Thượng Hội Đồng của ĐGH Bênêđictô XVI
chống lại chủ thuyết cực đoan tôn giáo
Paris ngày 6/10/2008
Hôm chủ nhật ngày 5/10 tại Rôma, ĐGH đã phát động công việc chuẩn bị
cho một thượng hội đồng, trong đó các chủ chiên và các nhà thần học quốc tế sẽ
thảo luận về đề tài « Lời Chúa ».
Tại phòng họp Vatican, chỉ còn thiếu mỗi
Câu hỏi hiện đại hơn bao giờ hết. Nó được đặt ra một cách rõ ràng
trong Giáo Hội công giáo. Nó gây nên sự chia rẽ trong hàng ngũ những người tin
lành với nền thần học cực đoan của những người cực đoan. Nó làm đau đầu những
nhà tri thức hồi giáo mà Kinh Coran có vẻ bất khả động đến. Nó nằm trong tim của
niền tin do thái giáo với những cách giải thích khác nhau về sách Torah.
Một đề tài mênh mông. Về phần ĐGH Bênêđictô XVI, ngài muốn nghe 253
vị mục tử, 41 nhà thần học và 37 thính giả về đề tài : « Lời Chúa
trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội » (tiếng
Vị giáo sĩ do thái thành Haïfa, Shear Yashyv Cohen, sẽ trình bầy
sau trưa cách người do thái đọc và giải thích các bản sách thánh. Ngày 18/10 sẽ
đến lượt giáo phụ chính thống Bartholomée thành Constantinople, các đại diện của
các Giáo Hội kitô giáo khác.
Trong bài giảng khai mạc sáng chủ nhật, ĐGH Bênêđictô XVI đã ấn định
những hướng đi cho những thành viên của thượng hội đồng. Suy niệm về Phúc Âm ngày
chủ nhật về dụ ngôn của Đức Giêsu kể lại chuyện những người thợ và con của chủ
vườn nho đã bị sa thải và bị ám sát ra sao, ĐGH đã nhắc đến sự loại trừ Thiên
Chúa trong xã hội, bối cảnh của thượng hội đồng này.
Ngài đặt câu hỏi : « Khi con người loại trừ Thiên Chúa ra
khỏi khung trời của mình thì con người có hạnh phúc hơn không ? », và
ngài trả lời : « Thời sự hằng ngày cho thấy một cách rõ ràng sự bành
trướng của quyền lực độc tài, của những ích lợi ích kỷ, của sự bất công và sự bóc
lột… và một xã hội chia rẽ hơn và mù mờ hơn ».
Từ đó, theo ngài, vai trò của sự suy nghĩ về Lời Chúa. ĐGH khẳng định :
« Chỉ có Lời Chúa mới có thể thay đổi một cách sâu xa trái tim con người ».
Một sứ điệp Phúa Âm mà Giáo Hội có trách nhiệm trên hết : « Sự loan báo
Tin Mừng là lẽ sống và sứ vụ của Giáo Hội. Biết và sống điều mà Giáo Hội loan báo
là điều thiết yếu để sự rao giảng trở thành đáng tin cậy, mặc những yếu đuối và
sự khó nghèo của những người trong Giáo Hội ». Trích thánh Phaolô mà Giáo
Hội tôn sùng đặc biệt trong năm nay, ĐGH đã tóm gọn mức trầm trọng của thượng hội
đồng này : « Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Phúc Âm ! ».
Trong phần cuối của bài giảng, ĐGH đã đề cập đến một vấn đề quan trọng
khác, mặc dù nó chỉ có tầm quan trọng nội tại của Giáo Hội công giáo. Ngài đã xác
định một hướng suy nghĩ chính xác cho các tham gia viên : khuynh hướng
« tin lành hoá » như một số vị đã nêu ra. Khuynh hướng này nhấn mạnh đến
sự tìm hiểu và sự siêng năng đọc Kinh Thánh của các tín hữu, nhưng đôi khi bỏ
qua Thánh Thể mà theo giáo huấn công giáo là sự hiện diện thật sự của Đức Kitô
trong Bánh Thánh. Nhưng đó là lý thuyết mà các nhà thần học bàn cãi, một số khẳng
định rằng đó chỉ là một biểu tượng của sự hiện diện của Đức Kitô.
Rất ý thức về vấn đề này, ĐGH, với những cuộc đấu tranh thần học từ
nhiều thập niên, đã khẳng định hôm chủ nhật : « Thiên Chúa sẽ giúp đỡ
để chúng ta cùng nhau đặt câu hỏi, trong những tuần làm việc tới, về làm sao để
việc loan báo Phúc Âm trong thời đại của chúng có hiệu quả hơn… Khi tham gia vào
việc cử hành Thánh Thể, chúng ta cùng ý thức về tương quan giữa việc loan báo Lời
Chúa và bí tích Thánh Thể : cùng một mầu nhiệm được cống hiến cho chúng ta ».
Trích công đồng Vatican II, ngài đã nhấn mạnh hai lần để người tín hữu được nuôi
dưỡng bằng Lời Chúa cũng như bằng thân thể của Đức Kitô ». Trong ý tưởng của
ngài, đừng nên đối lập cố gắng quan trọng từ công đồng Vatican II để mọi người
kitô hữu có thể tiếp cận với Kinh Thánh và tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể.
Đó là điều duy nhất mà ĐGH nhấn mạnh hiện nay đối với các nghị phụ
và ngài trông đợi rất nhiều nơi các ngài. Bởi vì thượng hội đồng trước tiên là
nơi của sự lắng nghe và sự suy nghĩ chung. Các nghị phụ (mặc dù có 25 phụ nữ
tham gia) sẽ sống ba giai đoạn khác nhau. Gian đoạn thứ nhất bắt đầu từ sáng
nay cho đến 16/10, trong đó mỗi thành viên sẽ góp ý trong năm phút trước hội đồng
với sự hiện diện của ĐGH. Mỗi buổi tối sẽ có một buổi họp tranh luận tự do.
Trong giai đoạn thứ hai, các thành viên sẽ chia thành các nhóm cùng ngôn ngữ để
soạn ra những đề nghị sẽ được đệ trình lên ĐGH. Giai đoạn cuối sẽ dành để các
thành viên soạn thảo một bản tổng kết, tài liệu này sẽ được ấn hành ngày 25/10
trước ngày có thánh lễ kết thúc. Với tài liệu này, ĐGH sau đó sẽ soạn ra một bản
hậu thượng hội đồng, sẽ được xuất bản một hay hai năm sau đó. Tài liệu mục vụ này
sẽ là bản văn đối chiếu của thượng hội đồng, nhưng nó không có giá trị như học
thuyết.
Trong khi chờ đợi những kết luận của thượng hội đồng, có hai tài liệu
chuẩn bị thượng hội đồng quan trọng khác. Tài liệu lineamenta, được xuất bản vào
tháng tư năm 2007, đó là bản sơ kết những suy tư và gồm 150 câu hỏi chính xác, được
gửi đến mọi giám mục trên thế giới. Tài liệu Instrumentum laboris, được soạn thảo
từ những câu trả lời trên. Nó nằm trong tay của mỗi thành viên sáng nay.
Những tranh luận sẽ bắt đầu với những tài liệu chung này. Người ta
tìm thấy trong đó mọi vấn đề chung và ba đề tài đã được nhấn mạnh. Sự hiệp nhất
nội tại giữa Lời Chúa và Thánh Thể mà ĐGH đã nhấn mạnh trong bài giảng. Tình
huynh đệ với người anh cả trong niềm tin, những người do thái, được nhấn mạnh
trước cả tình huynh đệ với những anh em kitô giáo khác (chính thống giáo, anh
giáo và tin lành giáo). Và cuối cùng là vấn đề cực đoan tôn giáo. Cách đọc chữ
với chữ những bản văn thánh đã bị tố cáo mạnh mẽ. Tài liệu Instrumentum laboris
viết : « Sự cực đoan tôn giáo ẩn chốn trong cách đọc chữ với chữ và từ
chối ý thức đến chiều kích lịch sử của mặc khải Kinh Thánh. Sự cực đoan tôn giáo
đòi hỏi một sự tuân theo khắt khe vào những thái độ học thuyết khô cứng và bắt
buộc một cách đọc Kinh Thánh có tích cách phủ nhận tất cả những nghi vấn và tất
cả những tìm kiếm khách quan ». Với hay không có
Nhật báo Le Figaro
Lang Biang dịch