Ngày 19/4 vừa qua, ĐHY Joseph Ratzinger đã được bầu
lên ngôi vị Giáo Hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo sau một trong những mật
nghị viện ngắn nhất trong lịch sử. Trong thời gian 100 ngày trôi qua, ĐGH đã mở
án phong á thánh cho vị tiền nhiệm của ngài, khởi động lại sự đối thoại hiệp
nhất, khẳng định học thuyết của Giáo Hội trên sân khấu chính trị và xã hội. Sự
gặp gỡ với những vị lãnh đạo Do Thái Giáo và Hồi Giáo sẽ là dấu hiệu của một
trong những thách thức lớn trong triều giáo hoàng của ngài : đấu tranh
chống lại sự cực đoan tôn giáo và nạn khủng bố.
Nếu trong 100 ngày đầu, ĐGH Bênêđictô XVI chưa
hoàn toàn chinh phục được báo chí quốc tế thì ngài chắc chắn đã chinh phục được
rất nhiều tín hữu. ĐGH Joseph Ratzinger trước hết là một giáo hoàng “thần học”.
Đầu tháng năm, ngài đã tuyên bố rằng ĐGH không nên tuyên bố những ý tưởng riêng
của mình. Ngài muốn những người tín hữu nhìn tới điều chính yếu là Giáo hội chứ
không phải là bản thân ngài.
Thẩm quyền trung ương của Giáo Hội muốn một vị
lãnh đạo ít nổi danh trên các phương tiện truyền thông hơn là ĐGH Gioan Phaolô
II. ĐGH Bênêđictô XVI là một giáo sư. Chắc chắn sẽ không có thay đổi về hướng
đi liên quan đến vấn đề đạo đức hay đạo đức sinh học. Những huấn từ chính của
ngài phản ảnh sự không nhượng bộ của ĐHY Ratzinger và cuộc tranh đấu không
ngừng của ngài chống lại chủ nghĩa tương đối (1) và chủ nghĩa tục hoá của xã
hội tây phương. Trước khi được bầu, ngài đã kêu gọi những người công giáo trở
nên một “ thiểu số có tính cách sáng tạo ”.
ĐGH Bênêđictô XVI đi thăm du ít hơn nhiều. Giống
như ĐGH Phaolô VI, ngài chọn kỹ những nơi ngài sẽ thăm viếng. Sau Cologne, có
lẽ ngài sẽ đến Istambul vào ngày 30/11 để gặp thượng phụ Chính Thống Giáo. Điều
mà các ĐGH Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã làm. Nhưng cuộc gặp gỡ với Đức
Thượng Phụ Barthôlômêô I cần có sự chấp nhận của chính quyền Ankara, điều chắc
chắn họ không quên là ĐHY Ratzinger đã chống lại việc gia nhập Liên Hiệp Âu
Châu của nước Thổ Nhĩ Kỳ. Một cuộc thăm viếng ưu tiên khác là Đất Thánh mà thủ
tướng Ariel Sharon đã mời ngài. Lâu dài hơn nữa, ĐGH có thể sẽ thăm viếng Tây
Ban Nha, Canada, Ba Tây, Slovaquie, Ba Lan và Cracovie.
Lãnh
vực mà ĐGH Bênêđictô XVI ưa
chuộng là sự hiệp nhất. ĐGH Gioan
Phaolô II đã dự đoán rằng thiên niên kỷ thứ ba sẽ là thiên niên kỷ của sự hiệp
nhất. Những trao đổi về thần học với các Giáo hội chính thống giáo, bị gián
đoạn một cách chính thức từ 5 năm nay, sẽ được tiếp nối lại vào mùa thu tới,
nhờ những cố gắng của Đức Thượng Phụ thành Constantinople nhằm kêu gọi sự đối
thoại. Nhưng thái độ của Mạc Tư Khoa thì không rõ ràng. Thứ năm vừa qua, Đức
Thượng Phụ Alexis II đã cam đoan rằng ngài không loại trừ một cuộc thăm viếng
của ĐGH tại Nga với “ một số điều kiện ”. Những người chính thống Nga luôn
trách người công giáo muốn xâm lấn lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên thách thức lớn của triều giáo hoàng vẫn
là sự đối thoại giữa ba tôn giáo độc thần trong cuộc tranh đấu chống lại nạn
khủng bố. ĐGH Bênêđictô
XVI đã gia tăng những hành vi đối với người Do Thái Giáo. Nhưng sự đối thoại
với Hồi Giáo vẫn là vấn đề khó khăn và ít phát triển.
ĐGH Bênêđictô XVI là người thừa kế nền ngoại giao của
ĐGH Gioan Phaolô II. Tại Á châu, lục địa của thiên niên kỷ thứ ba, ngài đã có
một số thành công. Dù tại Trung Hoa vẫn có những cuộc bắt bớ những người theo
đạo, nhưng đối với Toà Thánh thì không còn những trở ngại lớn để thiết lập
tương quan ngoại giao. Cuộc đối thoại với Việt Nam cũng tiến triển, một phái
đoàn Toà Thánh sẽ đến Việt Nam vào tháng 12 tới. ĐGH Bênêđictô XVI cũng không quên Phi Châu. Ngài đã
kêu gọi hội nghị các nước giầu G8 lần vừa qua trong việc tìm ra những giải
quyết có giá trị chống lại nạn nghèo đói và đã khẳng định việc triệu tập thượng
hội đồng thứ hai cho Phi Châu.
ĐGH Bênêđictô XVI cũng quan tâm đến tổ chức của thẩm
quyền trung ương của Giáo Hội. Trước khi được bầu, ngài đã biểu lộ ý muốn ủng
hộ một cuộc đổi mới trong tổ chức quá phức tạp hiện nay. Người ta đang chờ đợi
những bổ nhiệm mới. Sau Cologne, biến cố lớn sẽ là cuộc họp của thượng hội đồng
giám mục vào tháng 10 tới. 250 vị trong các ĐGM sẽ tham gia vào biến cố này tại
Rôma mà ĐGH Gioan Phaolô II đã mong muốn. Câu hỏi sẽ là trước đó ĐGH
Bênêđictô XVI có ấn hành thông
điệp đầu tiên của ngài không. Ngài đang làm việc soạn thảo bản văn hoạch định
chương trình này. ĐGH Gioan Phaolô II đã ấn hành thông điệp đầu tiên của ngài
năm tháng sau khi được bầu.
Nhật
báo Le Figaro ngày 27/7/2005
Lang
Biang dịch
(1) chủ
nghĩa tương đối (relativisme) : lý thuyết cho rằng những ý niệm lành và dữ là
tùy theo hoàn cảnh và không có tính cách tuyệt đối