Hội nghị về kỷ niệm 50 năm các hiệp ước Rôma

 

 

Rôma ngày 27/3/2007

 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký các hiệp ước Rôma, hơn 400 đại diện của các hội đồng giám mục, các cộng đoàn tôn giáo, các tổ chức và các phong trào công giáo cũng như các giáo hội kitô giáo khác đã gặp nhau tại Rôma từ ngày 23 đến ngày 25/3/2007 theo lời mời của Uỷ ban các hội đồng giám mục của Liên minh Âu châu, với đề tài : « Các giá trị và các viễn tượng cho Âu châu ngày mai. 50 năm các hiệp ước Rôma ».

 

Các đại biểu đã muốn gửi một sứ điệp cho các nhà lãnh đạo nhà nước và các chính phủ của các nước thành viên của Liên minh Âu châu, cho Chủ tịch của Quốc hội Âu châu và Chủ tịch của Hội đồng Âu châu, nhóm họp tại Berlin nhân dịp kỷ niệm này. Một số ý tưởng của sứ điệp đó như sau :

 

1.     Theo ánh sáng của lịch sử của Cộng đồng Âu châu, chúng tôi xem các hiệp ước Rôma như một giai đoạn quan trọng trên con đường gia nhập của các quốc gia và các dân tộc âu châu. Chúng tôi nhớ ơn đối với những cố gắng mà nhiều đại biểu của các dân tộc chúng tôi đã thực hiện xét về sự dấn thân cho hoà bình và cho sự thống nhất lại các nước âu châu, điều vẫn chưa kết thúc. Họ đã lấy ra những bài học đúng đắn từ những sai lầm của những chủ nghĩa quốc gia thái quá và những ý thức hệ độc tài đã dẫn đến chiến tranh, đến những tàn phá và sự phủ nhận những tự do. Những điều đã được thực hiện trong nửa thế kỷ được mô tả trong bàn tường trình « Một Âu châu của những giá trị » mà hội nghị đã được đọc biết. Chúng tôi xem như là bổn phận của mình việc tiếp tục xây dựng Âu châu theo thời gian và ý thức rằng đó là một dự định lâu dài. Tổ tiên chúng ta đã phải mất hơn một trăm năm để xây dựng một thánh đường cho một số người, trong vòng 50 năm chúng ta đã xây lên một « thánh đường » mới cho tất cả mọi người âu châu.

 

2.     Chúng tôi nhắc lại rằng các nước thành viên đã dấn thân một cách tự do vào tiến trình gia nhập Âu châu qua việc ký và phê chuẩn các hiệp ước Rôma và những hiệp ước sau đó. Ngày hôm nay, tháng ba năm 2007, Liên minh Âu châu lại có trước mắt những thách thức quan trọng phải vượt qua để bảo đảm tương lai của mình. Phải phát triển sự cộng tác quốc tế nhằm chống lại nạn nghèo, nhất là tại Phi châu, sự bóc lột phụ nữ và trẻ em cũng như những vi phạm nhân quyền. Phải chống lại các nguyên nhân và những hậu quả của sự thay đổi khí hậu. Trong viễn tượng này, phải hài hoà những kinh nghiệm của một số lớn những nước thành viên, đáp ứng những mong đợi ngày càng lớn của các công dân vào Liên minh Âu châu trong bối cảnh của sự toàn cầu hoá và gìn giữ một sự bảo vệ xã hội thích hợp.

 

3.     Chúng tôi mong rằng hiến pháp khi đạt tới sẽ bảo vệ nhân phẩm và những giá trị xuất phát từ đó như tự do tôn giáo trong tất cả những chiều kích của nó, quyền hiếp pháp của các Giáo Hội và những cộng đồng tôn giáo và nhìn nhận một cách rõ ràng di sản kitô giáo của lục địa này.

 

4.     Chúng tôi yêu cầu Liên minh Âu châu được dẫn dắt bởi những nguyên tắc đã là nền tảng cho sự thống nhất âu châu ngay từ đầu. Đó là nhân phẩm, quyền bình đẳng nam nữ, hoà bình và tự do, sự hoà giải và sự tôn trọng lẫn nhau, sự liên kết và sự phụ giúp nhau, Nhà Nước lập pháp, công lý và sự tìm kiếm ích lợi chung. Chúng là những điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh sự xuất hiện lại của những khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia, sự phân biệt chủng tộc, sự bài ngoại cũng như những ích kỷ quốc gia. Chúng tôi kêu gọi các nước thành viên hãy tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai tới khi mãn hạn, đề cao gia đình với tư cách là một sự hiệp nhất tự nhiên giữa người nam và người nữ trong khung cảng gia đình. Sự tôn trọng quyền công dân và luật pháp của những cá nhân không được vi phạm đến thể chế hôn nhân và gia đình như nền móng của xã hội.

 

5.     Chúng tôi, những người kitô giáo, những cộng đồng, những hội đoàn và những phong trào sẽ tham gia ủng hộ những sáng kiến tôn trọng một cách chính đáng bản chất con người được tạo dựng theo hình ảnh và sự giống Thượng Đế như đã được mặc khải trong Đức Giêsu Kitô và đi theo sự hoà giải, hoà bình, tự do, tình liên đới, sự phụ giúp nhau, công lý. Trong việc gia nhập vào lục địa, ĐGH Gioan Phaolô II đã nhắc nhở : « Thật quan trọng phải  ý thức rằng Liên minh không thể có nội dung vững chắc nếu nó bị thu hẹp vào những yếu tố địa lý và kinh tế, nhưng trước hết nó phải bao gồm sự hài hoà những giá trị được kêu gọi biểu hiệu trong luật pháp và trong sự sống » (Ecclesia in Europa, 110).

 

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Âu châu và xin Đức Mẹ phù hộ nó.

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục