Phỏng vấn Đức cha Antôn Vũ Huy Chương Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ – Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

 

 

 Đức cha Antôn Vũ Huy Chương

Nhân Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 46 sẽ được cử hành vào Chúa nhật 4 Phục Sinh - Lễ Chúa Chiên Lành -  ngày 3 tháng 5 sắp tới, website HĐGMVN đã thực hiện phỏng vấn Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam về tình hình ơn kêu gọi tại Việt Nam và các vấn đề liên quan. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

1. Xin Đức cha cho độc giả Website được biết qua về nhiệm vụ chủ yếu của UB giáo sĩ – chủng sinh trực thuộc HĐGMVN.

ĐC. VHC: Công việc tại mỗi giáo phận do giám mục giáo phận đứng đầu tổ chức, nhưng các giám mục trong một quốc gia lại có một tổ chức chung là HĐGM để cùng lo công việc chung của Giáo hội tại quốc gia đó. HĐGMVN còn thành lập những Uỷ ban trực thuộc, đứng đầu là một giám mục chủ tịch, để lo phối hợp công việc chung trong cùng một lãnh vực. Trên nguyên tắc, Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh lo phối hợp công việc chung về giáo sĩ và chủng sinh, nhưng trên thực tế, từ khi thành lập đến nay, Uỷ ban này chủ yếu lo phối hợp công việc của các đại chủng viện tại Việt Nam (hiện nay có 7 đại chủng viện và là đại chủng viện của một giáo phận nhưng thâu nhận chủng sinh của một số giáo phận trong cùng một khu vực). Đặc biệt trong vài năm qua, Uỷ ban GS và CS được HĐGMVN ủy thác lo soạn thảo một bản gọi là Ratio (Những chỉ dẫn về việc đào tạo linh mục tại Việt Nam) gồm 3 giai đoạn (trước, trong và sau Đại Chủng viện) về 4 chiều kích (nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ); hy vọng văn bản này sẽ được ban hành vào Năm Thánh 2010 sau khi đã được HĐGMVN chấp thuận và Tòa Thánh phê chuẩn. Ngoài ra, khoảng 30 cha giáo các đại chủng viện tại Việt Nam có dịp đi bồi dưỡng nghiệp vụ một tháng tại Roma (kỳ hè năm 2006) và 3 tuần tại Paris (năm 2008). Xen kẽ là hội nghị đại biểu các đại chủng viện để chia sẻ kinh nghiệm đào tạo; dự kiến hội nghị năm 2009 sẽ được tổ chức tại ĐCV Xuân Lộc vào trung tuần tháng 7.

2. Xin Đức cha cho biết tình hình về ơn kêu gọi linh mục tại Việt Nam hiện nay.

ĐC. VHC: Xin chia sẻ các bản thống kê sau đây phản ánh phần nào tình hình ơn kêu gọi linh mục tại Việt Nam hiện nay:

- Thống kê 5 năm (2003-2008) về các đại chủng viện tại Việt Nam:

ĐCV

2003-2004

2004-2005

2005-2006

2006-2007

2007-2008

 

Chủng
sinh

thụ phong LM (*)

Chủng
sinh

thụ phong LM

Chủng sinh

thụ phong LM

Chủng sinh

thụ phong LM

Chủng sinh

thụ phong LM

Hà Nội

162

54

241

0

243

46

235

0

267

53

Vinh

92

12

95

14

127

19

97

12

138

25

Huế

93

21

102

7

95

7

129

18

91

9

Nha Trang

88

0

80

23

83

0

80

11

105

0

Tp.HCM

201

26

205

47

204

23

236

35

236

26

Xuân Lộc (1)

 

 

 

 

 

 

113

13

216

0

Cần Thơ

158

22

199

7

198

5

183

21

217

40

Tổng cộng

701

135

922

98

950

100

1.073

110

1.270

153

(1) ĐCV Xuân Lộc thành lập năm 2006.

(*) Số thụ phong linh mục trên đây là số chủng sinh được phong chức linh mục ngay khi mãn khóa đại chủng viện. Còn các chủng sinh khác được phong chức tại giáo phận; nói chung, 3 hoặc 4 năm sau tất cả đều được thụ phong linh mục.

Các ĐCV

tại Việt Nam

Chủng sinh

Thụ phong LM

Chủng sinh

chuyển hướng

2003-2004

701

135

7

2004-2005

922

98

19

2005-2006

950

100

11

2006-2007

1.073

110

16

2007-2008

1.270

153

28

Tổng cộng

4.916

596

81

- Thống kê các khoá đào tạo bổ túc đặc biệt cho các chủng sinh lớn tuổi:

Khoá đặc biệt

Chủng sinh

Chủng sinh lớn tuổi

Thuộc giáo phận

Khoá 1

(1993-1995)

37

 

2 giáo phận:

Nha Trang và Ban Mê Thuột

Khoá 2

 (2004-2006)

75

13 chủng sinh

1 Hà Nội, 1 Bùi Chu,
5 Thái Bình, 1 Đà Lạt,
4 Phan Thiết, 1 Phú Cường

11 giáo phận: Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Nha Trang, Kontum, Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Cường 

Khoá 3

 (2007-2009)

79

5 chủng sinh
Bắc Ninh: 2

Phát Diệm: 1

Đà Lạt: 2

10 giáo phận: Bắc Ninh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Thanh Hóa, Nha Trang, Kontum, Đà Lạt, Phan Thiết, Xuân Lộc, Phú Cường.

- Thống kê tổng quát về số linh mục và chủng sinh tại Việt Nam (2006 và 2007):

Năm

Linh mục

Chủng sinh

 

Linh

mục

Giáo

phận

Linh

mục

Dòng

Thụ

phong LM

Linh

mục

Qua

đời

Chủng

sinh

Chủng

sinh

đã tốt

nghiệp

Chưa

TPLM

Tiền

chủng

sinh

2006

2.739

607

157

41

1.233

156

1.625

2007

2.846

664

267

41

1.264

106

1.765

3. Việc tuyển sinh của các Đại chủng viện hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì?

ĐC. VHC: Năm 1986, Chính quyền chính thức cho mở 6 đại chủng viện trong cả nước: 2 tại giáo tỉnh Hà Nội (10 giáo phận), 2 tại giáo tỉnh Huế (6 giáo phận), 2 tại giáo tỉnh Tp HCM (10 giáo phận). Năm 1987, ĐCV Hà Nội và Tp HCM khai giảng khoá đầu tiên, tiếp theo là Cần Thơ và Vinh Thanh (năm 1988), rồi Nha Trang (1992) và Huế (1994). Tháng 9 năm 2006, Đại Chủng viện Xuân Lộc được mở như cơ sở 2 của Đại Chủng viện Tp HCM.

Lúc đầu, 6 năm mới được chiêu sinh một lần. Từ năm 1991, 2 năm được chiêu sinh một lần. Từ niên khóa 2007-2008, tất cả các đại chủng viện có thể chiêu sinh hàng năm. Về số lượng chủng sinh cho mỗi đại chủng viện, lúc đầu do Ban Tôn giáo Chính phủ ấn định, hiện nay nói chung tùy khả năng thâu nhận của mỗi đại chủng viện. Về danh sách chủng sinh, do mỗi giáo phận tuyển chọn và gửi đến chính quyền cấp tỉnh để được xét duyệt, lúc đầu có những ứng sinh không được xét duyệt; hiện nay vẫn phải qua xét duyệt, nhưng nói chung đều được đồng thuận. Có lẽ sẽ đến lúc giám mục giáo phận có đủ điều kiện để tùy nghi mở chủng viện tại giáo phận mình và có thể tùy nghi gửi chủng sinh tu học tại bất cứ chủng viện nào mà giáo phận muốn.

Tất nhiên vấn đề chất lượng đào tạo quan trọng hơn cả. Việc đào tạo tại đại chủng viện là môi trường lý tưởng, nhất là khi có đầy đủ nhân sự giàu kinh nghiệm đồng hành với chủng sinh về mọi chiều kích: nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ.

4. Nhân Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 46, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi một sứ điệp cho các giám mục, linh mục và anh chị em giáo dân, xin Đức cha cho biết những nét chính của sứ điệp này.

ĐC. VHC: Năm 1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI đã thiết lập ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Năm nay là lần thứ 46, được cử hành vào ngày 03 tháng 5. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi một sứ điệp với chủ đề “Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người”.

Trong sứ điệp này, ĐTC nhắc lại lời kêu gọi của chính Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa về”. Trong tình yêu cứu độ của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, “Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, ĐTC khẳng định, là một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa ban cho mỗi người và toàn thể loài người”.

Đây là sáng kiến tình yêu của Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng là sự đáp trả của con người bằng yêu thương và tín thác. Đức Thánh Cha gọi đây là “Cuộc trao đổi tình yêu giữa sáng kiến của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người”. Chính Đức Giêsu, Con Người, là mẫu gương cho ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến về tình yêu và niềm tín thác. Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể và mẫu gương Xin Vângcủa Đức Trinh Nữ Maria, những người sống ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến sẽ vững vàng bước đi trên con đường đáp lại ơn gọi vì phần rỗi loài người.

Bởi thế, Đức Thánh Cha mời gọi: Bổn phận của chúng ta là … cầu nguyện không ngừng, để sáng kiến của Thiên Chúa được thực hiện nơi các gia đình và các giáo xứ, nơi các phong trào và hội đoàn, nơi các cộng đoàn tu trì và nơi tất cả các cơ cấu của đời sống giáo phận. Còn về phía những người được kêu gọi, ĐTC khuyên nhủ: “Cần phải chăm chú lắng nghe và phân định khôn ngoan, mau mắn gắn bó và quảng đại với dự phóng của Thiên Chúa, đào sâu những gì là đặc thù của ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến”.

5. Đối với những thanh niên đang có ý định dâng mình cho Chúa trong sứ vụ linh mục, xin Đức cha chia sẻ với các bạn trẻ này ít lời khuyên.

ĐC. VHC: Các bạn trẻ nên tìm hiểu kỹ hơn những lời khuyên của Đức Thánh Cha trong sứ điệp. Tôi xin triển khai đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô (3, 13-15) được ĐTC trích dẫn để nói về ơn gọi: “Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ”.

Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Marcô cho ta thấy 2 yếu tố căn bản trong ơn gọi mà ĐTC gọi là (1) sáng kiến của Thiên Chúa (“Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn” – như Thiên Chúa gọi Môsê trên núi –) và (2) sự đáp trả của con người (“các ông đến với Người”). Ngoài ra, còn 4 yếu tố khác không kém quan trọng: (3) “Người lập Nhóm Mười Hai” (từng cá nhân được gọi, nhưng phải sống trong một cộng đoàn); (4) “để các ông ở với Người” (phải sống gắn bó với Người), và (5) “để Người sai các ông đi rao giảng” (rao giảng Tin Mừng là sứ vụ hàng đầu); (6) “với quyền trừ quỷ” (được trao ban năng quyền để phục vụ ơn cứu độ).

Nếu không có đủ 6 yếu tố trên, cuộc sống ơn gọi linh mục và cuộc sống đời thánh hiến sẽ không đi đúng ý muốn của Thiên Chúa. Đó là cũng điều mà mọi người cần ý thức và chủ lực thực hiện nhờ nguồn lực của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần và sự trợ lực của mọi thành phần trong Giáo hội.

WHĐ


Về Trang Mục Lục