giáo thường được
gọi là chủ nghĩa cực đoan có thể là nguyên cơ của những lời nói và hành vi
khủng bố... Cảm thấy ngay từ đầu nguy hiểm bùng nổ của chủ nghĩa cực đoan cuồng
tín, ĐGH Gioan Phaolô II đã cứng rắn lên án và báo nguy chống lại chủ trương ép
đặt bằng bạo động thay vì đề nghị những thâm tín của mình về chân lý cho tha
nhân với sự tôn trọng tự do quyết định của họ... Hư vô thuyết và chủ nghĩa cực
đoan có điểm chung là một sự khinh miệt nguy hiểm con người và đời sống của nó
và sau cùng là chính Thượng Đế ».
ĐGH nhắn
nhủ : « trong phân tích những nguyên do của hiện tượng hiện đại về
khủng bố, ngoài những lý do chính trị và xã hội, người ta cần biết đến những
động lực sâu xa mang tính cách văn hoá, tôn giáo và ý thức hệ, đó là điều nên
làm ».
Về bổn
phận của người công giáo làm chứng nhân cho Phúc Âm của hoà bình, ĐGH tuyên
bố : « Trước những nguy hiểm mà nhân loại sống trong thời đại của
chúng ta, bổn phận của tất cả những người công giáo là gia tăng sự loan báo và
làm nhân chứng cho Phúc Âm của hoà bình trên khắp thế giới và loan báo rằng sự
nhìn nhận chân lý trọn vẹn của Thượng Đế là điều kiện tiên quyết và thiết yếu
để củng cố chân lý của hoà bình ».
ĐGH yêu
cầu những người kitô giáo sẵn lòng phục vụ hoà bình trong sự cộng tác hiệp nhất
rộng rãi cũng như với các tôn giáo khác và tất cả những người có thiện chí.
Ngài nhận định một sự giảm thiểu những tranh chấp trên thế giới và coi đó là
những dấu hiệu đáng khích lệ cần phải được củng cố bằng hành động thống nhất và
không biết mệt, nhất là từ cộng đồng quốc tế và những tổ chức của nó. Nhưng
đồng thời ĐGH cũng cảnh rác đừng có thái độ khách quan dại khờ, bởi vì người ta
không thể nào quên rằng vẫn còn những tranh chấp đẫm máu và những chiến tranh
tàn phá gieo nước mắt và cái chết ở nhiều nơi trên thế giới.
ĐGH nhấn
mạnh : « Điều cần thiết là mỗi cộng đồng dấn thân trong một hành động
mạnh mẽ cho giáo dục và chứng nhân để làm lớn lên trong mỗi người ý thức cần
khám phá một cách luôn sâu xa hơn chân lý của hoà bình. Đồng thời tôi cũng xin
mọi người gia tăng cầu nguyện, bởi vì hoà bình trước tiên là một món quà của
Thượng Đế mà chúng ta luôn phải cầu xin không ngừng ».
Thông tấn Zenit
Lang Biang dịch