LTS: Hôm nay 29 tháng 3 năm 2006, kỷ niệm 124 năm thành lập Đoàn
Kha-luân-bố. Để hiểu rõ thêm về tiểu sử cha Michael McGivney và sinh hoạt của
đơàn, xin mời độc gỉa thăm gia trang http://www.fathermcgivney.org/mcg/life/timeline/index.cfm#
và http://www.kofc.org. Để
biết thêm về sinh hoạt của chi đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt
Linh Mục Cho Muôn
Dân
by Supreme Knight Carl
A. Anderson
Qua đời sống và sáng lập Đoàn
Kha-luân-bố của ngài, Linh Mục Michael McGivney đã dâng hiến cho Giáo hội Công
giáo một mẫu người lãnh đạo mới.
Trong kiệt tác về tôn giáo của ông, Nhật
ký của Một Linh Mục Miền Quê
(Journal D’un Curé de Campagné), Georges Bernanos viết về đời sống của một linh mục
trẻ tuổi miền quê nước Pháp và là nhân vật chính trong truyện thuật về giáo xứ
mới của cha. Cha nói về giáo xứ mới của cha như sau:
“Giáo xứ của tôi! ví
như lời nói trở nên
vô nghĩa nếu không được phát xuất ra tự tận đáy lòng....
Tôi biết rằng giáo xứ của tôi là một hiện thể, mà tất cả chúng tôi đều tương trợ
lẫn nhau trong sự trường tồn bất diệt; giáo xứ không phải chỉ là một tổ chức
tưởng tượng, nhưng là một phần tử như là một lỗ nhỏ (cell) trong một tổ ong,
đang sống cụ thể tồn tại trong Giáo hội. Nhưng chỉ có Thiên
Chúa nhân từ mở đôi mắt tôi và vạch tai tôi ra, thì tôi mới trông thấy bộ mặt
và nghe thấy tiếng nói của giáo xứ tôi được.”
Từ bức chân dung của nhân vật chính mà
Bernanos đã diễn tả, người ta nhận thực rõ ràng hình ảnh của một linh mục miền
quê mà sự hiến thân phục vụ cho giáo xứ và dân làng Pháp của ngài nảy sinh ra
đặc tính thánh thiện. So với các xứ đạo
khác, giáo xứ này không có gì coi là khác biệt một cách rõ ràng cả. Qủa thực, ngài nói, “Giáo xứ của tôi là một giáo xứ giống hệt như
những giáo xứ khác.” Cho đến bây giờ, việc mục vụ hằng ngày của ngài:
chuẩn bị cho các em Rước lễ lần đầu, dâng Thánh Lễ và cử hành nghi thức hòa
giải cho các gia đình. Người linh mục này tận hiến toàn thân
phục vụ cho giáo xứ mình.
Chúng ta có thể nói rằng cuối cùng
cha đã nhìn rõ “bộ mặt” giáo xứ của ngài qua đời sống thánh thiện.
Trong khi đọc truyện
của Bernanos, tôi nhớ đến cuốn sách mới được xuất bản viết về tiểu sử của Linh
Mục Michael McGivney, Cha Xứ (Parish Priest). Ngài cũng tận hiến
đời mình và lo cho giáo xứ luôn được phát triển trong ân
thánh và vững bền viên mãi. Và cũng giống như linh mục người Pháp trong cuốn sách
của Bernanos, linh
mục Michael McGivney cũng chết vào lúc còn trẻ tuổi vì mắc bệnh nan y.
Linh mục người Pháp có
một đìều mơ ước là muốn hiến thân mình vào sinh hoạt giới trẻ trong giáo xứ
khởi sự qua những chương trình thể thao. Nhưng để thực hiện
được ước mơ này, ngài cần sự giúp đỡ của đại điền chủ, người nắm giữ quyền hành
trong làng. Sau một thời gian suy xét về lời thỉnh cầu của cha sở, vị
điền chủ trả lời mặc dầu đề nghị của cha là điều tốt, nhưng chứa nhiều tham
vọng do đó nên hoãn lại... Tiếc thay vị linh mục trẻ tuổi từ
trần trước khi ước mơ của ngài được thành tựu.
Nói tới đây, tôi không
thể nào không nghĩ tới Cha McGivney và những hiến dâng của cha cho giới trẻ
trong giáo xứ của ngài. Nhưng khác biệt với câu truyện về linh
mục trẻ tuổi người Pháp của Bernanos. vào thời
kỳ xã hội còn bị ràng buộc bởi phái giai cấp độc quyền ngày xưa, để đương đầu
với những thay đổi của thế giới mới, Cha McGivney đã thành lập tổ chức hội đoàn
mới. Cha nhận thức rằng trong xã hội mới này đang nổi lên,
Giáo hội công giáo khó có thể vượt qua những trở ngại vì sự đổi mới trong xã
hội, những đặc điểm về kinh tế và văn hóa.
Trong lúc xã hội dân chủ mới đang nổi lên tại
Bắc Mỹ, cha McGivney đã cống hiến Giáo hội Công Giáo một mẫu người lãnh đạo mới
– sự kiện này đã giúp ích trong nhiều lãnh vực cho hàng ngàn cộng đoàn dân
Chúa. Cha thấu hiểu vấn đề quan trọng trong một xã hội dân chủ, người đàn ông
trong mọi xứ đạo phải cộng tác đắc lực với các linh mục của họ để cho “tin mừng”
của Phúc âm phải được loan tới gia đình và láng giềng của họ.
Hơn bao giờ hết, thị
lực của cha McGivney thật là thích đáng cho xã hội hôm nay. Và
cũng thế cho những người đàn ông đang đóng phần vào việc thành hình ước nguyện
của ngài.
Giuse Nguyễn Ngọc Lễ dịch