Rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thông là một
nhiệm vụ chứ không phải là một chọn lựa
Vatican,
theo hãng tin Zenit ngày
2/3/2005, giáo sư Gerardo Pastor trong buổi thuyết trình tại đại hội “Giáo Hội
và các phương tiện truyền thông đại chúng : Một tương lai đang tới”, được tổ chức
bởi hội đồng giáo hoàng về những vấn đề
truyền thông xã hội diễn ra từ 24-25 tháng 2 vừa qua, đã khẳng định rằng “Rao
giảng Tin Mừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ đơn thuần là
một sự lựa chọn, nhưng đó là một nhiệm vụ có tính cách bó buộc”.
Vị cựu
viện trưởng đại học giáo hoàng Salamanque ghi nhận sự khác biệt hiện nay giữa lý
thuyết và thực thế trong khi trả lời câu hỏi sau : Có thể rao giảng Tin Mừng thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng không? Gerardo Pastor, nhà thừa sai dòng
Claret nhắc lại rằng : “ĐTC Gioan Phaolô II là một nhà truyền thông tuyệt vời,
ngài không chịu giới hạn mình ở việc xuất hiện trên truyền hình, trên đài phát
thanh hoặc trên báo chí, nhưng ngài còn đi đến tới sự điều kiện hoá cả các lịch
trình của những phương tiện này”.
Vị giáo
sư than phiền rằng : “Về phương diện lý thuyết, Giáo Hội xác nhận và công bố tầm
quan trọng của những phương tiện truyền thông hiện đại trong việc loan báo Tin
Mừng, nhưng về phương diện thực hành, những chương trình chưa được hoạch định một
cách chu đáo. Những dịch vụ báo chí của các giáo phận (nếu có) thì cũng chỉ được
tổ chức một cách sơ xài so với các nhóm hoặc các tổ chức công nghiệp khác”. Ông
nhận thấy rằng : “Những người phát ngô viên của các giáo phận hoặc của các Hội Đồng
Giám Mục, thường không được chuẩn bị về chuyên môn báo chí, và không có thái độ
cởi mở với các phương tiện truyền thông đại chúng để có thể trả lời cách mau mắn,
rõ ràng dứt khoát và đúng mực ở những thời điểm thuận lợi”.
Vị giáo
sư Tây Ban Nha này muốn nhìn thấy hành động loan báo tin mừng như là một sự “đối
thoại có tính thuyết phục”, thuyết phục ở đây không có nghĩa là quyến rũ hoặc có
tính giáo điều nhồi sọ, mà là sự thuyết phục bằng những chứng cứ có cơ sở”
Ông nhắc
lại rằng : “Ngôn ngữ truyền thông hoàn toàn khác biệt với ngôn ngữ được sử dụng
trong hùng biện và giảng thuyết. Ngôn ngữ truyền thông đòi hỏi nhiều khẩu hiệu,
sự tổng hợp và những câu nói hơi “sốc”, theo cảm tính hơn là phân tích, theo lối
kể chuyện hơn là lý luận, ít lập lại và nhàm chán như ngôn ngữ hàn lâm”.
Ông nói
thêm rằng : “Trong một thế giới thấm nhập bởi văn hoá truyền thông, Giáo Hội không
thể ngủ yên quên hành động vào những thời điểm thuận lợi hoặc chỉ hành động dựa
trên sức mạnh giáo điều như là chỉ nói với những tín hữu riêng của mình”.
Sau cùng
ông cũng than phiền rằng : “Thật đáng tiếc, những nhà chuyên môn thượng thặng
trong lãnh vực truyền thông lại không được đào tạo đủ về mặt thần học, ngược lại
những nhà giảng thuyết và văn sĩ công giáo hàng đầu lại không mấy nhậy cảm và
kinh nghiệm trong lãnh vực truyền thông xã hội”.
Lão Phu dịch