Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 12.04 ĐẾN 18.04.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

CÁC GIÁM MỤC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NẠN LẠM DỤNG TÌNH DỤC

(CWNews 13.04) ĐGM Georg Ganswein, thuư ký riêng của Đứx Thánh Cha, đã nhắc nhở một tờ nhật báo Đức, rằng các giám mục chịu trách nhiệm trong việc giải quyết với nạn gia`o sĩ lạm dụng tình dục trong giáo phận của các ngài: “Chưa có ai từng lên án nạn lạm dụng mạnh mẽ như Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công giáo. Chẳng co` ý nghĩa gì cũng như chẳng ích gì với Đức giáo hoàng khi phải đưa ra giải thích về mỗi trường hợp cá nhân phạm tội lạm dụng. Sẽ quá hấp tấp bỏ qua việc các giám mục và các HĐGM phải chịu trách nhiệm”. Trong một phỏng vấn trong đó ngài điểm lại năm năm lên làm giáo hoàng của Đức Biển-Đức, ĐGM Ganswein bày tỏ thất vọng rằng phán quyết giỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn gisám mục Huynh Đoàn Piô X đã bị hiểu sai khắp nơi. Ngài nói thêm rằng “Đức tin không thể chuyển lay -  Sự cương quyết khiêm tốn - Sự hoà nhã dịu dàng khiến người ta nguôi giận” là ba nét đặc trưng quan trọng của Đức Thánh Cha.

 

ĐỨC THÁNH CHA KHÔNG CHẤP NHẬN BẤT KỲ LỚI BÀO CHỮA NÀO ĐỐI VỚI LẠM DỤNG TÌNH DỤC

(CNA 13.04) Trong bài diễn văn chỉ đạo khai mạc kỳ họp khoáng đại lần thứ 99 HĐGM Chilê, ĐGM Alejandro Goic nhấn mạnh lập trường kiên định của Đức Biển-Đức XVI trong việc đối phó các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục, và cho biết Đức Thánh Cha không chấp nhận bất cứ lời bào chữa nào cho các tội ác nầy. Với sự hiện diện của ĐHY Quốc Vụ Khanh, khi nói về chuyện giáo sĩ lạm dụng tình dục,ĐGM Goic cho biết các GM Chilê lập lại ‘sự hiệp thông trọn vẹn của chúng tôi với Vị Cha Chung và Mục Tử Hoàn Vũ kính yêu của chúng ta, Đấng đã nhắc nhở chúng tôi vô cùng rõ ràng phải theo hướng dẫn của Tin mừng mà giải quyết những trường hợp nầy, vốn luôn hết sức phức tạp. Chúng luôn hết sức nghiêm trọng, mặc dù hiếm hoi”. Ngài nói :” Vì lý do nầy,chúng tôi hiệp nhất ý chí với Đức Thánh Cha, Đấng không chấp nhận bất cứ lời biện hộ hoặc thanh minh nào đối với những tội lỗi ghê tởm, vốn phải bị lên án, những tội mà chúng ta phải đương đầu với các ảnh hưởng của chúng,bám vào Đức Chúa, sao cho khộng bao giờ những người bé mọn, - những kẻ được Chúa Giêsu yêu chuộng, - còn bị thương tổn trong lòng Giáo Hội. Sự cương quyết và kiên định rõ ràng của thông điệp nầy và những hành động của Đức Thánh Cha là bằng chứng của con đường theo đó Người dẫn dắt Giáo Hội đối phó với những giai đoạn nầy”.

 

KIÊN QUYẾT BÊNH VỰC MẠNH MẼ ĐỨC THÁNH CHA

(CWNews 13.04) Đức TGM Wilton Gregory giáo phận Atlanta, giữ chức chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ khi hiến chương Dallas 2002 được thông qua, đã đưa ra lời bênh vực Đức Thán Cha mạnh mẽ trong buổi phỏng vấn ngày 12.04 với Radio Vatican. Theo hiến chương Dallas - được chính thức gọi là hiến chương bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên - tất cả mọi linh mục bị tố cáo một cách đáng tin đã phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, sẽ bị vĩnh viễn đình chỉ thừa tác vụ. Đước hỏi về các quan hệ của ngài với Giáo Triều La Mã vào lúc ấy, Đức TGM trả lời : Các giới chức trong Giáo Triều đã đưa ra những câu hỏi khó, do các vị phải làm như vậy để chu toàn trách nhiệm từ  nhiều viễn cảnh trong đời sống Giáo Hội,nhưng tôi phải nói là người đã tỏ ra nắm bắt chắc chắn sự nghiêm trọng của vấn đề nầy, và ủng hộ phương hướng mà chúng tôi đang theo nvà cổ vũ chúng tôi hoàn thành công việc đã được khởi đầu nầy, chính là ĐHY Ratzinger. “Trong thời gian 3 năm tôi làm chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ,tôi đã 13 lần sang Roma và gần như luôn hội kiến riêng với ĐHY Ratzinger. Không còn nghi ngờ gì Người đã là tiếng nói ủng hộ chúng tôi và luôn cho thấy Người hiểu biết hết sức vững vàng và rộng rãi tính chất nghiêm trọng và tầm quan trọng cần hành động và phản ứng lại quyết liệt.

 

TỘI PHẠM ẤU DÂM KHÔNG LIÊN KẾT VỚI ĐỘC THÂN LINH MỤC, MÀ LÀ VỚI ĐỒNG TÍNH

(CNA/EWTN News 13.04) Trong một cuộc họp báo kâu giờ ở Chilê, ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Bertone được hỏi về khả năng hủy bỏ luật độc thân linh mục tiếp sau các phát hiện tôi phạm ấu dâm trong các linh mục. Ngài đã trả lời bằng việc giải thích rằng nghiên cứu cho thấy hai vấn đề nầy không liên quan đến nhau, tuy nhiên các nghiên cứu chứng minh rằng có một sự kết nối giữa tôi phạm ấu dâm và đồng tính. ĐHY lưu ý :”Nhiều nhà tâm lý học và phân tâm học đã chỉ cho thấy rằng không hề có một mối liên lạc giữa luật độc thân linh mục và tội phạm ấu dâm”,nhưng đã khám phá ra một ‘mới liên hệ giữ đồng tính và tội phạm ấu dâm”. Ngài lưu ý rằng “có rất nhiều tài liệu từ các nhà tâm lý học trong lãnh vực nầy”. Nói về những vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thánh niên, ĐHY nói :”Điều quan trọng là cung cấp hướng dẫn thích hợp và chấp nhận những sưự việc của quá khứ. Hết sức cần phòng ngừa điều nầy xảy ra hiện tại và trong tương lai qua huấn luyện toàn diện về các nhân đức con người và linh mục đối với các ứng viên chức linh mục”. Thêm vào đó, ngài còn chó biết trong khi những người khác vẫn im tiếng, thì Giáo Hội đã nói thẳng ý kiến của mình về những vấn đề khác liên quan đến phẩm giá các trẻ em,thanh thiếu niên và phụ nữ. Ngài nói :”Đức Thánh Cha đã tố giác gay gắt du lịch tình dục và bênh vực phẩm giá những kẻ bị bóc lột theo cách nầy”.

 

VĂN KIỆN THƯỢNG HỘI ĐỒNG TRUNG-ĐÔNG SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG CUỘC TÔNG DU CYPRE

(CNA/EWTN News 12.04) Toà Thánh đã công bố chi tiết cuộc tông du tới Cypre của Đức Thánh Cha vào tháng sáu. Người sẽ giới thiệu văn kiện làm việc cho Thượng Hội Đồng Đặc Biệt cho Trung Đông sắp tới. Cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới hòn đảo Địa Trung Hải nầy từ 4 – 6 tháng 6 đánh dấu cuộc thăm viếng quốc tế lần thứ ba năm nay, tiếp theo cuộc tông du tới nước Malta vào tuần tới đây và tới Bồ Đào Nha vào tháng 5. [Ngày 02.05, Đức Thánh Cha cũng sẽ hành trình đến miền Bắc nước Ý để thờ kính Khăn Liệm Turin]. Văn kiện nầy sẽ thiết lập những hướng dẫn cho Thượng Hội Đồng Đặc Biệt sẽ diễn ra ở Vatican từ 10 đến 24 tháng 10 tới đây. Chủ đề của cuộc họp thượng đỉnh nầy,là :” Giáo Hội Công giáo ở Trung Đông. Hiệp Thông và Chứng Từ. Công đồng những kẻ tin nay một lòng một trí”.

 

KÝ GIẢ NGƯỜI PÊRU TỐ CÁO SỰ SĂN LÙNG ĐỘC ÁC CHỐNG LẠI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO.

(CNA 10.04) Nhà báo Pêru Martha Meier vừa cho đăng một bài viết trong tờ nhật báo Rl Vomerco,tố giác ‘cuộc săn lùng độc ác chống lại Giáo Hội Công giáo” đang được các phương tiện truyền thông thực hiện, vốn mưu toan bôi nhọ thanh danh Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI về chuyện giáo sĩ lạm dụng tình dục. Meier nói những kẻ đang cố tìm cách làm nhơ hình ảnh Đức giáo hoàng “muốn nhớ lại ý thức hệ lỗi thời của họ”. Sau khi đã lưu ý rằng phải áp dụng trọn vẹn sức mạnh luật pháp đối với các linh mục phạm tội lạm dụng, Meier đặt câu hỏi : Những kẻ xé nát quần áo họ về những hành vi phạm tội ấu dâm ghê tởm nầy có thật sự quan tâm đến các trẻ em chăng? Những kẻ làm đổ hàng đống mực có thật sự muốn tìm kiếm sự thật chăng? Câu trả lời là “không”. Qua việc đưa ra thông tin sai lạc, ‘họ làm cho Giáo Hội Công giáo bị tai tiếng,họ chỉ trích bất kỳ ai và muốn bắt cả hơn hai tỷ tín hữu Công giáo phải cảm thấy có tội”. Meier nói :” Vhuyện giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên là một ngoại lệ, không phải là tiêu chí. Các con số thống kê cho thấy rằng đó là một tình trạnh bất thường với 0,3% số giáo sĩ dính vào”. Ám chỉ về những vụ lạm dụng do các đội quân gìn giữ hoà bình thực hiện, Bà so sánh việc giải quyết với những trường hợp số ít nầy trong Giáo Hội với những trường hợp của các cơ quan nhân đạo như là LHQ tại các vùng tình trạng khẩn cấp :” Các lực lượng gìn giữ hoà bình nên biến mất chăng? Có phải ông tổng thư ký Ban Ki Moon và các người tiền nhiệm phải chịu trách nhiệm? Nếu chúng ta đã theo cái lô-gic của những người bài giáo sĩ, thì chúng ta sẽ phải chỉ trích họ, bời vì những hành động nầy vẫn tiếp tục trong các nơi ấy, những nơi mà lẽ ra họ phải giúp đỡ những kẻ trong cơn ngặt nghèo”. Theo Bà, nó chẳng giúp gì cho dân chủ, mà chỉ là một hình thức khủng bố ngoan cố và cơ hội chủ nghĩa”.

 

GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦNG HỘ ĐỨC THÁNH CHA CHỐNG LẠI ‘SỰ ÁC VÀ DỐI TRÁ”

(AsiaNews 10.04) Nạo phá thai,HIV/Aids, bạo lực,ly dị,lạm dụng tình dục đang lan rộng trên khắp thế giới như một dấu hiệu suy thoái đạo đức. Nhưng một số người đã quyết định chỉ nói về chuyện linh mục lạm dụng. Những tấn công chống lại Đức Biển-Đức XVI  tìm cách làm giảm uy tín và sự cam kết của Người về chân lý cuộc sống. Các ‘thế lực xấu xa” hiệp sức với nhau: trước hết Đức Ratzinger đã quá “nghiêm khắc”, nay thì lại ‘quá dung túng và lỏng lẻo”. ĐGM giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi-Văn-Đọc, đã viết một bức thư gửi các linh mục nhân Năm Linh Mục. Đây cũng là một lời biện hộ sôi nổi cho Đức Thánh Cha chống lại chiến dịch toàn cầu  nhắm chứng minh Đức Thánh Cha có tội vì sự im lặng đáng trách và hành động che dấu cho một số giám mục phạm tội lạm dụng tình dục. ĐGM giáo phận Mỹ Tho, 66 tuổi, là chủ tịch Uỷ Ban Giám Mục về Tín Lý. Thư nầy cũng được đăng trên trang web của giáo phận (www.giaophanmytho.net).

 

DANH TÍNH 25.267 NGƯỜI BỊ LƯU ĐÀY Ở MỘT TRẠI TẠI BỈ ĐƯỢC ĐỌC SUỐT ĐÊM

(AFP/La Croix 11.04) Tên của 24.916 người Do Thái và 351 người Di-gan bị lưu đày ở ttại Dossin Malines,Bỉ, được đọc không gián đoạn trong suốt đêm thứ bảy cho đến chiều Chúa Nhật, để đánh dấu ngày tưởng niệm vụ tàn sát người Do Thái. Việc xướng danh nầy được thực hiện trong một hội đường Do Thái ở một thị trấn thuộc Bruxelles và được phát lại trên làn sóng radio địa phương Radio Judaica. Giáo sĩ người Bỉ Abraham Dahan :”Ở đây mục tiêu không phải là dựng lên một việc thờ phượng,nhưng đúng hơn là nhắc nhở lại những gì đã xảy ra. Chúng ta sống trong một nền dân chủ mỏng manh biết mấy và người ta không bao giờ được ngưng bảo vệ nó”. Cuối ngày xuớng tên nầy, các đại diện chính quyền nước Bỉ tham dự một nghi thức chính thức trong hội đường nầy, do nhiều tổ chức Do Thái giáo ở Bỉ đứng ra tở chức. Theo mạng internet Bảo Tàng Do Thái giáo Lưu Đày và Kháng Chiến, nằm trong một cánh xưa cũ của trại nầy ở Malines, 25.267 người Do Thái và Di-Gan đã bị lưu đày ở Auschwitz từ trại tập trung nầy giữa các năm 1942 đến 1944. Hai phần ba bị cho vào lò ga khi bị chuyển đến; chỉ có 1.221 sống sót. Khi Đức xâm lăng Bỉ, con số người Do Thái ở Bỉ ước lượng là 69.000, trong đó 10.000 trốn chạy sang Pháp.

 

HÀNG NGÀN NGƯỜI VIẾNG KHĂN LIỆM TURIN NGÀY KHAI MẠC VÀO CUỐI TUẦN

(CNA/EWTN News 12.04) Theo ĐHY TGM giáo phận Turin,Severino Poletto, Đấng cử hành than1h lễ khai mạc vào chiều ngày 10.04 cùng với các giám mục vùng Piemont,nước Ý : Lần trưng bày Khăn Liệm đầu tiên nầy kể từ năm 2000 đã tạo ‘con đường đức tin và cầu nguyện” cho hơn 1,5 triệu khách hành hương và tham quan. Trong những người có thể tham dự việc thờ lạy trong ngày khai mạc có các nhà chức trách dân sự và tôn giáo địa phương, các phóng viên và 4.000 tính nguyện viên cung cấp trợ giúp trong thời gian trưng bày, từ 10.04 đến 23.05. Sau Thánh Lễ, 12.000 người hành hương đã đặt vé xếp hàng đi qua nhà thờ chính toà để vầu nguyện và lướt nhìn qua tấm khăn liệm được cho là mang hình than thể Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Đức Thánh Cha nói hôm 11.04 rằng “Người cũng sẽ trong số những người hành hương để bày tỏ lòng kính tôn trong một hành trình dự trù vào ngày 02.05.

 

VỤ TÀN SÁT Ở KATYN, LỜI NÓI DỐI CỦA CỘNG SẢN VÀ BI KỊCH QUỐC GIA CỦA BA LAN

(La Croix 12.04) Ngày 10.04, tổng thống Lech Kaczynski tử nạn đang khi cúng với một phái đoàn đi đến Katyn, Nga, để mặc niệm trên mộ của 22.000 sĩ qian Ba Lan bị hành quyết cách nay 70 năm do công an của Staline. Khi Đức quốc xã xâm lăng Ba Lan vào ngày 01.09.1939, quân đội Ba Lan phải rút lui về hướng đông. Cuộc xâm lăng ngày 17.09 phần đất Ba Lan nầy do hồng quân Liên Xô, qua hiệp ước Đức-Nga Ribbentrop – Molotov, đã khiến cho các toán binh sĩ ba Lan không kịp trở tay. Khoảng 22.000 sĩ quan dự bị Ba Lan, chủ đất, giáo sư,luật sư hoặc bác sĩ bị động viên nhập ngũ vào năm 1939, đã bị cộng sản Liên Xô bắt làm tù binh và cho vào trong nhiều trại giam. Ngày 05.03.1940, Joseph Staline đã ký lệnh gửi cho NKVD, công an chính trị của y, ‘áp dụng đối với những phần tử chống lại chính quyền xô-viết nầy án tử hình”. Tháng 04.1943, người Đức phát hiện ở Katyn những nơi chất xác chết của khoảng 4.500 binh lính Ba Lan, bị bắn vào gáy. Khi gây chiến với Liên bang Xô Viết, người Đức đã lộ ra cho thế giới biết. Nhưng Staline bác bỏ trách nhiệm về việc nầy và đổ lỗi cho Đức quốc xã và bộ máy tuyên truyền cộng sản tiếp tục trong nửa thế kỷ duy trì sự dối trá nầy. Phải đợi đến năm 1990 với lãnh tụ Mikhail Gorbachev thì Moscou cuối cùng mới thừa nhận trách nhiệm. Trong một cử chỉ hết sức tượng trưng, thủ tướng Nga Vladimir Putin [ sĩ quan lãnh đạo mật vụ Liên Xô KGB. BTGH] ần đầu đến Katyn vào ngày 07.04 bên cạnh người đồng cấp Ba Lan Donald Tusk để cùng tỏ lòng kính trọng các sĩ quan Ba Lan, song cũng cả đối với các nạn nhân xô-viết của chủ nghĩa Staline.

 

“ĐỦ LẮM RỒI!”

BRUNO CORNACCHIOLA, MỘT TÍN ĐỒ TIN LÀNH CỰC ĐOAN, MUỐN GIẾT ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII

(MDN 12.04) Đức Trinh Nữ đã hiện ra với ông tại Tre Fontane (Ba Dòng Suối)  ngày 12.04.1947 và nói với ông một cách đầy quyền lực :” Ngươi đang bắt bớ Ta đấy! Đủ lắm rồi! Hãy đi về nhà (…). Hãy đọc kinh cầu nguyện và lần chuỗi Mai Khôi để cầu cho những người tội lỗi và những kẻ không tin được ăn năn trở lại và cho sự hiệp nhất các Kitô hữu”. Mẹ Thiên Chúa còn chỉ ra một linh mục làm cha linh hướng cho ông. Mẹ nói ông sẽ nhận ra vị linh mục ấy qua những lời Ngài sẽ nói đầu tiên với ông. “Khi đã tìm được vị linh mục nầy rồi, ngươi phải vâng lời ngài”. Đoạn Đức Maria chúc lành cho nơi hiện ra nầy : một tảng đá lớn :”Trong hang đá nầy,Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra với tôi. Mẹ âu yếm mời gọi tôi gia nhập Giáo Hội La Mã và Giáo Hội tông truyền”. Một vị linh mục thứ hai được Đức Mẹ chỉ định đã dẫn ông tới Đức Giáo Hoàng Piô XII vào ngày 09.11.1949, khi Người ban triều yết cho các tài xế tàu điện Roma. Sau khi lần chuỗi mai khôi trong nhà nguyện riêng, Đức Thánh Cha nhìn thấy Bruno tiến về phía Người và tuyên bố :”Trọng kính Đức Thánh Cha, đây là cuốn Kinh Thánh Tin Lành mà con đã dùng để ‘giết chết” nhiều linh hồn” và sau đó ông nói thêm đôi mắt đẩm lệ: “Và đây là con dao găm, có khắc hàng chữ “ Giết Giáo Hoàng”. Con đã lên kế hoạch sát hại Người với con dao nầy! Nay con đến xin Người tha thứ”. Và Đức Thánh Cha Piô XII đã trả lời :” Giết Cha con sẽ chẳng làm được sự gì hết,ngoài việc cho Giáo Hội thêm một người tử vì đạo nữa và cho Chúa Kitô thêm một chiến thắng của tình yêu. Con trai ta ạ, sự tha thứ tốt nhất chính là ăn năn thống hối..”. Sau đó khá lâu, năm 1978,Bruno được gặp Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, và Người đã nói với ông :” Con đã nhìn thấy Mẹ Thiên Chúa, do vậy con phải trở thành một vị thánh

 

DAWKINS,HITCHENS MUỐN ĐỨC GIÁO HOÀNG BỊ BẮT GIỮ Ở NƯỚC ANH

(CathNews 12.04) Tin tức tờ Times Online được tờ The Australian đăng lại :  Những người vô thần nỗi tiếng Richard Dawkins và Christopher Hitchens đã yêu cầu các luật sự nhân quyền đưa ra một vụ kiện buốc tội Đức Thánh Cha vì cho là bao che chuyện lạm dụng tình dục. Dawkins muốn Đức Than1h Cha bị bắt giữ trong cuộc tông du tới nước Anh ‘vì những tội ác chống loài người”. Cả hai cho rằng chúng có thể khai thác cùng nguyên tắc pháp lý đã được dùng để bắt Augusto Pinochet, khi nhà độc tài người Chilê quá cố nầy thăm viếng nước Anh năm 1998. Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Anh quốc trong các ngày tứ 16 – 19 tháng 09, thăm viếng Luân Đôn,Glasgow và Coventry. Dawkins và Hitchens cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ không thể tuyên bố quyền miễn nhiễm ngoại giao để không bị bắt, vì mặc dù chuyến đi được xếp vào loại viếng thăm cấp nhà nước, nhưng Người không phải là một nguyên thủ được LHQ công nhận. Chúng đã ủy thác cho luật sư Geoffrey Robertson và cố vấn pháp luật Mark Stephens đưa ra một biện hộ cho hành vi pháp lý. Robertson,cũng là một thẩm phán của LHQ, kêu gọi chính phủ Anh cầm chân Đức giáo hoàng Biển-Đức trong cuộc tông du và gửi Người chịu xử án tại Toà Án Tội Án Quốc Tế vì ‘những tội ác chống loài người”. Trong một bài báo đăng tuần qua, Robertson cho biết các luật gia cũng đưa ra các thủ tục pháp lý như thế để kết án ac1c tội phạm chiền tranh như là Slobodan Milosevic. Robertson là một trong 5 luật gia được lựa chọn của hệ thống tư pháp nội bộ LHQ chịu trách nhiệm bắt giữ các quan chức LHQ vì tham nhũng và quản lý tồi. Robertson nhấn mạnh rằng ICC có thể được dùng bao lâu quyền miễn nhiễm của người cầm đầu tối cao bị khước từ và bao lâu các luật gia có thể chỉ cho thấy rằng vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã được thực hiện trên một quy mô lan rộng và có hệ thống.

 

BỔ NHIỆM MỚI:

(VIS 12.04) Ngày 10.04,Đức Thánh Cha bổ nhiệm:

- ĐHY Tarcisio Bertone,SDB, làm đại diện cho Đức Thánh Cha tại Đại Hội Thánh Thể Slovenia,vào 13.06.2010

- ĐHY Jozef Tomko, đặc phái viên của Đức Thánh Cha ngày kỷ niệm 300 năm nhà thờ chính toà Minsk,

  Belarusse, vào ngày 12.06.

 

CANH THỨC CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II ĐƯỢC TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC

(Fides 11.04) Hội Truyền Giáo TGP Czestochowa đã tổ chức một đêm canh thức cầu nguyện và cầu xin Thánh Mẫu cho việc tôn phong lên hàng Chân Phước Tôi Tớ Chúa Gioan-Phaolô II, nhân kỷ niệm năm năm ngày Người băng hà, trước ngày lễ Lòng Chúa Xót Thương được Người hết sức mến chuộng và khích lệ. Buổi cầu nguyện có sự tham gia của những tổ chức giới trẻ và đại diện các phong trào giáo hội, diễn ra ngày 10.04 tại nhà thờ Thánh Giacôbê Tông Đồ ở Czestochowa. Cũng như vậy ở Zawiercie, trong vương cung thánh đường hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô, Đức TGM giáo phận Czestochowa, Stanisla Nowak, chủ trì “cuộc đi bộ im lặng và cầu nguyện” và thánh lễ cầu nguyện cho việc phong chân phước nầy. Hôm trước lễ Lòng Chúa Xót Thương, các thánh lễ được cử hành khắp trên Ba Lan.

 

MEHICO : “LỜI CHÚA TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI”

(Fides 11.04 ) HĐGM Mehico họp phiên khoáng đại lần thứ 89 từ 12 đến 16 tháng 04 tại Cuautitlan Izcalli, phiên họp khoáng đại đầu tiên trong hai phiên hàng năm. Dưới ánh sáng các quy chế và thông điệp Thượng Hội Đồng năm 2008 về Lời Chúa, chủ đề cuả cuộc họp là “Lời Chúa trong cuộc sống và trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội”. Trong 5 ngày, các chủ chăn GH Công giáo Mehico xem xét và phê duyệt những chương trình của các uỷ ban giám mục khác nhau để phục vụ hiệu quả hơn tinh thần hiệp nhất và tinh thần tập thể . Dù không đưa vào chương trình họp,nhưng người ta chờ đợi sẽ xét đến chiến dịch ‘thù địch” thời gian nầy chống lại Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công giáo, và các GM Mehico sẽ đưa ra một tuyên bố ủng hộ và đoàn kết với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và tham gia chiến dịch vận động hoà bình ở Mehico.

 

KHOÁ HỌP ỦY BAN KINH THÁNH

(VIS 12.04) Uỷ Ban giáo hoàng về Kinh Thánh họp phiên thường niên tại Vatican từ 12 đến 16.04 dưó7i sự chủ toạ của ĐHY William Levada,tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Công việc do Cha Klemens Stock,Dòng Tên,tổng thư ký ủy ban,điều độ,”sẽ tiếp tục suy tư quanh LINH ỨNG và CHÂN LÝ trong Kinh Thánh. Giai đoạn đầu của suy tư nầy hướng tới việc chứng thực sự biểu lộ của hai dữ kiện nầy trong các bản văn Sách Thánh khác nhau. Tùy theo chuyên môn của mình,các thành viên ủy ban sẽ trình bày kết quả các nghiên cứu của họ, và sau đó sẽ có moỵt cuộc tranh luận chung.

 

THỦ TỤC PHÁP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP LẠM DỤNG TÌNH DỤC

(VIS 12.04) Trên trang Web Vaticanhôm nay (mảng Focus) có đăng một sách hướng dẫn giúp cho ta hiểu những thủ tục pháp lý được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin(CDF) thông báo trong trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Luật có thể áp dụng là Tự Sắc Sacramentorum Sanctitatis Tutela (bảo vệ sự thánh thiện của các Bí Tích) ra ngày 30.04.2001 với Bộ giáo luật năm 1983. Đây là một sách hướng dẫn có thể có ích cho giáo dân và những người không thông hiểu giáo luật:

  1. Những thủ tục pháp lý ban đầu
  2. Những thủ tục pháp lý được CDF cho phép

B1 : Thủ tục hình sự

B2 : Trường hợp trực tiếp trình Đức Thánh Cha

B3 : Các biện pháp kỹ luật

  1. Duyệt lại Tự Sắc nầy (nhưng không làm thay đổi nội dung các thủ tục pháp lý)

LÀO : VỤ TẤN PHONG GIÁM MỤC HIẾM CÓ LÔI KÉO HÀNG NGÀN NGƯỜI

(UCAN 12.04) Hơn 4.000 tín hữu Công giáo đã kéo nhau xuống một thành phố yên tĩnh trên bờ sông Mekong ở Lào, để chứng kiến sự kiện hết sức hiếm có của một cuộc tấn phong giám mục ở đây. ĐGM Jean Mariw Prida Inthirath, 53 tuổi,đã được tấn phong giám mục ngày 10.04 và đặt làm đại diện tông toà Savannakhet tạinhà thờ chính toà ở Thakhek. Thành phố trung Lào nầy có khoảng 800 tín hữu Công giáo trên số dân mấy chục ngàn, đa số là người sắc tộc Việt Nam. Thakhek là thủ phủ tỉng Khammuone và là trụ sở của Hạt đại diện tông toà Savannakhet, một trong vốn Hạt ở Lào. Tham dự lễ tấn phong nầy có 12 giám mục đến từ Campuchia,Lào,Malaysia, Thái Lan và khoảng 80 linh mục. Khách mời đến từ khắp nước Lào cũng như các nước láng giềng và Pháp. Chủ phong là ĐGM Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, đại diện tông toà Paksé,cũng là chủ tịch HĐGM Lào – Campuchia,với các phụ phong là ĐGM Jean Khamse Vithavong, đại diện tông toà Vientiane và Đức TGM Salvatore Pennacchio, đại diện Toà Thánh tại Lào có trụ sở ở Bangkok.

 

VATICAN LÀM SÁNG TỎ TRƯỜNG HỢP MARCIAL MACIEL

(ZENIT 12.04) Giám đốc văn phòng báo chí Taò Thánh,Cha Lombardi, trong một thông cáo ra ngày 08.04, nhằm phản ứng lại một bài viết trong tờ tuần báo “Stern” nước Đức số ra ngày 08.04, tố cáo ĐHY Ratzinger đã bao che cho Marcial Maciel : Thật là lố bịch khi khẳng định rằng ĐHY Joseph Ratzinger đã bao che cho vị sáng lập Dòng Đạo Binh Chúa Kitô,Marcial Maciel, người bị tố cáo phạm những tội lạm dụng tình dục, vì chính Vị tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã xúc tiến cuộc điều tra theo giáo luật người và việc liên quan. Thât nghịch lý – và lố bịch đối với những người được thông tin,- khi gán cho ĐHY Ratzinger, Đấng đã có công xúc tiến điều tra các tố giác nầy và đã đi tới chỗ thiết lập chắn chắn việc Maciel phạm tội. Việc kết luận, với việc buộc phải rút lui khỏi mọi hoạt động công khai,có xem xèt đến tuổi tác và điều kiện sức khoẻ (Marcial Maciel qua đời ít lâu sau đó) và việc công bố kết luận nầy do văn phòng báo chí thông qua một thông cáo mà ta đã biết, cũng là thành quả sự nghiêm khắc gắn liền với ĐHY Ratzinger”.

 

TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO CHIARA LUCE BADANO, 19 TUỔI (1971 – 1990)

(ZENIT 12.04) Cô sẽ là thành viên tiên khởi Phong Trào Focolari được tôn phong Chân Phước, vào ngày 25.09.2010 gần Roma. Cô qua đời năm 19 tuổi vì ung thư xương ma Cô đã chịu đựng một cách dũng cảm. Thánh Lễ phong chân phước sẽ do ĐGM Angelo Amato, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh chủ trì tại Castel di Leva,gần Roma và ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone dâng lễ tạ ơn ngày 26.09 tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Tối 26.10 sẽ có cuộc tụ họp mừng lễ và cầu nguyện của giới trẻ trong đại sảnh Phaolô VI ở Vatican.

 

HỘI NGHỊ KHOÁNG ĐẠI COMECE SẼ DIỄN RA TỪ 14 ĐẾN 16 THÁNG TƯ

(ZENIT 12.04) Hội nghị khoáng đại Uỷ Ban Các HĐGM Cộng Đồng Châu Âu (COMECE) [có ban thư ký thường trực ở Bruxelles] sẽ diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Theo thông cáo của uỷ ban, 21 giám mục thành viên COMECE sẽ có mặt để làm việc về chủ đề dành riêng cho Năm Châu Âu 2010 đấu tranh chống lại nghèo đói là sự loại trừ xã hội. Các GM se phải thông qua hai báo cáo : một về tự do tôn giáo như là trụ cột chính sách nhân quyền trong các quan hệ bên ngoài của Công Đồng Châu Âu và báo cáo kia liên quan đến Các Đề Xuất cho một đường lối chính sách hướng tới hội nghị xét lại hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Uỷ Ban nầy được lập ra vào năm 1980, có nhiệm vụ phải theo dõi và phân tích quy trình chính sách của Liên Minh Châu Âu; duy trì đối thoại đều đặn với các cơ chế của Liên Minh; thông tin và giúp Giáo Hội nắm bắt những phát triển của việc xây dựng luật và những đường lối chính sách của Châu Âu và cổ vũ suy tư dựa trên học thuyết xã hội của Giáo Hội, trên những thách đố do việc xây một Châu Âu thống nhất đặt ra.

 

UỶ BAN MỄ-DU

 (VIS 13.04) Uỷ Ban quốc tế điều tra về Mễ-Du d0ã họp phiên đầu tiên ngày 26.03 dưới sự chủ toạ của ĐHY Camillo Ruini, đại diện danh dự giáo phận Roma, gồm các hồng y : Jozef Tomko, tổng trưởng danh dự Than1h Bộ Rao Giảng Phúc Âm; Vinko Puljic,TGM giáo phận Vrhbosna (Bosnia-Herzegovina); Josip Bozanic,TGM giáo phận Zagreb (Croatia): Julian Herranz, chủ tịch danh dự HĐ.giáo hoàng các Văn Bản Luật và ĐGM Angelo Amato,SDB, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh; cũng như ĐGM Tony Anatrella, chuyên gia tâm thần học; ĐGM Pierangelo Sequeri, giáo sư thần học; LM David Maria A.Jeagger,OFM, cố vấn HĐ giáo hoàng về văn bản luậtt; LM Josef Kijas Zdzilaw,OFM, cố vấn, báo cáo viên của Thánh Bộ Phong Thánh; LM Salvatore M.Perrella,OSM, giáo sư Thánh Mẫu học. Ngoài ra,còn có Achim Schutz, giáo sư nhân học thấn học, nhận trách nhiệm thư ký và ĐGM Krzysztof Nykiel, giới chức Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, phó thư ký. Về các chuyên gia, có : Viện phị Franjo Topic, giáo sư thần học;LM Mijo Nikic, Dòng Tên, giáo sư tâm lý học (Croatiia);LM Mihaly Szenmartoni,Dòng Tên,giáo sư linh đạo (Roma); Soeur Veronica Nela Gaspar, giáo sư thần học (Croatia). Công việc của uỷ ban diễn ra kín đáo và các kết luận sẽ giao lại cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

ẤN ĐỘ - BẠO LỰC Ở ORISSA GÂY SỐC ĐOÀN NGƯỜI ĐỨC ĐANG THĂM VIẾNG

(UCAN 13.04) Một phái đoàn quốc hội Đức đang thăm viếng đã bày tỏ bị sốc vì ‘mức độ bạo lực” ở Orissa. Đoàn đã kết thúc chuyến đi bốn ngày ở Orissa vào ngày 13.04 nhằm nghiên cứu tình hình các nạn nhân của bạo loạn bài Kitô giáom vào năm 2008. Phái đoàn nầy đã đến Orissa sau khi hoàn tất hai ngày thăm Gujarat vào 08.04, nơi bạo lực do Ấn giáo năm 2002 đã giết chết hơn 1.000 người, chủ yếu là tín đồ Hồi giáo. Họ cho biết chuyến thăm nầy có mục đích động viên các nạn nhân và ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền: “Chúng tôi đã đến tai đây để nghe biết về tình hình ở Orissa” sau sự kiện bạo loạn chống lại các Kitom hữu vào các năm 2007 và 2008 và cho biết “những khám phá thúc giục chúng tôi bám sát những diễn tiến ở Orissa khi về lại Đức”. Đoàn đã gặp các nạn nhân,các nhà lãnh đạo Giáo Hội và các nhà hoạt động dân sự và nhân quyền.

 

ĐỨC HỒNG Y BERTONE CHUYỂN GIAO TƯỢNG ĐỨC BÀ CÁT MINH CHO CHILÊ

(CNA 13.04). ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Bertone đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật tại nhà thờ chính toà giáo phận Santiago và chính thức tặng một bức tượng Đức Bà Cát Minh như một quà tặng của Đức Thánh Cha cho Chilê. Cuộc hành hương thánh tượng sẽ đi qua nhiều thành phố Chilê bị ảnh hưởng bởi nạn động đất tháng Hai. Tổng đại diện giáo phận Santiago và là Điều phối viên quốc gia của Truyền Giáo Châu Lục, Đức Ông Vristian Precht nhận xét rằng bức tượng nầy “sẽ đi theo chúng tôi trong nỡi buồn đau , nhưng cũng giúp chúng tôi canh tân bản thân trong đức tin”. Cha Carlos Cox,phụ trách linh địa Maipu và sẽ điều phối cuộc thánh du của bức tượng, nói thêm :”Kía cạnh quan trịng nhất của bức tượng nầy là nó đem chúng ta lại gần với Chúa hơn, Đấng động viên và giúp đỡ chúng ta gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống”… Bức tượng được hoạ sĩ người Ecuador, Ricardo Villaba tạo ra và mô tả Đức Bà Cát Minh đứng trên linh địa Maipu, với Thánh Giá nước Chilê ở phía sau lưng Mẹ và Chúa Hài Nhi Giêsu trên cánh tay trái của Mẹ.

 

TẬP TRUNG VÀO VIỆC ĐÀO TẠO NHỮNG NGƯỜI LÀM CARITAS Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(AsiaNews 14.04) Cùng làm việc và thảo luận về các khó khăn nỗi lên trong lãnh vực công tác xã hội và các hoạt động từ thiện, những việc làm chứng cho tình yêu của Cjúa Giêsu, hợp tác với các tổ chức khác cùng hoạt động trong lãnh vực nầy. Đó là mục tiêu hai ngày họp mặt Caritas 11 và 12.04 tại Tp.Hồ Chí Minh, với sự tham dự của 185 giám đốc từ 150 giáo xứ thuộc TGP Sàigòn. Qua việc huấn luyện, hy vọng là họ sẽ tiếp tục tiến bộ nhiều hơn và tốt hơn trong các hoạt động xã hội và từ thiện. Mục đích của khoá học là cung cấp hiểu biết và kinh nghiệm làm công tác xã hội để cải thiện công tác những người tham gia trong và ngoài các giáo xứ, theo các đường hướng chỉ đạo đã xác nhận trong các Qũy Tài Trợ Công Tác Xã Hội.

 

THỊ TRƯỞNG NGƯỜI MALTA MUỐN CẤT ĐI BỨC ĐIÊU KHẮC TRƯỚC KHI ĐỨC THÁNH CHA ĐẾN

(CathNews 14.04) Thị trưởng một thành phố gần phi trường chính của Malta muốn một bức điêu khắc giống như một bộ phận sinh dục nam, nằm gần đại lộ dẫn tới thủ đô Valletta, được lấy đi trước khi Đức Thánh Cha thăm viếng Malta. Ông thị trưởng John Schembri gọi bức điêu khắc Colonna Mediterranea (Cây Cột Điạ Trung Hải) là ‘tục tĩu” và ‘gây lúng túng” và nói nên cất bỏ ‘như một dấu hiệu lòng tôn kính” đối với Đức giáo tông. Nhiều cư dân Malta phần lớn là Công giáo đã than phiền về bức điêu khắc nầy. Ông hị trưởng nói cần phải trình chính phủ để xin cất bức điêu khắc nầy đi. Nhưng chính phủ cho biết họ không có kế hoạch giỡ bỏ công trình nghệ thuật nầy và nhà điêu khắc Critien gọi các chỉ trích là ‘ngu dốy” và ‘kém giáo dục”, nhấn mạnh rằng vật nầy không phải là một bợ phận sinh dục nam khổng lồ,mà là một biểu tượng xưa của người Ai cập.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục