Người tín hữu luôn được kêu gọi tìm kiếm công lý
Rôma ngày 7/3/2006
Thứ bẩy vừa qua, ĐGH Bênêđictô XVI
đã đón tiếp các thành viên của hiệp hội kitô giáo các doanh nhân Ý. Ngài đã đề
cập đến tương quan giữa công lý và lòng bác ái, điều mà ngài đã đề cập đến
trong phần hai trong thông điệp Deus caritas est.
ĐGH
nói : “ Người tín hữu luôn được kêu gọi tìm kiếm công
lý, nhưng họ mang trong lòng sự hăng say của tình yêu vượt trên công lý. Con
đường mà người tín hữu đã đi qua từ giữa thế kỷ 19 cho tới nay giúp họ nhận
thức được rằng công việc bác ái không được thay thế sự dấn thân cho công lý xã
hội. Học thuyết xã hội của Giáo Hội và nhất là hoạt động của bao nhiêu hiệp hội
kitô giáo cho thấy con đường mà cộng đồng giáo sĩ đã đi qua về đề tài này. Những năm gần đây, nhờ thẩm quyền và nhân chứng của các vị giáo
hoàng, nhất là ĐGH Gioan Phaolô II thân mến, mà chúng ta thấy rõ hơn là công lý
và lòng bác ái là hai khía cạnh không thể tách rời của việc dấn thân xã hội duy
nhất của người kitô hữu. Người tín hữu phải làm việc
cho một xã hội công bằng, tham gia vào đời sống công cộng, cộng tác với các
công dân khác. Khi làm như thế, họ được nung nấu bởi lòng bác ái xã hội
và chú tâm tới tha nhân như là người, chú tâm tới những tình huống rất khó khăn
hay trong sự cô độc và chú tâm tới những điều cần thiết tinh thần
”.
ĐGH
đặc biệt nhấn mạnh tới Bản tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội do uỷ ban
Công Lý và Hoà Bình xuất bản. Ngài coi đó là một phương tiện
học hỏi rất ích lợi cho những ai ao ước được hướng dẫn bởi Phúc Âm trong hoạt
động nghề nghiệp của mình. Ngài nói : “ Tôi
chắc rằng quý vị đã học hỏi tài liệu này và tôi ước mong nó trở thành điểm mốc
trong việc cứu xét những vấn đề, soạn thảo những dự án, việc tìm kiếm những câu
trả lời cho những vấn đề phức tạp trong thế giới nghề nghiệp và kinh tế. Chính
trong lãnh vực này quý vị thể hiện một phần không thể tránh của sứ vụ của người
tín hữu ”.
ĐGH
nhắc đến bản tuyên ngôn của hội này : “ khuyến khích
mỗi người như họ là họ và điều họ có thể cống hiến theo tài năng của mình và từ
chối mọi hình thức bóc lột, nhìn nhận tầm quan trọng của gia đình và trách
nhiệm cá nhân ”. Ngài tiếp : “ Đáng tiến thay, trong
thời buổi khó khăn kinh tế hiện nay, những giá trị này khó được các doanh nhân
ít căn bản đạo đức áp dụng. Do đó sự góp phần của những người có một nền tảng
kitô giáo là điều cần thiết... Và sự học hỏi này cần luôn được nuôi dưỡng và
đổi mới ”.
Thông tấn
Zenit
Lang Biang dịch