ĐHY Jean-Marie Lustiger, cựu TGM
Paris (1981-2005), đã qua đời
Paris ngày 6/8/2007
Khoảng 8 giờ 30 sáng hôm qua, 80 hồi chuông tại Paris đã rung lên để
bầy tỏ cho người dân biết sự mất mát của Giáo Hội công giáo. Chiều chủ nhật, ĐHY
Jean-Marie Aaron Lustiger đã qua đời, hưởng thọ 80 tuổi sau cơn bệnh thương hàn
dài. Cùng lúc đó, nhiều tín hữu bắt đầu đến thánh đường Notre-Dame để cầu nguyện.
Từ nơi nghỉ hè tại Castel-Gandolfo, ĐGH đã biểu lộ sự xúc động và tưởng
nhớ tới một người của niềm tin và sự đối thoại, luôn ưu tư đến sự cổ võ những tương
quan huynh đệ giữa người Kitô giáo và người Do Thái giáo, một mục tử đam mê bởi
sự tìm kiếm Thiên Chúa và sự loan báo Phúc Âm cho thế giới.
Tổng thống Pháp,
ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm TGM Paris thay thế ĐHY
Marty đã quá tuổi về hưu. Việc bổ nhiệm này không phải là chuyện thông thường.
Giáo phận Paris là một điểm mốc của Giáo Hội công giáo vì truyền thống
« trưởng nữ » của nó. Nhưng con người của vị tân TGM cũng làm ngạc
nhiên. Một tờ báo lúc đó đã đăng đề tài : « ĐGH Gioan Phaolô II vừa bổ
nhiệm Đức TGM Paris mới, ngài là người Do Thái » mặc dù ĐGM Jean-Marie
Lustiger không phải là một người vô danh. Ngài đã là linh mục phục vụ những người
sinh viên Paris một thời gian dài. Những khuôn mặt tri thức công giáo trẻ có tiếng
đi theo tinh thần của ngài, một đầu óc luôn đi trước những tiến chuyển của văn
hoá và của xã hội. ĐGH Gioan Phaolô II được bầu lên chức giáo hoàng từ năm 1978
và ngài đến thăm Paris vào mùa xuân năm 1980 để cho thấy tầm quan trọng của giáo
phận Paris. Vào lúc đó, ĐHY Marty đã quá tuổi về hưu và đang chờ người kế vị.
Chính ngài đã đón tiếp ĐGH, nhưng ngài đã trải qua nhiệm kỳ khó khăn của thời
sau công đồng được biểu lộ đặc biệt qua sự phản đối ngặt ngẽ của hàng giáo phẩm
Paris. ĐGH Gioan Phaolô II đã để nhiều thời giờ suy nghĩ. Ngài đã cầu nguyện
nhiều trong nhà nguyện riêng của ngài. Khi quyết định đã chín mùi, ngài đã chính
thức hoá việc bổ nhiệm : ĐGM Jean-Marie Lustiger, GM giáo phận Orléans, sẽ
lãnh đạo một trong các giáo phận có tính cách chiến lược nhất của giáo Hội.
Sự đối mặt giữa hai người có điều gì đó thật hấp dẫn. ĐHY Lustiger
không nhớ rõ ràng điều đã xẩy ra trong cuộc gặp mặt đầu tiên với ĐGH người Ba
Lan. Nhưng ngài có linh cảm là ĐGH Gioan Phaolô II « biết ». Giữa người
đến từ miền sông Vistule có trách nhiệm vùng Auschwitz và người đã mất mẹ mình
tại đó đã có một sự thông cảm sâu xa (mẹ của ĐHY Lustiger đã bị giết trong trại
tập
Chỉ trong vài tháng, ĐTGM mới đã cho thấy bản năng mạnh mẽ, tính cách
đặc biệt của tư tưởng và cả sự canh tân mạnh bạo của ngài. Trong một Giáo Hội
Pháp càng ngày càng mất đi sức sống của mình, ĐGM Lustiger có một thứ ngôn ngữ
làm đánh động. Thay vì nhìn nhận một sự xuống dốc không thể tránh, ngài khẳng định
một sức mạnh đổi mới một cơ chế vượt trên những thăng trầm và những thách thức
của sự hiện đại. Chính ngài đã thấy trước, khác với phần lớn giới trí thức công
giáo, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một dấu ngoặc và rằng văn hoá kitô giáo tự
làm khô héo mình trong những nhượng bộ không ngày mai. Do đó phải biết canh tân,
sáng tạo lại và đôi khi phải quyết định trong đau đớn. Đối với ngài, vấn đề có
những người trẻ tiếp nối hàng giáo sĩ là điều thiết yếu. Do đó phải cần làm lại
một chủng viện mới, bắt đoạn tuyệt với những cơ chế đang có. Đó là nguồn gốc của
một sự đổi mới thật sự trong việc đào tạo các linh mục trẻ, một điều đặc biệt
so với các giáo phận khác tại Pháp. Sự đào tạo các giáo dân với Trường Thánh Đường
là mục tiêu thứ hai của ngài, một sự đoạn tuyệt với những thói quen sẵn có.
Ngay từ đầu, ĐHY Lustiger đã là một nhà thông tin giỏi tạo nên một sự quan tâm
lớn về phía các phương tiện truyền thông. Cho đến khi mãn chức, ĐTGM Paris đã
trung thành với tiếng tăm của mình, lay động những chủ thuyết thích nghi, khơi
dậy những nghị lực và làm thức tỉnh thủ đô với những biến cố lớn như Đại Hội Giới
Trẻ Thế Giới năm 1997 và Lễ Các Thánh năm 2004.
Nhật báo Le Figaro
Lang Biang dịch