Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 11.01 ĐẾN 17.01.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

GIẢI MÃ THÀNH CÔNG BẢN THẢO TIẾNG DO THÁI CỔ (HEBREUX) CỐ NHẤT

(Vienamnet 10.01) Chuyên gia Gershon Galil thuộc Đại học Haifa đã giải mã thành công bức bản thảo 3.000 năm tuổi được phát hiện 18 tháng trước tại khu vực mà trong Kinh Thánh miêu tả là nơi xảy ra cuộc chiến đấu giữa chàng David tí hon với gã khổng lồ Goliath. Kết quả giải mã cho thấy bản thảo này được viết bằng chữ Hebrew cổ nhất.Các nhà khảo cổ Israel ngày 7/1 cho biết 5 dòng chữ thảo khắc trên hiện vật gốm được viết bằng ngôn ngữ của người Canaanite cổ đại. Ngôn ngữ này cũng đã được người Hebrew, Philistines và một số khu vực khác sử dụng. Hiện vật gốm này được phát hiện gần cổng của Pháo đài Elah, cách Jerusalem khoảng 30km về phía Tây, trong một thung lũng nơi được cho là đã xảy ra cuộc chiến giữa David và Goliath.Theo chuyên gia Gershon Galil "bản thảo này là một tuyên bố mang tính xã hội liên quan tới các nô lệ, quả phụ và trẻ mồ côi". Cả từ ngữ và tư tưởng đều đặc trưng cho ngôi ngữ và xã hội Hebrew.Phương pháp xác định niên đại bằng cácbon cho thấy dòng chữ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 trước công nguyên. Như vậy có thể nói Kinh Thánh được viết sớm hơn so với dự đoán hiện nay một vài thế kỷ.Hơn nữa, nội dung những dòng chữ mới phát hiện tương tự nội dung của các quyển Kinh Thánh, song rõ ràng không phải được sao chép từ bất kỳ văn bản Kinh Thánh nào.

 

”CỔ BẢN THÁNH PHAOLÔ”, CÔNG TRÌNH LỚN NHẤT DÂNG HIẾN CHO THÁNH PHAOLÔ

(ZENIT 12.01) Ngày 13.01 cuốn “Cổ Bản Kinh Thánh Thánh Phaolô”,một công trình đồ sộ, độc nhất chủng loại nầy, được hình thành trong phong cách những cổ bản chép tay của các tu viện và được tô điểm bằng một sự chọn lựa tỉ mỉ các dải trang trí,các chữ trang trí và hình minh họa đến từ những bản viết tay của các thời kỳ khác nhau được lưu giữ ở đan viện Thánh Phaolô Ngoại Thành. Tác phẩm nầy chỉ có mọt tập duy nhất dày 424 trang có giá trị đại kết cao,được đề tặng Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, Đấng đã công bố mừng kỷ niệm 2000 năm ngày sinh Thánh Phaolô. Sách chỉ in 998 bản có đánh số. Đồng thời với Cổ bản nầy, phông chủ nguyên thủy “Paulus 2008” được tạo ra, tái hiện cách viết của người chép Kinh Thánh thời Charlemagne (thế kỷ thứ 9). Tác phẩm sẽ được giới thiệu ở Capitole,trong sảnh Protomoteca lúc 17; 30, chuẩn bị cho Tuần Cầu Cho Hiệp Nhất Kitô Hữu (18-25.01.2010). “Cổ bản Thánh Phaolô” chứa đựng những bài viết chưa hề công bố, được soạn đặc biệt cho dịp nầy, của thượng phụ đại kết Constantinople, Bartôlômêô I; của thượng phụ Moscou và Toàn Nga,Cyrille; của Gregorios III Laham; của Rowan Williams, đứng đầu Giáo hội Anh giáo; của Eduard Lohse, giám mục danh dự Giáo Hội trưyền giảng ở Hannovre và của nhiều người khác. Tác phẩm mở đầu bằng một phần tựa,được nối với nhau bằng các phần. Phần thứ nhất, NĂM THÁNH PHAOLÔ, vạch lại biền cố Năm dâng hiến cho kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô Tông Đồ, mà các chứng nhân được đặc ân là các hồng y Tarcisio Bertone,Ennio Antonelli,Raffaele Martino,jean Louis Tauran, Jozef Tomko,Antonio Rouco Varela, André Vingt-Trois và Walter Kasper. Phần ROMA THỜI THÁNH PHAOLO đưa ta về lại truyền thống tinh thần,phụng vụ và nghệ thuật phong phú củc các đan sĩ Dòng Biển-Đức, những người từ 14 thế kỷ nay, canh giữ mộ Thánh Phaolô trên đường Ostense. PHÚC ÂM THÁNH PHAOLÔ ngược lại là tựa đề của phàn thứ ba,giới thiệu khuôn mặt và thông điệp của Vị Tông Đồ vĩ đại đang đối thoại với các nền văn hoá và với một sự nhạy bén hiện đại. ĐhY Kasper đọc Thánh Phaolô giữa Đông và Tây; Antonio Paolucci đặt Thánh Phaolô vào lại trong khuôn khổ các cội nguồn Kitô giáo của Châu Âu; giáo sư M.D. Nanos nối kết Ngài lại với đạo Do Thái; giáo sư D.A.Madigan nối kết Thánh nhân với đạo Hồi; trong khi nhiều người khác gợi lên các khía cạnh khác nhau của Thánh Phaolô : Thánh Phaolô người của bốn phương, người du hành, nhà thừa sai và khuôn mẫu cho đôi thoại liên tôn. phần cuối cùng, CUỘC ĐỜI THÁNH PHAOLÔ, làm dậy lên câu hỏi về lý lịch của Thánh Phaolô sau 2000 năm giải thích,đề cao,ác cảm, cá thể hoá Thánh tông đồ và thông điệp của Ngài. Với việc lật mở các trang của Cổ bản nầy, Thánh Phaolô ngày hôm qua, hiện diện với văn bản nguyên thủy bằng tiếng Hy Lạp, đến được với chúng ta nhờ được dịch sang tiếng phổ thông. Bên cạnh văn bộ Phaolô trọn bộ, gồm 13 thư của tah1nh tông đồ, tác phẩm nầy cũng đưa ra văn bản tiếng Ý – Hy Lạp sách công Vụ tông Đồ và thư gửi tín hữu Do Thái. Một phần sau hết cung cấp một tuyển lựa tỉ mỉ các ngụy thư ít đươợ biết đến về Thánh Phaolô : Công Vụ Thánh Phaolô; Các thư của Thánh Phaolô và của tín hữu Côrintô; Cuộc Tử Vì Đạo của Thánh Phaolô Tông Đồ; công vụ Thánh Phaolô và Thécle; thư gửi tín hữu Laođicêô; trao đổi thư tín giữa Thánh phaolô và Sénèque; Sách Khải Huyền Thánh Phaolô. Mỗi bản văn được khơi mở bằng một lời giới thiệu,trình bày của những nhà chú giải Kinh Tahn1h về Thánh Phaolô xuất sắc nhất và kết thúc với một trang của Lectio Divina (Đọc và suy gẫm Lời Chúa),theo truyền thống hàng ngàn năm của các tu viện. Lời giời thiệu và các dẫn nhập những tác phẩm của Thánh Phaolô là của ĐGM Gianfranco Ravasi, bên cạnh những chuyên gia nỗi tiếng, các nhà kinh Thánh và thần học, như ĐHY Carlo Maria martini,Romano Penna, Rinaldo fabris, Primo Gironi,Antonio Pitta, Stephano Romanello,Giuseppe Pulcinelli,Paolo Garuti và Marco Valerio Fabbri. ”CỔ BẢN THÁNH PHAOLÔ” –  theo lời Cha Edmund pawer trong phần giới thiệu, trước hết là một hành vi tôn thờ Lời Chúa. Đó là Lời ban sự sống. Cuốn sách nầy rút khát vọng từ khuôn mặt Thầy Dạy các dân tộc, một khuôn mặt phức tạp và đặc biệt, không thể ẩn dấu : các thư,các lời nói của Ngài chỉ cho thấy một cách hùng biện nhân cách mạnh mẽ và đầy năng lực của Ngài. Một con người biết châm biếm, kể cả mỉa mai chế nhạo,nhưng không bao giờ thiếu phần trìu mến, uy nghiêm, cho chúng ta thầy nơi Ngài một con người ‘bị ám ảnh bởi Chúa Kitô”.

 

 

THÊM MỘT NHÀ THỜ Ở MALAYSIA BỊ TẤN CÔNG

(TuoiTre 10.01) Nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết nhà thờ này không bị thiệt hại gì đáng kể. Đây là nhà thờ thứ năm ở Malaysia bị tấn công bằng bom xăng trong ba ngày qua, trong đó một ở thủ đô Kuala Lumpur bị hư hại nặng. Tuy nhiên không ai bị thương. AP dẫn lời linh mục Hermen Shastri, tổng thư ký hội đồng nhà thờ Thiên Chúa giáo Malaysia, cho biết người Thiên Chúa giáo ở Malaysia không e sợ các cuộc tấn công. “Đây là hành vi của những nhóm cực đoan và không phản ánh quan điểm chung của đại đa số người Hồi giáo Malaysia”, linh mục Shastri khẳng định.Các vụ tấn công xuất phát từ việc vào ngày 30-12, Tòa thượng thẩm Kuala Lumpur bác bỏ lệnh cấm người không theo đạo Hồi được dịch từ “Chúa” thành “Allah” do chính phủ ban hành. Chính quyền Malaysia đã kháng cáo.Báo Herald, tờ báo của nhà thờ Thiên Chúa giáo Malaysia, đã sử dụng từ Allah để chỉ Chúa trong ấn phẩm tiếng Malay dành cho người Thiên chúa giáo ở các bang miền bắc Sabah và Sarawak. Người Thiên chúa giáo ở Sabah và Sarawak chỉ nói được tiếng Malay, và từ xưa đến nay vẫn dùng từ “Allah” để chỉ Chúa.Trên thực tế, từ “Allah” trong tiếng Ả Rập xuất hiện từ trước khi đạo Hồi ra đời. Rất nhiều người Thiên chúa giáo ở các nước Hồi giáo như Ai Cập, Syria, Libăng, Indonesia cũng dùng từ “Allah” để chỉ Chúa.Tuy nhiên, chính quyền Malaysia tuyên bố từ “Allah” là từ dành riêng cho người Hồi giáo, và việc người của tôn giáo khác sử dụng từ này “làm người Hồi giáo lẫn lộn, và là ý đồ xúi giục họ cải đạo sang Thiên Chúa giáo”. Nhiều tổ chức Hồi giáo ở Malaysia thì tuyên bố đó là “sự sỉ nhục” đối với đạo Hồi.Từ trước đến nay Malaysia vẫn được xem như hình mẫu đối với các nước Hồi giáo khác bởi tốc độ phát triển kinh tế nhanh, xã hội tiến bộ, người dân các sắc tộc, tôn giáo chung sống hòa bình. Người Hồi giáo chiếm 60% dân số Malaysia, 40% còn lại là người gốc Hoa và Ấn Độ. Họ theo các đạo Thiên Chúa, Phật, Hindu…Trên mạng Internet, nhiều người Malaysia, cả đạo Hồi và Thiên Chúa, lo ngại cuộc tranh cãi “Allah” hay không “Allah” sẽ phá tan sự hòa hợp đó, châm ngòi cho một cuộc chia rẽ tôn giáo gay gắt, qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế.

 

CÁC LINH MỤC ẤN ĐỘ HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA TRONG NĂM LINH MỤC

(AsiaNews 10.01) Đánh dấu Năm Linh Mục, ĐGM Derek Fernandes giáo phận Karwar, bang Karnataka, đã mời các linh mục giáo phận ngài đi hành hương Tah1nh Địa. Ngài nói :” Đó sẽ là một thời gian tràn đầy ân phúc, giúp cho các linh mục lớn lênh trong thánh thiện và tinh thần phục vụ. Cuộc hành trình đến Thánh Địa nầy,nơi Kitô giáo ra đời và nơi chúng ta đã gặp Đấng Messia, sẽ giúp các linh mục chín mùi sự canh tân nội tâm thiêng liêng, tăng cường và củng cố đức tin của họ, một thời kỳ soi sáng và một canh tân Ơn Thiên Triệu”. ĐGM Fernandes tâm sự rằng “ cuộc hành hương theo bước chân Chúa Kitô và cầu nguyện ở những nơi Chúa chúng ta đã sống,đã chết và đã phục sinh sẽ cung cấp những giờ phút nuôi dưỡng tâm hồn. Đấng Messia làm cho các tông đồ thành những kẻ chài lưới người và với họ, các môn đệ khác tiếp tục công bố Tin Mừng và mời gọi các dân tộc đến với ơn cứu độ”. 115 trong số 125 linh mục giáo phận Ngài sẽ tham gia vào cuộc hành hương nầy, chia làm hai nhóm, từ 30.01 đến 08.02 và từ 24.05 đến 05.06

 

THÁI LAN : THÁNH ĐƯỜNG CHÍNH THỐNG GIÁO MỚI Ở THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH PATTAYA

(AsiaNews 10. 01) Giáo Hội Chính Thống Nga ở Thái Lan có giáo xứ thứ hai của mình. Giáo xứ được cung hiến vào cuối tháng 12 do Đức TGM Hilarion giáo phận Volokolamsk, đứng đầu về đối ngoại của Toà thượng phụ Moscou (cũng là kỷ niệm năm thứ 10 của cộng đồng Chính Thống Nga ở đá6t nước Châu Á nầy ; 1999 – 2009). Được các tín hữu dâng cúng, Thánh đường Các Thánh Nam Nữ ra đời – không phải trùng hợp - ở Pattaya, một trong những điểm đến du lịch nỗi tiếng nhất trên thế giới. Giữa làn sóng du khách ngày càng tăng, những người Nga chiếm đa số và những người giàu có mua bất động sản ở các khu nghỉ dưỡng đặc biệt nhất ở Thái Lan. Chỉ riêng ở Pattaya đã có 15 ngàn người Ngà sở hữu tài sản hoặc thuê các căn hộ, trong đó 5 ngàn là thường trú. Đức TGM Hilarion nói trogn cuộc viếng thăm của ngài : “Lễ kỷ niệm nầy là một biến cố có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống Giáo Hội. Ngày nay cộng đồng Chính Thống ở Thái Lan rất tích cục và trưởng thành”. Mỗi năm du khách nói tiếng Nga thay đổi từ 300.000 đến 500.000. Với xu hướng nầy, GH Chính Thống dự trù xây một thánh đường thứ ba ở Phyket,một thiên đàng du lịch khác. Ở Thái Lan, 95% trong số 62 triệu dân theo đạo Phật; 4% theo đạo Hồi và 1% là Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái. Công giáo có khoảng 300.000.

 

NGƯỜI PHI LUẬT TÂN CẦU NGUYỆN ĐỂ THOÁT TAI ƯƠNG NĂM 2010

(CathNews 11.01) Hàng trăm ngàn người dân đã tự họp ở Phi Luật Tân để dự lễ hội thường niên tôn vinh “Người Nazaret Đen”,một bức tượng Chúa Giêsu bằng gỗ, để cầu xin cho thoát khỏi các thiên tai. Theo hãng tin AFP: Nhiều người dân Phi Luật Tân tin hình ảnh nầy, mô tả Chúa Giêsu vác thập giá, có thể làm những phép lạ chữa các bệnh nhân, xua đuổi vận xui và mang thịnh vượng. Trưởng thanh tra Oscar Hoguera, đứng đầu đơn vị cảnh sát cơ động Manila, nói về biển người bu quanh chiếc xe được những người mộ đạo đi chân trần cầm những đoạn roi dài: “Họ giống như những con sóng khổng lồ. Năm nay có đông người tham dự hơn năm ngoái nhiều. Nhiều người quay về tôn giáo sau một năm đủ thứ tai ương”.Bão,lụt, lỡ đất và thảm hoạ biển đã giết chết khoảng 2.000 người trên khắp Phi Luật Tân năm 2009,một năm liên kết với vụ tàn sát làm 57 người thiệt mạng và một núi lửa phun trào.

 

PHÁT BIỂU TẠI DIỄU HÀNH VÌ SỰ SỐNG PARIS

(CNA 10.01) Dolores Meehan,đồng sáng lập Diễu Hành Vì Sự Sống Duyên Hải Phía Tây, sẽ là người phát biểu chính tại “Cuộc Diễu Hành Paris” thường niên lần thứ sáu ngày 17.01. Tờ Nhật Báo Công Giáo California đưa tin : Cuộc Diễu Hành Paris lôi cuốn, những tổ chức từ Pháp, Ý,Tây Ban Nha, Bỉ, Liên Hiệp Anh, Ba Lan, Thụy Sĩ, Đức, Ái Nhĩ Lan và Hoa Kỳ. Cuộc diễu hành năm trước đã lôi kéo khoảng 15.000 đến 20.000 người tham dự. Sự kiện nầy bắt đầu vào năm 2005,để tưởng nhớ kỷ niệm 30 năm ngày luật pháp nước pháp hợp pháp hoá nạo phá thai. Biểu ngữ của họ là “ 30 năm đã đủ rồi!”. Meehan nói Bà vui mừng vì được mời nói chuyện tại cuộc Diễu Hành nầy và ngạc nhiên vì những tương đồng giữa các sự kiện tổ chức ở Pháp và California: Cả hai bắt đầu vào năm 2005, cả hai đều đã diễn ra trong các thành phố với một lịch sử mạnh mẽ về hành động cực đoan và phản văn hoá, cả hai lôi kéo những con số ấn tượng giới trẻ và cả hai đều công nhận rằng không có lòng trắc ẩn và công bằng,thì không có công ích hoặc Văn Haó Sự Sống thật sự”. Sự kiện tổ chức ở Pháp không mang tính chất giáo phái hay đảng phái trong sứ mệnh bảo vệ sự sống con người. Theo tờ nhật Báo Công giáo California,sau khi tham dự cuộc diễu hành nầy,Meehen sẽ quay về San Francisco để kịp tham dự Cuộc Diễu Hành Vì Sự Sống năm 2010 Duyên Hải Miền Tây vào ngày 23.01

 

VATICAN : NĂM 2009, PHONG PHÚ VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO

(ZENIT 11.01) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI vui mừng nhấn mạnh đến “sự mở ra” của Giáo Hội cho thế giới, vì một năm 2009 rất phong phú trong các quan hệ ngoại giao. Hôm nay Đức Thánh Cha đã tiếp kiến xá thành viên ngoại giao đoàn bên cạnh Toà Thánh để trao đổi lời chúc đầu năm truyền thống. Trong diễn văn,Đức Thánh Cha đã kể ra những tiến bộ về bang giao của Toà Thánh trong năm 2009, với nêu ra Nga và Việt Nam : ” Từ ít tuần qua,những quan hệ ngoại giao đầy đủ đã được thiết lập giữa Toà Thánh và Liên Bang Nga, đó la 2một lý do để hài lòng sâu xa. Cũng thế, rất có ý nghĩa, là cuộc viếng thăm của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đất nước rất thân thương với tôi, nơi Giáo Hội mừng kỷ niệm sự hiện diện nhiều trăm năm của mình bằng một Năm Thánh”.Đức Thánh Cha tuyên bố :” Giáo Hội mở ra cho mọi người bởi vì,trong Thiên Chúa, Giáo Hội hiện hữu vì tha nhân!”. Người nhấn mạnh :”Trong tinh thần cởi mở nầy,trong suốt năm 2009, tôi đã đón tiếp rất nhiều nhân vật chính trị đến từ các quớc gia khác nhau. Tôi đã thăm viếng một số quớc gia khác và tôi dự định trong tương lai,trong phạm vi có thể được, sẽ tiếp tục làm như thế”. Hiện Toà Thánh duy trì bang giao với 178 quốc gia, cũng như với liên Minh Châu Âu và Dòng hiệp sĩ Malta,đồng thời có một phái bộ bên cạnh Văn Phòng Tổ chức Giải Phóng Palestine . Về phần các tổ chức quốc tế, Toà Thánh là ‘quốc gia quan sát viên” ở LHQ, thành viên của 5 tổ chức hoặc cơ quan thuộc hệ thống LHQ, quan sát viên trong 8 tổ chức khác và thành viên hoặc quan sát viên của 5 tổ chức khu vực […]. Kể từ khi lên làm Giáo Hoàng,vào tháng 04.2005, Đức Thánh cha đã thực hiện 13 cuộc công du quốc tế đến 15 quốc gia : Đức ( 2 lần),Angola, Áo, Úc, Brasil, Camerun,Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, Israel, Jordani, Ba Lan, CH Séc, Các lãnh thổ Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ.

 

ĐỨC THÁNH CHA CHÀO MỪNG 150 NĂM GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN BẮC MỸ

(ZENIT 11.01) Đức Biển Đức XVI đã chào mừng kỷ niệm 150 năm thành lập GHHV Bắc Mỹ và cầu chúc học viện tiếp tục công trình ‘đào tạo các mục tử khôn ngoan và quảng đại đủ tầm để truyền rao đức tin Công giáo trong tình toàn vẹn của nó”. Đức Thánh Cha đã triều yết các bề trên,học viên và cựu học viên vào ngày 09.04. Trong diễn văn bằng tiếng Anh, Người đã nhắc lại cuộc tông du đến Hoa Kỳ vào 04.2008, nhắc lại sự xác tín rằng Giáo Hội ở Châu mỹ được gọi để vun đắp “một nền ‘văn hoá’ tri thức thật sự là Công giáo, tự tin trong sự hài hoà sâu xa giữa đức tin và lý trí và được chuẩn bị để mang sự phong phú của áci nhìn đức tin vào trong những gì liên quan đến các vấn đề cấp bách liên quan đến tương lai của xã hội châu Mỹ”. Một thế kỷ rưỡi sau ngày thành lập, “Học viện nầy đã cho các học viên một kinh nghiệm ngoại lệ về tính phổ quát của Giáo Hội, về sự phát triển sâu rộng của truyền thống tinh thần và thiêng liêng và về sự cấp bách cuả sứ mệng mang chân lý ơn cứu đồ của Chúa Kitô cho mọi người nam nữ mọi thời mà mọi nơi’. Kể từ ngày thành lập do Đức Piô IX cách nay 150 năm, có hơn 5.000 sinh viên đã theo học ở GHHV Bắc Mỹ.

 

ISRAEL VÀ TOÀ THÁNH

(VIS 10.01) ngày 07.01, Ủy Ban thường trực công tác Israel – Toà Thánh đã tiếp tục các công việc của mình về thoả thuận được dự kiến cho khoản 10,2 trong Thoả Thuận Cơ Bản năm 1993. Thông cáo chung xác định rằng cuộc họp đã cho phép nhận diện những chủ đề quan trọng sẽ nằm trong chương trình các cuộc gặp tiếp theo. Cuộc họp lần tới sẽ diễn ra ở Bộ ngoại giao Israel vào ngày 10.02 và khoá họp khoáng đại là vào ngày 27.05 tại Vatican.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 11.01) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bổ nhiệm :

+ Cha Enrico Dal Covolo,SDB; Cha Angelo Di Bernardino,OSA; ngài Gioavanni Maria Vian; Ngài Jean Guyon (Pháp); Ngài Hugo Brandenburg (Đức), làm thành viên Uỷ Ban Giáo Hoàng về khảo cổ học Kitô giáo.

 

NGƯỜI NHẬN ĐƯỢC PHÉP LẠ CỦA MACKILLOP PHÁT BIỂU

(CathNews 12.01) Kathleen Evans,người được chữa lành một cách lạ lùng bệnh ung thu không thể phẫu thuật sau khi đã cầu nguyện với Mary MacKillop, đã nói với các phương tiện truyền thông trong lần giải thích đầu tiên làm sao cô được chữa lành khỏi ung thư phổi và ung thư não. Cô Evans, từ Vùng Hồ Macquire,Nam Newcastle, cho biết bệnh ung thư phổi và não của cô không thể giải phẫu được và cô chỉ còn sống một ít tháng nữa. sau khi được chẩn đoán, cô mang một tấm hình của Mary macKillop, với một mẫu vải của Vị nữ tu kèm theo và cầu nguyện kiên trì với Ngài, như gia đình cô cũng làm. Cô nói cô bị choáng váng khi các chụp cắt lớp thực hiện 10 tháng sau cho thấy bệnh ung thư đã biến mất. Cô cho biết các bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các bệnh án của cô. Cô Evans nói cô không nghi ngờ gì về điều gì đã chữa lành cô: “Tôi tin vào các phép lạ”.

 

NHỮNG VỤ TẤN CÔNG Ở MALAYSIA CÓ MƯU ĐỒ TIÊU DIỆT KỊO HỮU

(CNA 11.01) Đức TGM Robert Sarah, thư ký Thánh Bộ Rao Giảng Phúc Âm Các Dân Tộc tuần qua cho biết rằng những cuộc tấn công vừa rồi chống lại các Kitô hữu ở Malaysia có mưu đồ hủy diệt và loại bỏ “những kẻ tin vào Chúa Kitô”. Vị TGM đưa ra các tuyên bố trên Radio Vatican sau khi những tay cực đoan theo đạo Hồi đánh bom xăng bốn nhà thờ Kitô giáo vùng ngoại ô Kuala Lumpur,Malaysia. Các cuộc tấn công xảy đến sau một cuộc tranh cãi về việc có để cho người Công giáo dùng từ “Allah”, một từ ngữ tiếng malay truyền thống, để chỉ về Thiên chúa của kitô giáo chăng?

 

VIỆT-NAM : CÁC GIÁM MỤC MUỐN MỘT TIẾP CẬN MỀM DẺO HƠN TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀN

(UCAN 11.01) Các GM từ 9 giáo phận phía bắc đã kêu gọi cách thức tốt hơn để giải quyết các tranh chấp đất đai tiếp theo sau một vụ đụng độ giữa các tín hữu Công giáo và các lực lượng an ninh về việc phá hủy một cây thập giá vào tuần trước. Các GM đã gặp đức TGM Ngô Quang Kiệt tại TGM ở Hà Nội và đã đưa ra một thi6ng điệp được đưa lên mạng điện tử của Tổng giáo phận và các giáo hội địa phương khác. Các Ngài chỉ trích sự độc đoán của nhà nước trong những cuộc tranh chấp như thế, mà các Ngài cho là thay đổi rất ít. Thông điệp nầy đưa ra vấn đề liệu các hành động bạo lực như vậy có phải là ‘đường lối chính sách chung mà chính phủ sử dụng để giải quyết những tranh chấp liên quan đến và vùng địa phương chăng. Các giám mục đề nghị Đức TGM Kiệt kiến nbgị nhà cầm quyền phải tìm những giải pháp không làm hại đến thân tyể và tinh thần. Các giám mục gợi ý các luật đất đai của chính phủ phải được xem xét lại hợp với những gợi ý do HĐGM Việt Nam năm 2008 đưa ra. Văn kiện đó kêu gọi phải sửa đổi các luật đất đai đã quá lỗi thời, cho các quyền tư hữu. Trong tuyên bố vừa qua, chín giám mục phía bắc nói các giáo hội địa phương ước mong “góp phần vào việc kiến tạo một đại gia đình ở đó mọi thành viên có thể cùng sống chung hoà bình và tôn trọng nhau”. Sau cuộc họp nầy,Đức TGM Kiệt đã đi thăm và an ủi hai phụ nữ bị đả thương. Các linh mục và giáo dân Công giáo trong TGP Hà nội cũng đi thăm bà con giáo dân Đồng Chiêm và dâng Thánh Lễ tại giáo xứ nầy.

 

PHI LUẬT TÂN : CÔNG TY KHAI THÁC MỌI TỪ BỎ KẾ HOẠCH SAU CHIẾN DỊCH CỦA GIÁO HỘI

(UCAN 11.01) Tập đoàn khai khoáng khổng lồ BHP Billiton Anh-Úc đã rút khỏi một dự án khai thác mỏ nickel ở Phi luật Tân tiếp sau một chiến dịch do Cơ quan Công giáo vì Phát Triển Hải Ngoại (CAFOD), thành viên Anh của Caritas quốc tế. 40% phần trăm vốn của bhp Billiton trong dự án 22,7 tỷ USD nầy được bán cho đối tác liên doanh địa phương AMCOR. CAFOD tiếp tục kêu gọi một tiến trình đồng ý mới trước khi công việc bắt đầu trên mỏ nầy tại Macambol ở tỉnh đông Davao. Do những khe hở nghiêm trọng trong tiến trính đồng ý chính thức, AMCOR và bất cứ đối tác tương lai nào trong dự án nầy cũng không thể dùng điều nầy để thúc đẩy việc khai thác khoáng sản tong vùng nầy. Với việc phát động chiến dịch năm 2008,CAFOD khẳng định rằng dân chúng địa phương đã bị giữ bí mật về dự án nầy mà, theo họ, có thể dẫn tới xói mòn đất đai, lở đất, những cơn lũ đột ngột và ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của 65.000 dân. Vùng nầy lại nằm gần hai vùng có vẻ đẹp thiên nhiên nỗi tiếng, những ngọn núi Hamiguitan và vịnh Pujada. CAFOD tuyên bố rằng các quan chức chính phủ và AMCOR đã đưa hối lộ để nhận được sự ủng hộ cho việc khai khoáng và bịt miệng các chỉ trích.

 

LÀO : ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM TÂN GIÁM MỤC CHO GIÁO PHẬN TÔNG TOÀ SAVANNAKHET

(UCAN 11.02) Ngày 09.01, bề trên đại chủng viện duy nhất ở Lào, Cha Jean-Marie Prida Inthirath, 52 tuổi,đã được bổ nhiệm làm giám mục tông toà Savannakhet, kế nhiệm ĐGM Jean Sommeng Vorochak từ trần ngày 14.07 do ung thư tủy. Cha Prida là bề trên đại chủng viện Thánh Gioan Vianney ở Thakhek,trung Lào,nơi có trụ sở của Tông toà Savannakhet,một trong bốn tông toà ở Lào, hiện có sáu linh mục hoạt động,trong khi một số ít đang học tập ở nước ngoài. Toàn đất nước lào chỉ có chưa đến 20 linh mục. Cha Prida là lựa chọn tự nhiên, vì các linh mục khác hoặc quá trẻ hoặc quá già. Một nhà lãnh đạo giới trẻ Giáo Hội Lào cũng cho biết Cha Prida là một người chân thành và là một nhà giảng thuyết tài năng. Đất nước cộng sản nầy có khoảng 41.000 Công giáo trong tổng số 6,8 triệu dân đa số theo Phật giáo. Phần đông người Công giáo là những người dân tộc Việt nam các các thiểu số khác. Ngày giờ lễ tấn phong giám mục và nhậm chức vẫn chưa ấn định.

 

ĐIỀU TRA CỦA NHẬT BÁO CHO THẤY NHỮNG MẤT MÁT CHOÁNG VÁNG VỚI GIÁO HỘI Ở PHÁP

(CWNews/ La Croix 11.01) Một cuộc điều tra cho tờ nhật báo Pháp La Croix đã cho thấy một khuynh hướng tục hoá gây sững sờ ở Pháp trong thế hệ vừa qua. Con số những người Pháp trả lời phiếu thăm dò tự nhận là Công giáo rơi từ 81% vào năm 1965 xuống 64% vào năm ngoái. số người tham dự Thánh Lễ hằng tuần lao thẳng từ 27% xuống chỉ còn 4,5%. Các số liệu điều tra nầy có thể tìm được ở dạng trình bày Power point qua một trường truyền ở ấn bản Pháp ngữ của trang điện tử Osservatore Romano. Các trang điện tử Roarat Coeli tóm tắt những điểm đáng chú ý cho độc giả Anh ngữ. Ở bình diện giáo lý,chung chung, đây là một thảm hoạ : 63% những người Công giáo thực hành đạo nghĩ rằng tất cả mọi tôn giáo đều giống nhau. 75% yêu cầu ‘cập nhật hoá” Giáo hội về ngừa tránh thai và  68% còn yêu cầu về nạo phá thai. Về việc hiệp thông với Đức giáo tông La mã, tình hình cũng không khá hơn gì ; chỉ có 27% cho rằng Đức Biển-Đức XVI bảo bệ khá tốt các giá trị của đạo Công giáo, trong khi có đến 34% nói ngược lại.

 

THÁNH ĐỊA ; CHÚNG TÔI KHÔNG MUỐN CÓ THÊM ĐỔ MÁU NỮA

(ZENIT 12.01) “Sự vắng bóng hoà bình” và “ sự di cư của các Kitô hữu”: đó là hai ‘thảm kịch’ làm cho các Kitô hữu ở Thánh Địa phải đau khổ. Đó là lời khẳng định của thương phụ Giêrusalem,S.B.Fouad Twal, được đưa tin trên Radio Vatican ngày 11.01. Khai mạc chính thức các công việc của hội nghị điều phối lần thứ 10 các giám mục Mỹ và châu Âu về Thánh địa, diễn ra ở Giêrusalem, Đức thượng phụ đã than phiền rằng “ hoà bình không đến mặc chi các cố gắng, các lời hứa, các cuộc thăm viếng do biết bao cơ chế và nhà lãnh đạo quốc tế’. Ngài giải thích :”Lúc nầy người ta nói về một sáng kiến hành động kác của Hoa kỳ. Chúng tôi sẽ chấp thuận những đề nghị nầy ,miễn là chúng tôn trọng quyền và phẩm giá con người”. Vị thượng phụ cũng nêu ra ‘thảm kịch” cuộc di cư của các Kitô hữu. Ngài khẳng định :” chúng tôi không muốn viện trợ,mà là sự đồng chịu trách nhiệm của các Giáo hội trên thế giới đối với Giêrusalem. Tương lai của Thành phố nầy tùy thuyộc vào toàn bộ Trung Đông. Chúng tôi mệt mỏi lắm rồi, và không còn muốn thấy đổ máu, hận thù và bạo lực, mà là hoà bình và hoà giải’.

 

ĐỨC HỒNG Y SCHONBORN SO SÁNH MỄ-DU VỚI LỘ-ĐỨC

(CWNews 12.01) Nhớ lại rằng sự quan tâm của Ngài đối với mễ Du có từ thập niên 1980, khi các tu sĩ Dòng Đa Minh ở vienne liên kết với một nhóm cầu nguyện Mễ Du, ĐHY Christoph Schonborn cho biết “không đoán trước một phán quyết vĩnh viễn của Giáo Hội, tôi nhận định rằng hiện tượng được làm chứng ở Mễ Du từ năm 1981 có nét tương đồng lớn lao với các cuộc hiện ra khác của Đức Maria”. Lưu ý rằng “tất cả các thông điệp bất thường đáng ngờ ngay từ đầu”, Vị hồng y người Áo cho biết ngài bị ấn tượng rằng thông điệp chính của các cuộc gọi là hiện ra nầy và về hoà bình. ĐHY không bình luận về những xét đoán tiêu cực của ĐGM địa phương và vị tiền nhiệm đối với Mễ Du. Thay vào đó, ngài nói rằng tuyên bố năm 1991 của các giám mục Yugoslavie, ‘ít nhất là đã hai lần được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin xác nhận’, là một ‘nguyên tắc chỉ đạo lý tưởng” : ” Không chắc chắn rằng các hiện tượng nầy là siêu nhiên”. Tuyên bố nầy – Ngài lưu ý – bỏ ngõ khả năng rằng các hiện tượng nầy có thể là siêu nhiên. Ngài nói rằng các thông điệp của Mễ Du không quan trọng bằng việc cầu nguyện diễn ra ở đó, gồm Chầu Mình Thánh,Đi Đàng Thánh Giá,Xưng tội và  đọc mỗi ngày toàn bộ sách Thánh Vịnh. “Để nghi ngờ rằng có một dòng suối ân huự chảy vào Mễ Du, người ta phải nhắm mắt lại”, Ngài nói thêm và so sánh Mễ du với Lộ Đức như một nơi mà các tâm hồn được biến đổi. cũng so sánh sự thận trọng của Giáo hội đối với các cuộc được cho là hiện ranầy với sự thận trọng của Giáo Hội đối với Thánh nữ Faustina, Vị hồng y nhận định rằng ‘ sự đáng tin cá nhân’ người làm chứng và các việc làm bác ái liên kết với Mễ Du chắc chắn là “một yếu tố quan trọng”. “Người ta học được gì từ Mẹ Thiên Chúa? Đức tin trong cuộc sống mỗi ngày! Với tôi, Mễ Du là một trường học dạy đời sống Kitô hữu bình thường”

 

ĐỨC THÁNH CHA BÀY TỎ “SỰ GHÊ TỞM HOÀN TOÀN” VỀ LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở ÁI NHĨ LAN

(CathNews 13.01) Thư mục vụ của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI phản ứng những vụ bê bối lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan sẽ bày tỏ ‘sự ghê tởm hoàn toàn’ của Người về tội ác nầy và kêu gọi linh mục cũng như giáo dân Công giáo canh tanh các giá trị Phúc Âm bên trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Thư mục vụ của Đức giáo tông được mong đợi vào Thứ Tư Lễ Tro cũng công nhận sự đóng góp to lớn của người Ái Nhĩ Lan cho Giáo Hội toàn cầu - từ thời thế hệ vàng đời sống tu viện cho đến phong trào thừa sai hiện đại”. Sẽ có thể còn có một lời kêu gọi hiểu biết thích hợp về sức khoẻ tình dục đúng đắn trong hàng giáo sĩ nhưng cũng cả trong xã hội và một tái nhận định lập trường Giáo hội về tính chất đạo đức tình dục lành mạnh. Đức giáo tông sẽ đưa ra những sáng kiến bảo vệ trẻ em được thực hiện cho đến nay và yêu cầu chúng phải được thực hiện trong Giáo hội Ái Nhĩ Lan. Cuối cùng Đức Giáo Tông kêu gọi toàn Giáo Hội Ái Nhĩ Lan hãy có tình thân hữu và đề nghị Phúc Âm phải được rao giảng bởi các giáo sĩ và tu sĩ,làm việc chung với các giáo dân, để dẫn đến sự canh tân các giá trị Phúc Âm và đức tin trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan.

 

 


Về Trang Mục Lục