TỔNG HỢP
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
(TUẦN TỪ 12.09 ĐẾN 18.10.2009 - CUỐI TUẦN)
DỰ LUẬT CẢI CÁCH Y TẾ MỸ VƯỢT ẢI
(TT 15.10) Dự luật về cải cách hệ thống bảo hiểm y
tế Mỹ đã vượt qua rào cản đầu tiên tại quốc hội khi được Ủy ban tài chính
Thượng viện thông qua hôm 13-10. Với đa số chi phối là nghị sĩ Dân chủ, dự luật
đã được thông qua với tỉ lệ ủng hộ 14-9.Đối lập với quan điểm của chính đảng
mình, thượng nghị sĩ Olympia Snowe đã trở thành nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên bỏ
phiếu ủng hộ dự luật.Theo Huffington Post, kể từ thời tổng thống
Theodore Roosevelt cách đây hơn 100 năm, đây là lần đầu tiên dự luật bảo hiểm y
tế đi xa được tới vậy ở Quốc hội Mỹ. Điều đó giải thích vì sao Tổng thống Obama
đã ca ngợi cuộc bỏ phiếu là một “cột mốc quan trọng”.Dự luật do Chủ tịch Ủy ban
tài chính Max Baucus đưa ra sẽ giúp giảm chi phí, kiểm soát chặt hơn các nhà
bảo hiểm và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho người dân. Theo CNN, ước tính sẽ có
thêm 29 triệu người nhận được bảo hiểm nhờ dự luật này. Khoảng 829 tỉ USD sẽ
được chi ra trong vòng 10 năm tới để hỗ trợ các chương trình bảo hiểm khác nhau
này.Dù đã vượt qua vòng bỏ phiếu này, song chặng đường tại quốc hội của dự luật
vẫn chông gai.
ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO RUMANI
(ZENIT 13.10) “Linh mục - giữa phục vụ đặc sủng và
chủ nghĩa công năng tổ chức” là chủ đề cuộc gặp gỡ toàn quốc các linh mục Công
giáo Rumani,theo sáng kiến của các giám mục Rumani thuộc cả hai nghi lễ (Roma
và Công giáo Hy Lạp),diễn ra từ 13.10 đến 16.10 tại tu viện các thầy dòng kín
Ciofliceni (Snagov,gần Bucarest). Các cuộc hội thảo sẽ do ĐGM Mihai Fratia, GM
phụ tá Công giáo Hy Lạp TGP Alba Julia va Fagars, có trụ sở ở Bucarest; do ĐGM
Công giáo La Mã Cornael Damian,TGP Budarest và do Cha Setban Tarciziu,giáo sư
phân khoa thần học Công giáo La Mã Đại học Bucarest, phụ trách. Trong kỳ họp
tháng 3 vừa qua,HĐGM Rumani đã quyết định tổ chức sáu cuộc gặp gỡ quốc gia trong Năm Thánh Linh Mục.
Tình hình Giáo Hội Công giáo Rumani rất phức tạp, với những nghi lễ khác nhau
và những nhóm thiểu số khác biệt, đến mức mà dịp gặp gỡ nầy sẽ làm cho linh mục
có dịp cầu nguyện chung,song cũng là dịp để hiểu biết và đối thoại với nhau. Dự
trù sẽ có 80 linh mục của 10 trong số 11 giáo phận tham dự. Sau đó sẽ còn 5
cuộc gặp gỡ như vậy.
HOA KỲ : ĐẠI HỌC NOTRE
DAME ĐÃ LÀM GÌ? TIẾP TỤC NHỮNG SAI LẦM CHẾT NGƯỜI!
(CNA 14.10) Đại học Notre Dame đã hỗ trợ tài chính
cho 5 sinh viên đi tham dự cuộc biểu tình toàn quốc ngày Chúa Nhật vì các quyền
người đồng tính, được tổ chức một phần để biện hộ cho ‘hôn nhân’ đồng tính.
“Cuộc diễu hành toàn quốc vì bình đẳng” ngày 11.10 ở Washington DC do tổ chức
Bìng Đẳng Khắp Nước Mỹ, vốn nhằm xây dựng một mạng trong dân chúng trên toàn
quốc xác nhận ‘quyền kết hôn’ của các cặp đồng tính cũng như các yêu cầu khác.
Giáo Hội Công giáo tin rằng hôn nhân chỉ có thể có giữa một người nam và một
người nữ. Patrick J.Reilly, chủ tịch Hội Hồng Y Newman nói :” Các tín hữu Công
giáo sẽ hỏi [ĐH] Notre Dame đã học được bài học từ lễ tốt nghiệp đầy tai tiếng
mùa xuân vừa rồi hay chưa? Những gì Notre Dame đang tìm để đoan chắc với các
gia đình về căn tính Công giáo của nó là phải chi trả cho các sinh viên để
chúng chống lại gia đình và chống đối các giáo huấn Công giáo về hôn nhân?”.
Các sinh viên từ Liên Minh Sinh Viên Tiến Bộ ĐH Notre Dame (PSA) đã kiến bhgị Văn Phòng Hoạt Động Sinh Viên và
đã được tài trợ để đi tham dự cuộc biểu tình nầy, đi hai dặm băng qua thủ đô và
gia nhập cuộc tụ họp những người hoạt động quyền giới đồng tính ở Đồi Capitol.
Chủ tịch PSA nói với tờ The Observer :” Sự kiện chúng tôi được đại học tán
thành ủng hộ đáng ngạc nhiên,song đó là một ngạc nhiên thích thú. Trong quá
khứ,chưa khi nào ĐH hoàn toàn tiếp thu”.
GIÁM MỤC PHẦN LAN CẢNH
BÁO CHỐNG LẠI KẾT HỢP ĐỒNG TÌNH VÀ PHÂN PHÁT BAO CAO SU
(CWNews 14.10) Năm tuần sau khi được tấn phong làm
giám mục giáo phận Helsinki, ĐGM Teemu Jyrki Juhani Sippo,SCI, đã cảnh báo Giáo
Hội Tin lành Luther phái Phúc Âm rằng các quan hệ đại kết sẽ nên tồi tệ, nếu
anh em Tin Lành Phần Lan theo gương Tin Lành Luther Thụy Điển chúc lành cho kết
hợp đồng tính. ĐGM Sippo cũng phát biểu công khai chống lại việc phân phát bao
cao su cho giới trẻ. Ngài nói :” Đưa bao cao su ra chẳng khác nào nói với dân
chúng sử dụng chúng. Tôi tin rằng thay vì thế, giới trẻ nên đươ6c cổ vũ thực
hành tiết chế”. Ở Phần Lan, Công giáo chỉ có 9.000 trên số dân 5,3 triệu.
BRASIL : KITÔ GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT Ý THỨC HỆ, MÀ
LÀ MỘT SỰ KIỆN BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG.
(CNA 15.10) Trong dịp Phong trào Hiệp Thông
và Giải Phóng kỷ niệm 25 năm có mặt tại Rio de Janeiro, ĐGM Filippo Santoro
giáo phận Petropolis tuần nầy nói Kitô giáo “không phải là một ý thức hệ”,mà là
một ‘biến cố ảnh hưởng và thay đổi hoàn toàn cuộc sống mỗi người”. ĐGM người
Brasil, người đã mang phong trào nầy đến Brasil, suy tư về cách mà phong trào nầy
nỗ lực để theo chân Chúa Kitô. Kitô giáo – ngài nói – không chỉ là ‘một thuyết
đúng đắn, cũng không phải là một bộ luật luân lý hoặc hình thức thờ phượng”,
song đúng ra nó là một cái gì đó làm thay đổi cuộc sống con người và làm cho
chúng nên ‘nhân bản hơn và tràn đầy sướng vui”, ĐGM Santoro giải thích rằng sức
đẩy đem tới thay đổi và giải phóng thế giới xuất phát từ các Kitô hữu tìm cách
sống tình thân với Chúa Giêsu,như các tông đồ đã làm. Ngày mừng kỷ niệm nầy sẽ
trở thành một lời mời sống “trung thành với đặc sủng nầy và thực hiện các bổn
phận hằng ngàY trong việc vui mừng phục vụ Giáo Hội.
GIÁM ĐỐC F.A.O : GIA TĂNG DÂN SỐ THẾ GIỚI KHÔNG DẪN TỚI NGHÈO ĐÓI HƠN
(CNA
15.10) Trong các nhận xét của ông tại THĐ Giám mục về Châu Phi, giám đốc Tổ
Chức Nông Lương LHQ (FAO),Jacques Diouf, đã bác bỏ chuyện hoang tưởng rằng gia
tăng nghèo đói quan hệ trực tiếp với gia tăng dân số thế giới. Trong một cuộc
phỏng vấn với Osservatore Romano, quan sát viên thường trực của vatican ở FAO,
Đức TGM Renato Volante, nói ông Diouf đưa ra những nhận xét nầy để trả lời một
câu hỏi các Nghị phụ đặt ra cho ông. Đức TGM Volante nhắc lại :” Ngay từ 1996,
Đức Gioan-Phaolô II đã chỉ ra rõ ràng : thật là ảo tưởng khi cho rằng một sự ổn
định tùy tiện dân số thế giới có thể trực tiếp giải quyết vấn nạn đói nghèo”.
Do vậy ông Diouf lập lại rõ ràng và tổng hợp khái niệm ấy : không phải số lượng
người tạo nên đói nghèo trên thế giới. Cái tạo nên đói nghèo là thiếu
nước,những khác biệt giữa một thế giới giàu có vứt ném lương thực,với một thế
giới nghèo khổ không có lương thực mà ăn; đó là chuyện bê bối tai tiếng lương
thực bị đốt cháy trong các quốc gia giàu có không thể đem tặng cho các quốc gia
đang chịu đói nghèo vì những lý do hợp pháp”.Đức TGM Volante nói :” Những cái
nầy là những yếu tố tạo nên đói nghèo trên thế giới,chứ không phải dân số.
Những yếu tố nầy phải thường được gán cho sự thiếu tình liên đới và ích kỷ
trong chúng ta”.
BỔN PHẬN CHÍNH CỦA CHÂU ÂU : BẢO VỆ BÊNH VỰC SỰ SỐNG VÀ GIA ĐÌNH
(CNA
14.10) Bế mạc Những Ngày [Đại Hội] Xã Hội Công Giáo lần thứ nhất,diễn ra ở
Danzika,Ba Lan, những người tham dự đưa ra một văn kiện đúc kết nhấn mạnh sự
cần thiết bênh vực và bảo vệ sự sống con người và gia đình, chiến đấu chống lại
nghèo đói trong tình liên đới với phần còn lại của thế giới và hoạt động để
kiến tạo hoà bình và công lý ở Châu Âu,.Đại Hội đề cập đến những vấn đề liên
đới về kinh tế và tầm quan trọng của dân chủ, thúc giục tôn trọng đối với “nhân
phẩm không thể nhương bộ,từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên”, cũng như đối
với cuộc sống “của nhữnh người ngoại quớc gõ cửa nhà chúng ta và cuực đời các
thế hệ tương lai”. Tuyên bố nói :” Liên đới là tương lai chung của chúng ta. Sự
hiệp nhất Châu Âu đã là một giấc mơ của một số người và đã trở thành niềm hy
vọng của nhiều người. Ngày nay bổn phận của chúng ta là cổ vũ và bảo vệ gia
đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Tuyên bố cũng nhấn
mạnh rằng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn ‘để giảm thiếu nghèo đói và sự
laọi ra khỏi xã hội”. Đại Hội tán thành việc khuyến khích một chính sách điều
chỉnh các thị trường tài chính trong Liên Minh Châu Âu. Tuyên bố kết luận :
”Châu Âu cần những người với cánh tay rộng mở để chào đón những người khác nhân
danh Chúa Giêsu Kitô và để cùng nhau xây dựng những mối tương quan và cơ cấy
tình liên đới”
ÚC : NỮ TU Ở MELBOURNE GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ
(CathNews 16.10) Nữ tu Dòng Lòng Chúa Xót Thương,Angela
Reed, người lần đầu tiên được báo cho biết về nạn buôn bán phụ nữ đang khi làm
việc tại một nơi ẩn náu của phụ nữ ở Melbourne,sẽ đem những câu chuyện từ các
phụ nữ bị bắt bán đến Diễn đàn tổ chức phi chính phủ Châu Á Thái Bình Dương,
Bắc Kinh + 15 vào tuần tới. Soeur nói trong mợt tuyên bố trên các phương tiện
truyền thông :”Những câu chuyện đằng sau kinh
nghiệm mỗi vụ buôn bán người rất phức tạp, nhưng một trong các chủ đề
nỗi lên từ nghiên cứu của tôi,là sự đói nghèo. Đó cũng là lý do mà nhiều phụ nữ
bị bán vào Úc và đó là lý do chính họ dễ bị tổn thương”. Soeur Angela sẽ trình
bày một báo cáo nghiên cứu, Mộ Cuộc Khảo Sát Nạn Buôn Bán Người để khai Thác
Tình Dục ở Cebu,Phi-luật-tân, ở diễn đàn tại Manila ngày 22 – 24.10. Trong
nghiên cứu của mình,Soeur đã khám phá ra rằng các phụ nữ bị bắt bán làm gái mại
dâm là một nguồn thông tin và suy xét quan trọng,khi triển khai các chương
trình phòng ngừa việc buôn bán hoặc khi phát huy các chương trình phục hồi cho
những người sống sót. Bản báo cáo gồm cả những câu chuyện từ hai phụ nữ bị bán
vào một nhà thổ ờ thành phố Cebu. Soeur nói :”chúng ta có các chuyên gia phát
biểu tại các cuộc hội họp quốc tế,nhưng hiếm khi nghe từ những người vốn là đối
tương thảo luận của chúng ta.Soeur Angela phụ trách Nữ Tu Công Giáo Úc chống
nạn buôn người.
CUỘC CHIẾN CHỐNG SIDA : GIÁO HỘI LÀ VẤN ĐỀ HAY LÀ GIẢI PHÁP?
(ZENIT. 15.10) “Tại sao khi liên quan đến Sida, các
phương tiện truyền thông lại tiếp tục coi Giáo Hội như là một phần của vấn
nạn,chứ không phải của giải pháp?”, đó là câu hỏi do ĐHY Wilfrid Fox Napier,TGM
giáo phận Durban Nam Phi,đặt ra cho các phóng viên tụ họp ngày 14.10 dự cuộc
họp báo giới thiệi bản báo cáo sau tranh luận chung (Relatio post disceptationem)
dịp THĐ Giám mục về Châu Phi. Ngoài sự chuyển tiếp lạ lùng từ chế độ apartheid
sang chế độ dân chủ, thì Nam Phi còn được biết đến vì một hiện tượng khác : tỷ
lệ những người nhiễm Sida rất cao và Giáo Hội giữa một vai trò rất quan trọng
trong việc chăm sóc bệnh cũng như chất lượng sự trợ giup”. Trước hết,các cơ sở
thuộc Giáo Hội đưa ra nhiều thông tin về căn bệnh thế kỷ nầy để ngăn ngừa lây
lan. Nguyên nhân chung tìm thấy trong những ứng xử tình dục cô trách nhiệm.
Những khi ấy chỉ có thể nói phải ứng xử về tình dục có trách nhiệm, dựa trên
hai nguyên tắc : nếu đã kết hôn, thì phải chung thủy với bạn đời; nếu chưa kết
hôn, thì cần phải tiết chế những thực hành vô trách nhiệm. Hành vi tình dục
phải dẫn đến sự sinh đẻ và nếu ở Tây phương có những xác tín khác, thì qaun
trọng đối với dân Châu Phi, hành vi tình dục là một thời khắc trong việc tạo
dựng sự sống”.
THẢO LUẬN VỀ TÍN LÝ GIỮA VATICAN VÀ HUYNH ĐOÀN PIÔ X KHỞI ĐẦU NGÀY 26.10
(CWNews 15.10) Văn phòng báo chò Toà Thánh cho biết
: Các cuộc thảo luận về tín lý giữa Thánh Bố Tín Lý Đức Tin và SSPX sẽ khởi đầu
vào ngày 26.10. Các thảo luận nhằm chấm dứt sự rạn nứt giữa SSOX và Toà
Thánh,sẽ được giữ kín. Trong một chỉ dẫn rằng nhóm duy truyền thống nầy sẽ giữ
lập trường cứng rắn về những gì liên quan đến thẩm quyền các giáo huấn của CĐ
Vatican II, ĐGM Bernard Fellay,bề trên SSPX,cho biết ::Giải pháp cho cuộc khủng
hoảng nầy là quay về quá khứ”. Các thành viên Uỷ Ban “Ecclesia Dei” [do Đức
Biển-Đức tái cơ cấu ngày 02.07 qua tự sắc “Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội” (Unitas
Ecclesiae), mà tựa đề nhắc lại một trong những ưu tiên hàng đầu của triều đại
giáo hoàng nầy, được Đức Thánh Cha chỉ ra ngay khi mới được bầu,tháng 04.2005]
đặc trách các quan hệ với SSPX,sẽ tham dự cuộc gặp gỡ nầy, là thư ký ủy ban
(ĐGM Guido Pozzo) và thư ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (ĐGM Luis F. Ladaria
Ferrer,Sj), với ba chuyên gia cố vấn của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã được bổ
nhiệm : Cha Charles Morerod,OP (thư ký UB Thần học quốc tế); ĐGM Fernando
Ocáriz, tổng đại diện Opus Dei và Cha Karl Josef Becker,Dòng Tên. Cuộc gặp sẽ
diễn ra tại trụ sở Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Nội dung các cuộc trao đổi gồm
những vấn đề tín lý,nhưng với tính chất kín đáo. Tuy nhiên một thống cáo báo
chí sẽ được công bố sau khi kết thúc cuộc gặp lần đầu. Đức Thánh Cha đã nói rõ
quyết định của Người “muốn giở bỏ một cản trở vó thề làm hại đến việc mở ra một
cánh cửa cho đối thoại” và muốn mời bốn vị giám mụcvà SSPX “tìm lại con đường
hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội”. Nhưng với cử chỉ đưa ra nầy, Đức Thánh Cha
di chuyển cuộc thảo luận từ “kỹ luật” sáng “tín lý” khi nói :” Các vấn đề tín
lý,tất nhiên,vẫn cón đó và bao lâu chúng chưa được làm sáng tỏ, thì SSPX chưa
có quy chế giáo luật trong Giáo Hội và các thừa tác viên của SSPX không được
thực thi thừa at1c vụ một cách hợp pháp”. Đức Thánh Cha kết thúc bằng lời mời
gọi ‘khẩn thiết” đến mọi tín hữu Công giáo,xin cầu nguyện không ngừng với Chúa
Giêsu và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để ‘ut unum sint’ (để cho chúng
nên một)
TỔNG KẾT VỀ PHONG TRÀO ĐẠI KẾT TÂY PHƯƠNG.HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 02.2010
(ZENIT 15.10). ĐHY Kasper thông báo tháng 02.2010
sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề tranh luận về tương lai phong trào đại
kết Tây phương, với việc dựa trên cuốn
sách mới của Ngài. Vị chủ tịch HĐ Giáo Hoàng vì Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu đã
giới thiệu ngày 15.10 tại Vatican cuốn sách của Ngài có tựa đề “ Gặt hái hoa trái. Những khía cạnh căn bản
đức tin Kitô giáo trong cuộc đối thoại đại kết” . Ngài tâm sự rằng cuốn sách
nầy là “kết quả hai năm làm việc miệt mài với các cộng sự, đối thoại với các vị
cố vấn và những người trao đổi đại kết”. Nghiên cứu nầy giơi thiệu “các cộng
đồng Tin Lành chính”,những người đầu tiên đối thoại” với Giáo Hội Công giáo sau
CĐ Vatican II và đó cũng là một bản “tổng kết” về cuộc đối thoại nầy. Nhân dịp
nầy, ĐHY cũng cho biết Đức Thánh Cha có ý định sẽ đi thăm Giáo Hội Tin Lành
Luther ở Roma, tuy ngày giờ chưa được ấn định.
“VỊ GIÁO HOÀNG KHÔNG CHẾT”. DI SẢN ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II
(ZENIT 15.10) Đó là tựa đề cuốn sách mới do nhà Vatican học người Ý Gian
Franco Svidercoschi, nhà xuất bản Editions San Paolo phát hành, sẽ đượxc giới
thiệi ở Vatican ngày 23.10 tới đây tại Nhà Sách quốc tế Phaolô VI. Gian Franco
Svidercoschi công bố những biến có chưa hề in và riêng tư cuộc đời Đức
Gioan-Phaolô II và một ‘phân tích làm say mê” về di sản của giáo hoàng Wojtyla.
Tác giả đã tham gia với Đức Gioan-Phaolô II trong việc xuất bản cuốn “Hồng ân
và mầu nhiệm”, về ơn gọi của vị giáo hoàng người Ba Lan (1996) và với ĐHY
Stanislas Dziwisz vào cuốn “Một cuộc đời với Karol” (2007).
1.000 CÔNG AN TẠI LỄ AN TÁNG VỊ GIÁM MỤC ‘CHUI’.
(CWNews 15.10) Hai mươi ngàn tín hữu Công giáp
Trung Quốc,với 1.000 công an canh gác – đã tham dự lễ an táng vào ngày 10.10
của ĐGM James Lin Xili giáo phận Wenzhou. Các quan chức Chính phủ cấm ghi “GIÁM
MỤC” lên những gì nhắc đến vị Giao Phẩm quá cố của Giáo Hội ‘chui”, thay vào
đó, họ cho phép dùng từ “Mục Tử” như là một thoả hiệp.
CÁC GIÁM MỤC TRANH LUẬN, BỎ PHIẾU THƯ MỤC VỤ VỀ HÔN NHÂN VÀO DỊP HỘI NGHỊ
THÁNG 11
(CNS 15.10) HĐGM Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu thông qua một
thư mục vụ về hôn nhân vào dịp đại hộ mùa thu 16 – 19 .11 ở Baltimore. Bứt thư
nầy “ TÌNH YÊI VÀ SỰ SỐNG TRONG KẾ HOẠCH THIÊN CHÚA”, là một thành phần cấu
thành Sáng Kiến Hành Động Mục Vụ Toàn Quốc về Hôn Nhân của các giám mục,đã bắt
đầu vào năm 2004. Thư mục vụ nầy được viết với một cử toạ rộng rãi và đa dạng,
từ những người trưởng thành trẻ chưa kết hôn cho đến những cặp hôn nhân . Các
giám mục viết :”Chúng tôi gửi thư mục vụ nầy trước tiên và trên hết đến các tín
hữu Công giáo Hoa kỳ. Trong một tinh thần nhân chứng và phục vụ, chúng tôi cũng
gửi thông điệp của chúng tôi đến tất cả mọi người nam và nữ với hy vọng thơi
thúc họ đi theo giáo huấn nầy”. Thư mục vụ nầy trình bày những điểm chính trong
giáo huấn Công Giáo về Hôn Nhân,vốn là nền tảng để hiểu bản chất và các mục
đích của hôn nhân, để sống trung thành với hôn nhân và để gìn giữa,bảo vệ hôn
nhân như là một cơ chế xã hội cần thiết và độc nhất.Thông điệp nầy dựa trên cả
lý trí lẫn đức tin. Đó là kế hoạch của Thiên Chúa vì thiện ích của các phối
ngẫu,con cái và gia đình và cả xã hội.
ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO HỘI VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA UCRAINA
(H2O News 17.10) Ngày 16.10,Đức Biển-Đức XVI đã
tiếp kến Bà Yulia Timoshenko, thủ tướng nước Ucraina. Cuộc trao đổi rất thân
mật đề cập các chủ đề về xúc tiến hoà bình,hợp tác quốc tế,nhất là ở Châu Âu,
cũng như sự đóng góp của Giáo Hội cả hai nghi lể cho xã hội Ucraina,đặc biệt là
trong các lãnh vực giáo dục, phổ biến các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Đức
Thánh Cha và Bà thủ tướng duuyệt lại một loạt những vấn đề mà hai bên cùng quan
tâm về quan hệ giữa nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo
TÂM CÁC TRAO ĐỔI GIỮA ĐỨC THÁNH CHA VÀ HOÀNG TỬ ALBERT MONACO: BẢO VỆ SỰ
SỐNG
(H2O News 17.10) Ngày 16.10,Đức Biển-Đức XVI đã
tiếp kiến hoàng tử Albert II Monaco. Sau trao đổi với Đức Thánh Cha, hoàng tử
đã hội kiến ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và ĐGM Dominique Mamberti, thư ký về quan
hệ với các quốc gia. Các cuộc trao đổi đề cập đến một số vấn đề thời sự quốc
tế,trong đó sự phát triển toàn diện các dân tộc,việc bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên. Những đề tài hai bên cùng quan tâm cũng được đưa ra ,như là
tầm quan trọng của một đào tạo văn hoá và luân lý vững chắc cho các thế hệ trẻ
và vie6c bảo vệ sự sống.
SÁCH CỦA ĐỨC BIỂN-ĐỨC XVI TRÊN ĐƯỜNG
CHINH PHỤC CÁC NHÀ XUẤT BẢN ‘ĐỜI’.
(ZENIT 16.10) Con số bán ra đáng kể các tác phẩm
của Đức Biển-Đức XVI,trước và trong khi Người làm giáo hoàng, chứng minh rằng
sách của Người đang chinh phục các nhà sách và nhà xuất bản đại chúng. Đó là
nhận định xuất hiện ngày 15.10 tại Hội Chợ Sách Quốc Tế Francfort,trong hội
nghị bàn tròn có chủ đề “Sự đóng góp của
thế giới in ấn vào việc vận động và phổ biến công trình sáng tác của Đức Joseph
Ratzinger/ Biển-Đức XVI”, do NXB Vatican, La libreria Editrice Vaticana
(LEV). Con số đầu sách có ở Ý của ĐHY Joseph Ratzinger/Đức Biển-Đức XVI lên tới
148,do 27 NXB phát hành, đa số là Công giáo.22 trong si61 nầy được phát hành
giữa các năm 1971 – 2004 (tức là trước khi Người làm giáo hoàng). Trong 156 tác
phẩm phát hành sau khi Người được bầu, 100 tác phẩm lấy trực tiếp từ trong Huấn
Quyền của Đức Thánh Cha;phần còn lại có niên đại từ thời Người còn là giáo sư
đại học,tổng giám mục và hồng y. Chỉ trong hai tháng, số in lần đầu Tông Thư
SPE SALVI,ra ngày 30.11.2007 đã lên đến 1,2 triệu bản; còn Tông Thư “Tình
Thương trong Chân Lý” ra ngày 29.06.2009 có số in từ đầu là 600.000 đã bán hết
ngay,khiến nó được xếp hạng nhất trong các sách bán chạy ở Ý, trên cả những
sách bán chãy – best-seller - của Ý và quốc tế.
CANADA : AN TỬ VÀ TRẮC ẨN,HAI YẾU TỐ KHÔNG TƯƠNG THÍCH
(ZENIT 16.10) OCVF, cơ quan Công giáo bảo vệ sự
sống và gia đình ở Canada, do HĐGM Canada bảo trợ, viết trong một bức thư gửi
các đại biểu Hạ Viện và Thượng Viện Canada :” Bởi vì án tử hình từ nay bị cấm ở
Canada, sẽ mâu thuẫn và bất công biết bao khi cho phép một số người làm cho kẻ
khác chết một cách trực tiếp và có chủ định’. Với việc gợi lên kinh nghiệm các
nước đã dấn thân trên con đường nầy, OCVF nhận định rằng “việc hợp pháp hoá an
tử và tự tử có trợ giúp làm tăng sự dễ dãi buông thả và chịu đựnh với những
thực hành nầy, nơi thầy thuốc cũng như nơi một số bệnh nhân”. Với những ai đòi
h4oi cái gọi là “quyền chết xứng đáng”, OCVF nhắc lại rằng “phẩm giá mỗi con
người không lệ thuộc vào tình trạng sức khoẻ hoặc hoàn cảnh sống của người đó,
mà dựa trên giá trị vốn có, gắn liền với người ấy và không ai có thể thay đổi
được. Trong những tình huống mà cái chết đã cận kề và không tránh khỏi, OCVF
trích dẫn Tông Thư Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae) của Đức Gioan-Phaolô
II,”theo lương tâm,người ta có thể từ chối những trị liệu vốn chỉ đem đến một
sự trì hoãn tạm thời và vất vả khó chịu, nhưng không ngưng bỏ các chăm sóc bình
thường đối với bênh nhân trong trường hợp tương tự. Ngược lại, trướcmột người
mắc một bệnh kinh niên và thoái hoá, trước một bệnh nhân ở giai đoạn cuối, với
một người nam hoặc nữ sa sút tin thần hoặc bị khuyết tật nặng nề, trước một
người cao tuổi hoặc người hấp hối. ba thái đỗ “có trách nhiệm” do tổ chức đưa
ra,gồm “ở với”, “cùng chịu đau khổ”, bằng mợt sự quan tâm thực sự đi kèm theo
họ chứ không phải loại trừ, bảo đảm với bệnh nhân “những chăm sóc thích hợp,một
nâng đỡ xã hội,tình thương và thiêng liêng”.
NHỮNG QUÁI VẬT : TỪ BỎ CÁC NGHIÊN CỨU Ở ANH
(Génétique,org 17.10) Nhật báo Anh Independent vừa qua đã tố cáo việc thiếu
tài trợ nhà nước cho các nghiên cứu về các phôi lai người và động vật (hybride.
BTGH đã đưa nhiều tin bài về quyết định của chính phủ Anh cho phép nghiên cứu
phôi lai nầy). Điều nầy đã dẫn các nhà khoa học người Anh phải rời bỏ đất nước
để tiếp tục nghiên cứu. Tuyên bố nầy đưa ra nhân dịp một trong ba nhà khoa học,
giáo sư Justin St John, đã được HFEA cho phép nghiên cứu các quái vật, phải ra
đi, sang đại học Monash,Úc. Thực ra nếu việc nghiên cứu các phôi lai được quốc
hội chấp thuận, thì việc tài trợ của nhà nước không phải tự động mà có. Colins
Miles, thuộc HĐ Nghiên Cứu Sinh Học và Công Nghệ Sinh Học, giải thích rằng việc
chi tiền phải tính đến “ tính ưu việt khoa học, ảnh hưởng chiến lược và tiềm
năng của dự án trong việc hiểu biết ở lãnh vực nầy”. Hiện nay,cả ba dự án
nghiên cứu về các phôi lại đã nhận được phép, có thể phải bị hủy bỏ.
THÁNH TÍCH CỦA THÁNH NỮ MAĐALÊNA VIẾNG THĂM HOA KỲ
(CNA
16.10) Một linh mục người Pháp,Cha Dòng Đa-Minh Thomas Michelet,với sự cho phép
của ĐGM Dominique Rey,giáo phận Frejus-Toulon, đã mang một thánh tích của Thánh
Nữ Maria Mađalêna đi thăm lần đầu nước Mỹ,để chia sẻ lịch sử thánh tích nầy và
về Vị Thánh được ghi nhận là chứng nhân đầu tiên sự Phục Sinh.Một bức thư xác
nhận từ ĐGM rey cho biết thánh tích nầy đã được cất dấu thời dân Ả rập Hồi giáo
xâm lăng và được tái phát hiện năm 1279, và từ ngày đó đến nay không ngừng được
tôn kính. Hòm đựng thánh tích mới nầy được chế tạo để một trong những phần di
hài Thánh Nữ - một ống quyển – du hành đến nhiều quốc gia để toàn Giáo Hội cùng
tôn kính”. Cha Michelet sẽ xuất hiện trong một chương teình trực tiếp truyền
hình của EWTN với Cha Mitch Pacwa vào thứ ba,27.10 lúc 10 giờ đêm Giờ phía
Đông.
NGUYÊN BỘ TRƯỞNG Y TẾ CỰ TUYỆT LẬP
LUẬN VỀ NẠO PHÁ THAI CỦA PHONG TRÀO NỮ QUYỀN
(CNA
15.10) Nguyên bộ trưởng y tế Peru,Luis Solari, tuần qua đã bác bỏ các lập luận
của những tổ chức đấu tranh nữ quyền đáng thúc đầy việc hợp pháp hoá nạo phá
thai ở Peru. Trong phần trả lời,Solari phàn nàn rằng các tổ chức nầy ( mà Bà
Gina Yanez,giám đốc tổ chức nữ quyền Manuela Ramos, đại diện đụng đầu với
Solari trong một cuộc tranh luận truyền hình ngày 11.10), đang cổ vũ phụ nữ,-
mà họ giả định là bảo vệ, - “sát hại chính con cái mình”. Ông giải thích rằnh
rất nhiều tổ chức nhận tiền ngoại quốc để vận động nạo phá thai ở đất nước Nam
Mỹ nầy và những khẳng định của tổ chức nữ quyền rằng đã có 400.000 vụ nạo phá
thai lén lút ở Pêru trong năm qua là sai. Ông cho biết năm 1994,báo cáo cho
thấy có 54.000 vụ nạo ohá thai ở Pêru và được nhân 5,sau đó nhân 7 vào năm
2006. Ông hỏi :”Trên căn bản của những gì?”. Nhắc lại việc nạo phá thai mang
tính ưu sinh, Ông giải thích rằng trong các nước khác,đây là cớ được dùng để
phát hiện sự hiện diện của Hội Chứng Down nơi các cháu bé để mà nạo phá. Sau
khi lưu ý rằng vận động giết trẻ em chưa sinh là phi đạo đức, Solari nhắc với
Bà Yanez rằng tổ chức của Bà ‘nhận trợ giúp của nước ngoài”.
CHỈ TRÍCH CỦA NHỮNG NGƯỜI TIN LÀNH ĐỨC GÂY CĂNG THẲNG CÁC QUAN HỆ ĐẠI KẾT
(CWNews 16.10) Các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin
Lành Đức đã gặp nhau để sửa chữa các quân hệ sau khi một mục sư thâm niên Tin
Lành gay gắt tấn công Đức Biển-Đức XVI. Giám mục Wolfgang Huber, người lãnh đạo
giáo hội Phúc Âm ở Đức, nói rằng chỉ trích nầy là ‘một sai lỗi” và đã xin lỗi
Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức, người cũng bị chỉ trích gay gắt
trong văn kiện nầy.
HOA KỲ : GIÁM MỤC PITTSBURG CÔNG BỐ THƯ MỤC VỤ BẢO VỆ SỰ SỐNG, HÔN NHÂN,GIA ĐÌNH
(CWNews 16.10) Than phiền về “chủ nghĩa khoái lạc,
chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và thuyết tương đối đang lan tràn “ của nền văn hoá,
ĐGM David Zubick giáo phận Pittsburg đã công bố một thư mục vụ về tôn trọng sự
sống và phẩm giá con người. ĐGM kết án nạo phá thai,an tử và những tấn công
trực tiếp vào tính chất thánh thiện của sự sống con người,trong khi tố cáo việc
ngừa tránh thai, triệt sản, phim ảnh đồi trụy và quan hệ đa thê, cùng những xúc
phạm khác chống lại phẩm giá cuộc sống Hôn Nhân và Gia Đình. Trong thư nầy, đề
ngày 17.10.2009, ĐGM Zubik cũng kêu gọi tín hữu Công giáo hoãt động vì hoà bình
và xóa tận căn nghèo đói trên thế giới, chống lại kỳ thị chủng tộc và án tử
hình.
do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ