Giáo Hội đưa lưng cho người ta đánh,đưa má cho người ta giật râu, trơ mặt mặc cho người ta xỉ vả,mà không một lời biện hộ, bời vì những gì xảy ra trong nhiều thập niên trước nay bị ê chề phơi bày trước bàn dân thiên hạ, làm trò cười và những chỉ trich vô cùng ác tâm,đặc biệt từ những kẻ thù nghịch Giáo Hội. Càng đau hơn nữa khi có không ít linh muỵc, tu sĩ, ‘té nước theo mưa”,thay vì tha thiết cầu nguyện,sám hối, đền tội và liên lĩ chuỗi hạt Mai Khôi , để cầu cho những linh mục lầm lỡ, thì lại đưa vấn đề độc thân ra thảo luận với suy nghĩ rằng luật độc thân linh mục là tác nhân gây ra những tội phạm ấu dâm. Không cần lập lại, ai cũng thấy rõ ràng, rằng bao giáo dân do xấu hổ nhục nhã trước những chuyện đồi bại vô luân và đáng ghê tởm nầy, đã bỏ đạo và xa rời Hội Thánh; bao công sức của vô vàn thừa sai, vô vàn Đấng tử vì đạo, chỉ vì những hành vi dâm dật,tội ác của các linh mục tội lỗi nầy, đã như đem đổ sông đổ biển. Ngoài ra các linh mục,tu sĩ nầy còn hủy hoại cuộc đời và tương lai của các nạn nhân. Con số 3.000 hồ sơ tố giác - rất nhiều trong đó đã bị xử phạt và kề cả bị toà án dân sự kết tội – tuy chưa phải là hết, cũng đủ khiến chúng ta rùng mình kinh hãi. BTGH xin giới thiệu bài phỏng vấn ĐGM chưởng lý Charles J. Scicluna, qua những câu hỏi rất thẳng thắn của Gianni Cardinale, để thấy lập trường của Giáo Hội về việc xử lý kiên quyềt và rất mạnh tay vấn đề nầy.

                               

 

“THÀ BUỘC CỐI ĐÁ VÀO CỔ VÀ VỨT NÓ XUỐNG BIỂN

CÒN HƠN LÀ LÀM GƯƠNG XẤU CHO CHỈ MỘT CHÁU THÔI TRONG CÁC CHÁU NHỎ NẦY”

 

 

Tố cáo, kiện tụng, kết án 10 năm tù vì tội ấu dâm trong hàng giáo sĩ. Phỏng vấn ĐGM Charles J. Scicluna, chưởng lý Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.Trích từ báo “Avvenire” số ra ngày 13.03.2010

Gianni Cardinale



Là chưởng lý, ĐGM Charles J. Scicluna là công bộ của toà án thuộc Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, được giao nhiệm vụ điều tra về những tội nặng nhất [delicta graviora => nhiều nơi dịch chưa đúng là ‘tội nặng hơn”. Khi so sánh hơn – comparaison de supériorité – trong tiếng la-tinh không có ‘đồi tượng’ so sánh, thì có nghĩa ‘superlatif” - nhất,rất. ND], những tội ác mà Giáo Hội coi là nặng nề nhất, những tội phạm đến Phép Thánh Thể hoặc bí mật toà giải tội, hoặc hiếp dâm các ttrẻ vị thành niên do các giáo sĩ. Tự sắc 2001 “Sacramentorum sanctitatis tutela” (bảo vệ sự thánh thiện của các Bí Tích) đã dành cho Thánh Bộ nầy  thẩm quyền xét xử ấy. Vì vật viên chưởng lý phải xử lý vần đề kinh khủng các linh mục bí tố cáo có những hành vi phạm tội ấu dâm, vốn liên tục xuất hiện trên trang đầu các báo chí. Đó là một người rất thận trịng tỉ mỉ và nỗi tiếng khôngbao giờ để bị ai tác động,ảnh hưởng..

 

HỎI : Thưa Đức Cha Scicluna, Ngài nỗi tiếng là cứng rắn và tuy vậy Giáo Hội đang bị tố cáo một cách có hệ thống là dễ dãi đối với các linh mục phạm tội ấu dâm.

ĐÁP : Trong quá khứ, do một cách hiểu xấu về sự bảo vệ danh tiếng của cơ chế nầy, các giám mục có thể tỏ ra khoan dung trước những vụ việc đáng buồn nầy. Trong thực tiễn đã là như thế, vì giữa các nguyên tắc,việc lến án những tội ác nầy đã luôn kiên quyết và không lập lờ. Về những gì thuộc thế kỷ trước, chỉ cần kể ra huấn thị “Crimen sollicitationis” năm 1992 [văn kiện Crimen Sollicitationis được soạn thảo bằng tiếng Latinh vào năm 1ô2, áp đặt lời thề giữ bí mật đối với nạn nhân trẻ em, linh mục bị buộc tội và mọi nhân chứng của vụ việc.ND]

 

[Trần Chung Ngọc,tác giả nỗi tiếng với tư tưởng và các bài viết mù quáng và điên cuồng chống Công giáo, trong số ra ngày 11.07.2009, với bài viết “Viên thuốc độc bọc đường :”hợp tác lành mạnh”, đã chỉ trích và lăng mạ nặng nề Đức Biển-Đức XVI, nhấn mạnh về huấn thị ‘Crimen sollicitatioins” mà ông cho là do Đức Biển-Đức bí mật gửi cho tất cả mọi giám mục để bịt miệng và ngăn chận việc điều tra, tố cáo, xử lý các vụ phạm tội âu dâm do hàng giáo sĩ. Ông còn ngụy tạo những câu mà ông nói là của Đức Biển-Đức XV,ví dụ như câu :”Buddhism is a sort of spiritual eroticism”.(Phật giáo là một thứ khiêu dâm tinh thần).Ông không nhớ rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức năm nay 82 tuổi và như thế, cách đây 48 năm – 1962 - Người mới 35 tuổi (sinh 16.04.1927). Người được bổ nhiệm làm TGM năm 1963 và hồng y năm 1977. Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin năm 1981. Bức thư năm 1962 là do ĐHY Alfredo Ottaviani, thư ký Thánh Bồ gửi. TCN chẳng hiểu biết gì ngoài sự chống đối ác tâm và mù quáng.

Văn kiện De Delictis gravioribus cập nhật Crimen Sollicitationis trong dòng Bộ Giáo Luật 1983 vốn thay thế Bộ giáo luật có hiệu lực từ năm 1917]

 

H. Chứ không phải là 1962 sao?

Đ. Nếu phiên bản đầu tiên những biện pháp nầy có niên đại thời Đức Piô XI, thì Thánh Bộ nầy đã làm một phiên bản mới dưới thời Đức Gioan XXIII, dành cho các Nghị Phụ Công Đồng. Nhưng 2.000 bản in không đủ và việc phân phát được hoãn vô thời hạn. Dù sao đi nữa, đó là nhiững tiêu chí phải theo trong trường hợp phát hiện khi xưng thú những tội ác nặng hơn và thuộc loại tình dục,như là hãm hiềp trẻ vị thành niên.


H. Những tiêu chí nầy khuyên giữ bí mật.

Đ. Việc dịch ra tiếng Anh văn bản nầy quá dở đã khiến người ta nghĩ rằng Toà Thánh áp đặt bí mật để cha dấu các sự việc,nhưng sự mthật không phải như thế. Bí mật của huấn thị nầy dùng để bảo vệ danh tiếng những người bao hàm trong đó, các nạn nhân cũng như các linh mục bị tố cáo, vốn cả họ cũng có quyền được giả định là vô tội. Giáo Hội không thích công lý có tình phô diễn. Những tiêu chí liên quan đến các vụ lạm dụng tình dục chưa bao giờ nghe nói là cấm không được tố cáo với toà án dân sự.

H. Như vậy, văn kiện nầy thường được trích dẫn để lên án Đức đương kim giáo hoàng, khi Người làm tổng tưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đã phải chịu trách về một chủ trương che đậy các sự việc từ phía Toà Thánh.

Đ. Lới kết án nầy là vô căn cứ và còn là vu oan giá hoạ. Xin lấy một vài sự việc. Giữa những năm 1975 – 1985, không có trường hợp giáo sị phạm tội ấu dâm nào được báo về Thánh Bộ nầy cả. Sau khi công bố Bộ Giáo Luật 1983, đã có một thời kỳ bất định về những “delicta graviora” (những tội phạm nặng nề nhất) đúng ra là thuộc thẩm quyền chúng tôi. Chỉ với tự sắc năm 2001 thì tội ấu dân mớlại trở thành thẩm quyêt độc quyền của chúng tôi và từ đó,ĐHY Ratzinger đã cương quyết quản lý những vụ việc nầy . Ngoài ra Nghười còn cho thấy lòng dũng cảm trong việc xử lý những trường hợp vô cùng tế nhị. Lên án Đức đương kim giáo hoàng đã che dấu vấn đề nầy là một sự phỉ báng thuần túy.


H. Điều gì xảy ra,khi một linh mỵc bị kết án một “delictum gravius”?

Đ. Nếu lời tố váo là đúng thật, thì giám mục của LM ấy buộc phải điều tra cả về đối tượng lẫn giá trị pháp lý của vụ việc. Nếu cuộc điều tra sơ bộ xác nhận lời tố cáo, thì GM khịng còn quyền hành động nữa,mà phải chuyển giao hồ sơ nầy cho Phòng kỹ luật của Thánh Bộ chúng tôi. Các quan chức khác thuộc Thánh Bộ nầy cộng tác tùy nhu cầu, đặc biệt là về vấn đề ngôn ngữ.


H. Phòng ấy gồm có những ai?.

Đ. Là một trong những cấp cao trong Thánh Bộ nầy, tôi là thành viên văn phòng nầy,cùng với một chủ nhiệm văn phòng (Cha Pedro Miguel Funes Diaz), bảy giáo sĩ khác và một chuyên viên hình sự giáo dân đặc trách các vấn đề nầy.

 

H. Văn phòng nầy đã bị tố cáo là hoạt động ít oi và chậm chạp

Đ. Khẳng định như vậy là bất công. Năm 2003 và 2004, đã có một loạt dồn dập những trường hợp trình lên Thánh Bộ xem xét, đa số từ Hoa Kỳ. Từ đó, hiện tượng nầy giảm dần chúng tôi thử xử lý các hồ sơ ngay khi có vụ việc xảy ra.

 

H. Cho tới nay Ngài đã giải quyết được bao nhiêu?
Đ. Từ 2001 đến 2010, khoảng 3.000 đơn tố cáo liên quan đến các linh mục triều hoặc các tu sĩ, về những tội ác phạm trogn 5o năm gần đây nhất.

H. Như vậy là có 3.000 trường hợp linh mục phạm tội ấu dâm?

Đ. Không thể nói như vậy được, vì nói chung, trong 60% các trường hợp, có những hành vi ‘bệnh thích thiếu niên” (éphebophilie), nghĩa là bị hấp dẫn mặt thể hình đối với các thiêu niên cùng giới tính. Trong những trường hợp khác, khoảng 30%, là bị thu hút tình dục khác giới và vớu 10% còn lại thì thật sự bị thu hút về thể lý đối với những bé trai chưa dậy thì. Trong chín năm, có khoảbg 300 linh mục bị tố cáo phạm tội ấu dâm. Tất nhiên lá quá thể,nhưng phải nhận định rằng hiện tượng nầy không lan rộng như người ta muốn làm cho ta tin.


H. Có bao nhiêu vụ xử và kết án trên 3.000 bị cáo?

Đ. Trước hết, trong 20% trường hợp, việc xử án – hình sự hoặc hành chính – đã diễn ra dưới sự giám sát của chúng tôi trong giáo phận có thẩm quyền. Rất hiếm khi có một vụ xử ở Vatican, điều nầy cũng cho pjhép đẩy nhanh thủ tục pháp lý. Trong 60% trường hợp, chủ yếu do tuổi tác của các bị cáo, người ta không đưa ra xử, nhưng các biện pháp kỹ luật được dành cho họ,như là cấm dâng Thánh Lễ có công chúng và cấm giải tội hoặc buộc phải sống một đời ở ẩn và ăn năn sám hối. Nếy trong phạm trù nầy đã có những trường hợp được đặc biệt đưa lên các phương tiện truyền thông, thì tuyệt đối không phải là về xá tội. Nều đã không có kết án công khai, thì việc phải im lặng và buộc cầu nguyện có trọn vẹn ý nghĩa của nó.

 

H. Còn 20% còn lại thì sao?

Đ. Ta sẽ nói rằng với một nửa số đó, tức là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, căn cứ trên những chứng cứ không thể nghi ngờ được, thì Đức giáo hoàng đã đau đớn buộc phải cho hồi tục. Đây là một biện pháp cùng cực,nhưng không thể nào tránh được. Nửa còn lại, đó là những linh muc xin được cất những bổn phận linh mục của họ. Người ta thấy trong số nầy những linh mục bị tìm thấy có tài liệu khiêu dâm trẻ em, bị toà án dân sự kết án vì tội nầy.


H. Vậy từ đâu ra 3.000 trường hợp mà ngài đã nêu lên?

Đ. Chủ yếu kà từ Hoa Kỳ, nơi trong 2003 -2004 đã cung cấp khoảng 80% các trường hợp. Năm 2009, tỷ lệ rơi xuống còn 25% trong 223 hồ sơ mới đến từ khắp thế giới. Năm 2007 – 2009, bình quân mỗi năm được báo tình Thánh Bộ chúng tôi là 250. Một số quốc gia chỉ báo một hoặc hai trường hợp, dù con số các nước có dính dáng đến một hiện tượng khá giới hạn,ngày càng tăng. Hãy nhớ là có 400.000 linh mục triều và dòng trên thế giới,một con số không liên quan gì với nhận thức là những trường hợp bị phơi bày trong báo chí gây nên.

 

H. Ở Ý thì sao?

Đ. Cho tới nay vấn đề nầy không có vẻ gì khoác chiều kích gây ấn tượng, kể cả nếu tôi lo lắng về một văn hoá im lặng nhất định,hãy còn qúa phổ biến. Ngoài ra,HĐGM Ý bảo đảm một dịch vù pháp lý kỹ thuật tuyệt vời cho các giáo phận khi cần xử lý những vụ việc nầy. Người ta phải chào mừng sự dấn thân ngày càng tăng của các giám mục làm sáng tỏ ngay những trường hợp mà người ta báo với các ngài.


H. Ngài nói rằng các vụ kiện đang xảy ra chỉ tượng trưng 20% trong 3.000 trường hợp được xem xét trogn chín năm gần đây. Có phải tất cả kết thúc bằng việc xử phạt các bị cáo?

Đ. Nếu nhiều vụ kiện kết thúc bằng một xử phạt, thì trong một số trường hợp người linh mục đã được thanh minh trắng án hoặc những lời tố cáo không có đủ bằng chứng. Trong mỗi trường hợp, nhười ta lượng định tình chất phạm tội của bị cáo, song cũng cả khả năng chi toàn thừa tác vụ của linh mục đó.


H. Người ta thường tố cáo phẩm trật Hội Thánh là đã không chuyển cho luật pháp dân sự những trường hợp giáo sĩ phạm tội ấu dâm được báo cho họ.

Đ. Trong những nước có văn hoá luật pháp theo Anh, nhưng cũng cả ở Pháp, các giám mục thường biết được những tội ác do các linh mục của các vị phạm ở ngoài toà giải tội, buộc các ngài phải nại tới thẩm quyền tư pháp. Đó là một tình hình nghiêm trọng, vì các giám mục nầy như một người cha bị buộc phải tố cáo con mình. Trong những trường hợp nầy, chúng tôi khuyên nên tôn trọng luật pháp dân sự.


H. Và nếu giám mục không có sự ép buộc nầy thì sao?

Đ. Trong những tình huống ấy,Thánh Bộ không bắt buộc các giám mục tố cáo các linh mục của họ,nhưng Thánh Bộ khuyến khích mời gọi các nạn nhân tố cáo các lý hình của mình. Chúng tôi khuyến khích các giám mục cung cấp cho các nạn nhân nầy mọi sự hỗ trợ cần thiết, không chỉ về mặt tinh thần. Trong trường hợp vừa mới đây của một linh mục bị một toà án dân sự kết tội, chính Thánh Bộ đã gợi ý cho những người tố giác đòi hỏi một thủ tục theo giáo luật để bào động toà án dân sự. Làm như thế là vì lợi ích của các nạn nhân và để tránh những hành vi phạm tội mới.

 

H. Quy định nầy có được dự trù đối với những “delicta graviora” chăng?

Đ. Ông vừa đụng đến một điểm tế nhị. Truớc năm 1898, nguyên tắc của quy định hình phạt còn xa lạ với luật Giáo Hội. Chỉ với Tự Sắc 2001 mà người ta đưa vào mộg quy định 10 năm cho các tội nặng. Với những tội phạm về tình dục, thời gian 10 năm bắt đầu từ sinh nhật thứ 18 của nạn nhân.


H. Như vậy có đủ chăng?

Đ. Thực tiễn cho thấy rằng quy định mười năm nầy không thích hợp với loại vụ việc nầy. Sẽ tốt hơn nều quay lại với hệ thống trước đây,ấn định tính bất kả xâm phạm của những ‘delicta graviora’ nầy. Ngày 07.11.2002,Đức Gioan-Phaolô II đã chuẩn nhận cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin được phèp xem xét từng trường hợp một,theo đề nghị của giám mục liên quan.

Nguồn : CHIESA 13.03.2010

BTGH chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục