Nhiệm vụ của các đại diện Toà Thánh : bảo vệ đời sống con người và nhân quyền trên mức độ quốc tế

 

 

Rôma ngày 20/3/2006

 

Sáng thứ bẩy ĐGH đã tiếp ĐHY Quốc vụ khanh Angelo Sodano và 8 đại diện Toà Thánh trong 14 tổ chức quốc tế. Buổi tiếp kiến này kết thúc hai ngay họp giữa những đại diện này và các cơ quan tại Vatican. Một bản thông tin nói rằng cuộc họp là cơ hội nhắc đến sự cộng tác của Toà Thánh với các tổ chức công giáo hay chịu ảnh hưởng của công giáo trong các cơ quan quốc tế liên chính phủ và gợi lên tiến trình phát triển của quan niệm nhân quyền. Toà Thánh có đại diện tại LHQ ở New York, Genève và tại Các Tổ Chức thế giới về tham quan và thương mại cũng như các tổ chức vùng khác.

 

Đối với ĐGH, Toà Thánh và các đại diện giữ vai trò nền tảng trong các tổ chức quốc tế để đề cao hoà bình và công lý. Sự hiện diện của Toà Thánh giữ vai trò « tiếng nói của lương tâm của các thành phần của cộng đồng quốc tế » nằm trên mọi đối nghịch ngoại giao hay những tranh chấp danh giới, bởi vì sự hiện diện này chỉ có mục đích tranh đấu cho hoà bình và sự sống con người chống lại sự cao ngạo và những lạm dụng.

 

ĐGH nhấn mạnh rằng nhờ công việc của các quan sát viên hay đại diện thường trực, Toà Thánh góp phần nhằm sự tôn trọng nhân quyền và ích lợi chung cũng như tự do chính đáng và công lý. Ngài nói : « Chúng ta đứng trước một sự dấn thân đặc biệt và không thể thay thế, nó có thể trở nên hữu hiệu hơn nếu có sự thống nhất sức mạnh của những người cộng tác trong sự nhiệt thành với sứ vụ của Giáo Hội trên thế giới ».

 

Ngài mời gọi các cộng sự viên dùng sức mạnh có vẻ tay không nhưng thực chất rất mạnh của chân lý để bảo vệ con người khi đường lối chính trị của các nước hay đa số dân ý đi theo chiều hướng ngược lại : « Thực vậy, chân lý có sức mạnh tự nó chứ không phải vì số ý kiến theo nó. Tương quan giữa các quốc gia và trong các quốc gia là đứng đắn khi nó tôn trọng chân lý. Trái lại khi chân lý bị trà đạp, hoà bình bị đe doạ, dân quyền bị sai phạm thì bất công lan tràn. Chúng là biên giới chia cắt các nước một cách sâu đậm hơn là biên giới trên bản đồ địa lý và không những trên ngoại biên mà còn cả ngay trong các nước. Những bất công này còn nhiều khuôn mặt khác, thí dụ như sự dửng dưng hay sự vô trật tự làm tổn thương đến tế bào nguyên thuỷ của xã hội là gia đình... Chúng cũng có thể xuất hiện dưới bộ mặt của ý chí quyền lực hay sự cao ngạo có thể dẫn đến sự độc đoán, nó bịt miệng kẻ không có tiếng nói hay không có sức để tiếng nói của mình được nghe, đó là trường hợp của sự bất công ngày hôm nay có lẽ là trầm trọng nhất là sự phá huỷ sự sống con người chưa sinh ra ».

  

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 


Về Trang Mục Lục