Tổng Hợp
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
(TUẦN LỄ TỪ 26.04 ĐẾN 02.05.2010 - ĐẦU TUẦN)
MỘT GIÁO HỘI CỦA CÁC
TỘI NHÂN, CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT GIÁO HỘI TỘI LỖI
(CWNews 27.04) Khi Đức
Thánh Cha Biển-Đức XVI gặp mặt các hồng y ở Roma nhân kỷ niệm 5 năm ngày Người
lên ngai giáo hoàng, nhiều tờ báo - gốm cả tờ Osservatore Romano – đưa tin rằng
Đức giáo tông đã nói về nhu cầu thiêng liêng của Giáo Hội, ‘bị thương tích và
là một tội nhân”. Sandro Magister của tờ Espresso lập luận rằng Đức Thánh Cha
hẳn đã không bao giờ dùng những từ nầy. Ông nhấn mạnh : Đức Thánh Cha lập lại
lời giảng dạy của Thánh Ambrosiô,rằng Giáo Hội ‘là thánh thiện và không tì vết,
mặc dù Giáo Hội chào đón vào trong chính mình những người bị tí ố vì tội lỗi”.
THỐNG KÊ GIÁO HỘI
(VIS 27.04) Ấn bản mới
của Niên Giám Thống Kê Giáo Hội cung cấp những số liệu liên quan đến tình hình
và những hành động giữa các năm 2000 và 2008 trong các vùng khác nhau trên thế
giới.
Niên Giám nầy cũng ghi
nhận sự tiến triển con số sinh viên và chủng sinh, triều cũng như dòng. Con số
toàn cầu tăng trong 9 năm từ 110.583 lên 117.024. Ngược lại, trong khi con số
ứng viên chức linh mục tăng ở Châu Phi và Châu Á, thì Châu Âu chịu một giảm sút
nhẹ.
BỔ NHIỆM CÁC CHỨC DANH CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TRUNG
ĐÔNG
(ZENIT 26.04) Nhằm
chuẩn bị Thượng hội đồng giám mục về Trung Đông sẽ diễn ra ở Roma từ 10 đến
24.10, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm sáu thành viên,trong đó có Thương phụ người
Liban,ĐHY Nasrallah Pierre Sfeir. Chủ đề của THĐ nầy sẽ là :”Giáo Hội Công giáo
ở Trung Đông : hiệp thông và chứng từ. Vô số những kẻ đã trở thành tín hữu,
cùng chung lòng chung ý” (Cv 4,32). Đức Thánh Cha sẽ gặp sáu vị phụ trách nầy
trong chuyến Người thăm viếng Chypre vào 04 – 06.06 và sẽ trao cho các Kitô hữu
Trung Đông lịch làm việc,nay đang được soạn thảo.Sau đây là danh sách bổ nhiệm
:
NƯỚC Ý BÀNG HOÀNG VÌ
MỘT THAI NHI BỊ NẠO PHÁ CÒN SỐNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TRỢ GIÚP
(ZENIT 27.04) ĐGM Elio
Sgreccia, chủ tịch danh dự Viện Hàn Lâm giáo hoàng vì Sự Sống,đã phản ứng mạnh
mẽ trên Radio Vatican về một trường hợp thai nhi 22 tuần tuổi và nặng 300
gờ-ram, bị nạo phá mà vẫn sống sót trong 24 giờ, - qua đời vì thiếu dưỡng khí -
khiến dư luận Ý bàng hoàng, Vatican nhấn mạnh những kẻ hở trong luật về vấn đề
nầy và vị giám mục mong có một cuộc tranh luận. ĐGM giáo phận Rossano –
Cariati, Santo Marciano, phản ứng trong một thông cáo đăng trong Osservatore
Romano ngày 28.04.2010,than phiền sự hời hợt nông cạn tùy hứng của các nhân
viên đã không cố cứu mạng cháu bé. Các bác sĩ đã thực hiện vụ nạo phá thai nầy và
thai nhi bị phơi trên một tấm khăn phủ giường ,đặt vào một thùng chứa trong khi
chờ chết,nhưng thia nhi vẫn thở. Siêu âm sau cùng cho thấy hai dị tật ở vòm
họng và môi thai nhi. Không một ai quan tâm
hoặc kiểm tra tình trạng của cháu bé và cứu giúp cháu. Mấy giờ sau đó,
có một người để ý thấy động đậy ở trong thùng và báo với cha tuyên úy bệnh
viện,don Antonio Martello. Ngài đích thân xác minh : 24 giờ sau khi bị nạo phá,
cháu bé vẫn còn sống nhưng đã chết sau đó ít lâu. Với ĐGM Marciano, trường hợp
nầy phải ‘dẫn xã hội dân sự đến suy tư về tính chất bi thảm của việc nạo phá
thai, như là hủy diệt một sinh linh và như trong trướng hợp nầy, la tính chất
không hợp pháp của định nghĩa “thuộc phép chữa bệnh”. Thực tê nó không làm
thành một ‘sự chăm sóc”,mà chỉ củng cố não trạng ưu sinh (eugenist) đang thịnh
hành,vốn chẳng những không chỉ làm tăng vnạo phá thai,mà còn đặt ra những vấn
đề nghiêm trọng về lợi ích về sức khoẻ của nữ giới bị lạm dụng và ý nghĩa tự
nhiên của việc làm mẹ. Ngài cũng mời gọi xem người ta xử lý quá dễ dàng và vô
nhân đạo ra sao với một con người bị dị dạng và đơn giản là không được mong
đợi”. Ngài mong rằng trường hợp nầy sẽ mở ra một cuộc tranh luận nghiêm túc và
có kết quả,dẫn tới việc “cộng táccủa mỗi người để giá trị sự sống của mọi con
người được nhìn nhận như là nền tảng một xã hội dân sự và công bằng”.
THỤY ĐIỂN : AN TỬ ĐƯỢC
CHO PHÉP
(Génétique.org 28.04)
Ngày 27.04, tại Thụy Điển, Văn Phòng quốc gia về ý tế và phúc lợi, cơ quan
chính thức quản lý y tế, đã cho phép các bác sĩ đáp ứng yêu cầu của các bệnh
nhân muốn ngưng các điều trị cần thiết cho sự sống. Trong một thông cáo, Văn
phòng nầy chỉ ra rằng “bệnh nhân nào muốn ngưng một cuộc điều trị, đều có quyền
làm điều đó. Điều kiễn duy nhất lá người bệnh ấy phải hiểu thông tin mà thầy
thuốc cung cấp cho và lường được những hậu quả quyết định của mình”.. Quyết
định nầy tiếp sau khi có một phụ nữ khuyết tật đòi quyền được chết”. Phán quyết
nầy đáp ứng thư một phụ nữ người Thụy Điển,32 tuổi, bị liệt toàn thân và sống
phụ thuộc vào một máy thở từ khi lên 6, yêu cầu cất đi máy thở nầy.
NẠO PHÁ THAI KHÔNG MANG
LẠI SỰ CHỮA LÀNH SAU KHI BỊ HÃM HIẾP
(CNA 28.04) Trả lời phỉng vấn của nhà
xã luận người Mehico,Sergio Sarmiento, Lianna Rebolledo, người bị hãm hiếp ở
tuổi 13 nhưng quyết định giữ lại đứa con, giải thích rằng “nạo phá thai không
phải là giải pháp” cho một vụ mang thai ngoài kế hoạch, cả “trong các trường
hợp như là bị hãm hiếp”. Cô cho biết rằng trong chuyến thăm đến thành phố
Cancun để vận động Diễn Đàn Bảo Vệ Sự Sống, cô hy vọng sẽ gặp được cô gái người
Mehico 11 tuổi đã bị hãm hiếp va hiện đang mang thai 19 tuần. Cô bé là đối
tượng bị áp lực nặng nề của ac1c tổ chức đấu tranh nữ quyền để cô bé nạo phá
thai, nhưng em đã kháng cự lại và cho biết em rá6t hiểu ‘một sự sống đang lớn
lên trong lòng em”. Carlos Polo thuộc Viện Nghiên Cứu Dân Số cho biết trường
hợp của cháu gái nầy là cách làm của những người ủng hộ nạo phá thai ở Nam Mỹ,
những kẻ cố tìm mọi cách để hợp pháp hoá tiến trình nầy bằng mọi gía. Lời chứng
của Rebolledo cho thấy những loại tình huống nầy không được giải quyết bằng nạo
phá thai và rằng những cô gái trẻ nầy
GIÁO HỘI MỪNG LỄ THÁNH “TẤT CẢ THUỘC VỀ MẸ”
(CNA 26.04) Ngày 28.04 là
lễ kính Thánh Louis-Maria Monfort,một vị thánh thế kỷ 17 được sùng kính vì lòng
tôn sùng đặc biệt của ngài đối với Đức Trinh Nữ Maria, nỗi tiếng vì lời cầu
nguyện phó dâng của ngài cho Đức Bà,’TOTUS TUUS EGO SUM” (con thuộc về Mẹ tất
cả). Đức Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã lấy câu “Totus Tuus” làm khẩu hiệu
giám mục. Sinh tại Minfort ngày 31.01.1673, Thánh Louis-Maria có lòng tôn sùng Thánh Thể mạnh mẽ ngay khi còn
nhỏ và dâng hiến cho Mẹ Maria, đặc biệt say mê chuỗi mân côi (ngài lấy tên
thánh Maria khi chịu thêm sức). Ngài chống lại phái dị giáo Jansen (tin vào ơn
cứu độ tiền định tuyệt đối: chỉ có một số nhỏ được cứu rỗi,phần còn lại bị án
hoà ngục). Hiều giám mục cũng tin theo đó và cấm không cho ngài giảng dạy trong
các giáo phận của họ. Ngài còn bị những người phái Jansen đầu độc ở La Rochelle,nhưng
thoát chết,nhưng sức khoẻ sau đó suy kém. Ngài viết một kiệt tác về lòng sùng
mộ Đức Mẹ, SỰ TÔN SÙNG THẬT SỰ ĐỐI VỚI ĐỨC TRINH NỮ ĐẦY ƠN PHÚC,nhưng mãi 200
năm sau mới được phát hiện. Một năm trước khi từ trần,ngài sáng lập Dòng Nữ Tử
Đức Khôn Ngoan Thiên Chúa, (nhằm chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện và giáo
dục các thiếu nữ
‘TÍN HỮU CÔNG GIÁO VÌ TỰ DO LỰA CHỌN” TÌM CÁCH LÀM
HẠI THANH DANH ĐỨC THÁNH CHA
(CNA 24.04) Phiên bản “Tín
hữu Công giáo vì một lựa chọn tự do” ở Nam Mỹ(CFFC) đã phát động một chiến dịch
nhằm hy động các tổ chức đồng tính nam,đồng tính nữ,ái nam ái nữ và chuyển đổi
giới tính để tổ chức những cuộc phản đối bên ngoài các toà khâm sứ khắp vùng
nầy. Ở Pêru,CFFC là tên mới của một tổ chức đấu tranh nữ quyền bài Kitô giáo có
trước đó,được gọi là “Manuela Ramos”. Tổ chức nầy đang sử dụng những lời bình
luận của ĐHY Tarcisio Bertone liên kết đồng tính nam với tội phạm ấu dâm để kêu
gọi sự ủng hộ của các tổ chức đồng tính.Những lời kêu gọi phản đối tương tự
diễn ra ở Chilê,Achentina và Bolivia, nơi một cuộc phản đối ôm 21.04 lôi kéo
một đám đông chưa đến 30 người. Những người cầm đầu sử dụng hình ảnh tố cáo
Giáo Hội bao che tội phạm ấu dâm và thù ghét những người đồng tính.Carlo
Polo,giám đốc văn phòng Nam Mỹ của Viện Nghiên Cứu Dân Số giải thích rằng CFFC
‘đang cố tìm cách tạo ra cảm tưởng rằng Nam Mỹ chống lại Giáo Hội, trong khi
trên thực tế uy tín của Giáo Hội và của Đức Giáo Hoàng không hề hấn gì”.
MÔ PHỎNG TƯỢNG CHÚA KITÔ ĐẤNG CỨU CHUỘC CỦA RIO TẠI IRAQ
(AsiaNews 25.04) Để gửi
đi thông điệp ‘hoà bình và hy vọng” cho toàn đất nước Iraq, các Kitô hữu ở mìên
bắc Iraq đã dựng một bức tượng Chúa Giêsu, gợi lại bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu
Chuộc trên Núi Corcovado, Rio de Janeiro. Bức tượng điêu khắc nầy có tỷ lệ một
phần mười bức tượng nguyên bản (cao 40 mét). Ngày 10.04, Cha Louis Kassab,chỉ
tịch ủy ban các vấn đề tôn giáo, khánh thành bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc
của Iraq, được đặt ở trạm kiểm soát [xe cộ qua lại] số 1 của Baghdeda, ở lối ra
vào thành phố al-Hamdaniya thuộc tỉnh Ninive. Việc xây dựng kéo dài khoảng một
tháng rưỡi và những người đàn ông dành ra 18 giờ làm việc mỗi tuần. Công việc
thuận lợi do có nhiều người dâng cúng.
GIÁO HỘI HÀNH ĐỘNG VÌ
CÔNG ÍCH
(H2Onews 27.04) Trong
diễn từ với tân đại sứ Bỉ tại Toà Thánh,ngài Charles Ghislain, Đức Thánh Cha đã
nói rằng mục tiêu của Giáo Hội là công ích và ước mong có không gian để mang
thông điệp của Giáo Hội đến cho nhân loại. “Mặc cho các thay đổi xã hội xảy ra
ở Bỉ,tôi tin chắc chắn rằng Kitô giáo vẫn là một nền tảng quan trọng của nước
Bỉ và rằng những nguyên tắc Phúc Âm về tình huynh đệ và tình liên đới giúp ích
rất nhiều cho việc tăng trưởng của nước Bỉ”. Đức Thánh Cha lợi dụng cơ hội nầy
để chào mừng tân Tổng giám mục giáo phận Bruxelles,ĐGM Leonard và trước mặt ông
đại sứ, đã ca ngợi về tất cả những gì Giáo Hội đã làm ở Bỉ.
CHÍNH PHỦ ANH XIN LỖI
VÌ GIÁC THƯ (memo) VĂN PHÒNG NGOẠI GIAO XÚC PHẠM ĐỨC THÁNH CHA
(CWNews/Osservatore
Romano 26.04) Văn phòng Ngoại giao nước Anh đã xin lỗi vì một giác thư do một quan chức cấp dưới, đề xuất
rằng Đức Thánh Cha Buển-Đức nên tung ra “bao cao su Biển-Đức”, “mở một phòng
nạo phá thai”, “chúc lành một hội dân sự” và “thay đổi hoàn toàn chính sách về
nữ giám mục và truyền chức linh mục nữ giới”. Một phát ngôn nhân văn phòng
ngoại giao nói :” Văn bản nầy đã không được lám sáng tỏ hoặc trình cho các bộ
trưởng hoặc các quan chức cao cấp trước khi cho lưu hành. Ngay khi các quan
chức cao cấp biết được văn kiện nầy, nó liền bị ngưng lưu hành. Cá nhân người
chịu trách nhiệm đã bị thuyên chuyển làm nhiệm vụ khác. Người nầy chấp nhận rằng
đây là một sai lầm về phán đoán nghiêm trọng”. Jim Murphy,bộ trưởng văn phòng
chính phủ trông nom chuyến viếng thăm và là một tín hữu Công giáo thực hành
đạo, nói rằng bản ghi nhớ nầy ‘hoàn toàn ti tiện”, “cố tình mạ lỵ” và ‘gây ra
tình trạng bối rối”.Một quan chức bộ ngoại giao cho biết viên chức trẻ ‘hoàn
toàn tỏ sự hối lỗi”. Phát ngôn nhân Vatican,Cga Lombardi cho hãng tin Ý ANSA
biết rằng vụ việc nầy hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chuyến tông du 16 – 19
tháng 9 của Đức Thánh Cha. Ngài nói : “Với chúng tôi, vụ việc nầy đã khép lại”.
CÁC NẠN NHÂN LÊN KẾ
HOẠCH HỌP MẶT VÀO NGÀY CẢI CÁCH (REFORMATION DAY) Ở QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
(CWNews 26.04) Hai nạn
nhân bị lạm dụng đã gặp Đức Thánh Cha năm 2008 cho biết họ hy vọng rằng 50.000
nạn nhân bị lạm dụng tình dục sẽ đi đền Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 31.10
(Ngày Cải Cách) [ngày 31.10 hằng năm
được lấy làm Reformation Day, kỷ niệm ngày phong trào cải Cách Tin Lành do
Luther, muốn ám chỉ ngày sửa chữa những sai lầm trong Giáo Hội Công giáo] :”Các
nạn nhân của những tội ác nầy chưa bao giờ được thật sự lắng nghe một cách đúng
đắn hoặc có được tiếng nói. Nếu bạn có được quảng trường nầy đầy ắp những người
còn sống sót, phần lớn là nam, thống nhất trong một chỗ độc nhất nầy,ủng hộ cho
chính họ, thì đây mới là một thời khắc chữa lành”.
VATICAN : NGHIÊN CỨU VỀ TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH
(ZENIT.26.04) Cha Lombardi,giám đốc
văn phòng báo chí Toà Thánh, đã xác định rằng việc Toà Thánh tham gia vào kế
hoạch quốc tế nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành chưa được hoàn toàn định
rõ.Ngày 23.04 vừa qua, các phương tiện truyền thông quốc tế đã loan báo rằng
Vatican sẽ tài trợ lên đến 2 triệu euros một nghiên cứu mới về tiềm năng sử
dụng tế bào gốc trưởng thành trong điều trị bệnh, nhất là các bệnh đường ruột.
Trong một tuyên bố ngắn trên Radio Vatican ngày 25.04, Cha đã nêu lên việc diễn
ra một cuộc họp quốc tế tại Viện Y tế Cao Cấp nhằm ‘đưa ra những đường hướng
của kế hoạch nầy”,nhưng lúc nầy chưa có những đóng góp về cơ quan vào sáng kiến
nầy” Trong cuộc gặp ấy, ‘các cơ quan và
các nhà nghiên cứu mới chỉ ký kết một bản cam kết hợp tác. ĐHY Renato Raffaele Martino có mặt tham dư,đã bảo đảm
Giáo Hội sẽ chú tâm và cam kết “trong mọi chiều hướng có thể để ủng hộ nhửng
nghiên cứu mà ở đó khoa học trước hết là một dụng cụ phục vụ con người để giữ
gìn sự sống và xoa dịu đau đớn”. Cha Lombardi nhắc lại rằng ‘lập trường Giáo
Hội luôn chống lại việc sử dụng các tế bào gốc phôi (vì bao gồm việc hủy diệt
phôi người,là điều không thể nào chấp nhận được), nhưng Giáo Hội luôn “công
nhận tích chất hợp pháp của nghiên cứu và sử dụng tế bào gốc lấy mẫu từ các mô
trưởng thành. Sự phân biệt hết sức quan trọng và cơ bản về quan điểm đạo đức
học”.
LẬP MỘT HỘI ĐỒNG MỚI
CHO VIỆC TÁI TRUYỀN GIÁO CHÂU ÂU VÀ BẮC KỲ?
(CWNews 26.04) Theo nhà
báo Vatican rất được kính trọng,Andrea Tornielli, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI sẽ
sớm thiết lập một bộ phận mới của vatican, Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Truyền
Giáo Mới. Nhà báo người Ý nầy viết trong tờ Il Giornale rằng ban mới nầy sẽ do
Đức TGM Salvatore Fisichella, hiện đang là chủ tịch Viện Hàn Lâm vì Sự Sống.
Vatican chưa đưa ra một thông báo nào về một văn phòng mới như thế, tuy nhiên
Andrea Tornielli đã từng có một loạt dự đoán chính xác về các kế hoạch của
Vatican trong triều đại giáo hoàng nầy. Nếu dự đoán nầy là đúng, thì HĐGH đặc
trách Truyền Gaío Mới sẽ được giao cho khuyến khích những nỗ lực mới trong việc
truyền bá Phúc Âm ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nững vùng mà Kitô giáo đã từng chi phối
và có ảnh hưởng lớn, nhưng đã bị những khuynh hướng thế tục hoá mạnh mẽ làm tổn
hại. Ban ngành mới nầy phận biệt với Thánh Bộ rao Giảng Tn Mừng – cón được gọi
là Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin - chịu trách nhiệm vê sự tăng trưởng của Giáo Hội
trong các vùng truyền giáo,phần lớn nằm ở bán cầu nam. Với việc đặt Đức TGM
Fisichella phụ trách ban ngành mới nầy, Đức Thánh Cha muốn làm dịu xung đột sôi
nổi bên trong Vuên Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống, khi nhiều thành viên Viện nầy
kêu gọi cách chức TGM Fisichella, với việc trích dẫn sự dính dự của Vị TGM nầy
vào một cuộc tranh luận năm ngoái về việc một vị giáo phẩm cao cấp người
Brasil xử lý một trường hợp nạo phá thai
liên quan tới một bé gái.Họ nói HĐ.GH về Sự Sống ‘được cầm đầu do một giáo sĩ
không hiểu sự tôn trọng tuyệt đối đối với sự sống con người bắt phải làm gì”.
Trước khi nắm quyền hành tại Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống, Đức TGM
Fisichella từng là một nhân vật rất được nể trọng ở Roma, nỗi tiếng cả về lai
lịch hàn lâm ( viện trưởng đại học giáo hoàng Latêranô) lẫn về sự nhạy bén
chính trị của ngài (tuyên úy cho quốc hội Ý). Trong bản tin tiên đoán việc
thành lập ban ngành mới nầy của Vatican, Tornielli nói rằng Đức Thánh Cha quyết
định hậu thuẫn sáng kiến nầy của ĐHY Angelo Scola, thượng phụ Venetia.
BÀ MẸ TRIỆU PHÚ ĐỂ LẠI
CHO 3 CÔ CON GÁI 4,5 USD TRONG DI CHÚC
(CathNews 27.04) Nguyên
nữ thị trưởng Adelaide,Valmai Roche, đã tuyên bố trong chúc thư của Bà rằng các
cô con gái của Bà sẽ được để lại “ 30 đồng bằng bạc mệnh giá thấp nhất” từ tài
sản 3,5 triệu USD của Bà,phần còn lại tặng hội từ thện Công giáo Hiệp Sĩ Thánh
Giá Miền Nam. Theo tin trong The Adelaide
Advertiser : Các cô con gái Deborah Hamilton,Fiona Roche và Shauna Roche
cũng được di chúc đồ trang sức từ bộ sưu tập của Bà Roche với điều kiện họ đáp
ứng đúng đắn những vấn đề liên quan đến những nhật ký cá nhân của thân mẫu họ.
Theo tin từ Daily Telegraph: Bà Roche,từ trần năm ngoái ở tuổi 81, tin rằng họ
có dính líu vào cái chết của mẹ bà và nói rằng số tiền nầy là ‘tiền máu đáng
với Giudà”. Các con gái bà phản đối di chúc tại Toà Án Tối Cao Nam Úc,khẳng
định rằng Bà Roche bị ‘hoang tưởng”. Vụ việc sẽ đưa ra toà vào tháng tới. Mẹ bà
Roche, bà Dorothy Maude Haber được chăm sóc trong một trại dưỡng lão. Các hồ sơ
của toà án không phát hiện ra Bà nầy chết ra sao và khi nào. Bà Roche cũng để
lại cho ông chồng cũ John Roche,huân tước Thị Trưởng Adelaide 1975 – 1977, 30
đồng bằng bạc như thế.
ĐẠO BINH CHÚA KITÔ CHỜ
ĐỢI HÀNH ĐỘNG CỦA VATICAN
(CWNews 27.04) Trong
khi Dòng ĐBCKT đang chờ để nghe Vatican sẽ phản ứng ra sao với một báo cáo do 5
giám mục cầm đầu cuộc kinh lý của Toà Thánh đối với Dòng, thì một bài viết của
hãng tin AP tỏ ra có cân nhắc một cách bất thường giải thích phán quyêết nầy
đặt ra một thách thức dường nào cho Đức Thánh Cha. Sau khi trình bày hành vi
sai trái trắng trợn của vị sáng lập Dòng, cố LM Marcial Maciel, Vatican phải
quyết định xem các vị lãnh đạo khác của Dòng nầy có dính líu với Maciel chăng.
Nhà thần học luân lý người Đức Grisez nói rằng Dòng ĐBCKT phải “nhận dạng những
người đã biết về việc làm sai trái của Maciel, tống khứ những người nầy và bắt
đầu làm lại từ đầu”.
ĐỨC THÁNH CHA NÊU BẬT
ĐỨC BÁC ÁI CỦA HAI LINH MỤC TÂN “CHÂN PHƯỚC”
(CNA/EWTN News 26.04) Ngày 25.04,sau
khi đọc kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha đã nói vắn tắt về cuộc đời của hai
linh mục,Angelo Paoli và Jose Tous y Soter, vừa được tôn phong chân phước. Đức
Thánh Cha giải thích rằng Angelo Paoli là một tông đồ lòng bác ái ở Roma,có
biệt danh là ‘cha kẻ khó nghèo”. Ngài dâng hiến cuộc đời cách đặc biệt cho
người đau ốm và dưỡng bệnh trong bệnh viện San Giovanni”. Về Jose Tous y Soter,
người sáng lập Dòng Nữ Tu Mẹ Chúa Chiên Lành, người mà “mặc cho nhiều thử thách
và khó khăn, không bao giờ cho phép mình để cho tâm hồn chua cay oán giận. Ngài
nổi bật vì đức bác ái mãnh liệt và khả năng chịu đựng và hiểu những thiếu sót
của tha nhân”.
THẦY ALOIS TẶNG ĐỨC
THÁNH CHA MỘT CUỐN KINH THÁNH TIẾNG HOA
(ZENIT.27.04) Bề trên Cộng Đoàn
Taizé, Thầy Alois, đã được Đức Biển-Đức XVI tiếp kiến ngày 22.04 và đã dâng cho
Đức Thánh Cha một cuốn Kinh Thánh tiếng Hoa : Taizé đã phân phát 1 triệu
cuốn.Thầy Alois gặp Đức Thánh Cha đều đặn : năm lần trong năm năm,lần đầu ngay
hôm sau khi Người được bầu làm giáo hoàng. Thầy Alois đã đi làm một chuyến du
hành ba tuần sang Trung Quốc. Trong “ thư Trung Quốc”, Thầy Alois nói : ”như
dấu chỉ thân hữu và biết ơn đối với các Kitô hữu ở Trung Quốc, Cộng Đoàn Taizé
của chúng tôi , qua “Chiến Dịch Hy Vọng” đã cho in 1 triệu cuốn Kinh Thánh vào
năm 2009 và đã cho phân phát trong tất cả mọi vùng của Trung Quốc”. Sách được
in tại Nanjing và được chuyển đi từng đợt đi khắp cả nước.
CAMPUCHIA : NHIỀU TÂN
TÒNG VÀ MỘT TRUNG TÂM MỤC VỤ MỚI “BIỂN ĐỨC XVI”
(Fides 26.04) “Tà om là
biểu tượng cho Sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Trong kinh nghiệm thương đau của dân
làng,suốt thời gian chiến tranh và bách hại, Thiên Chúa luôn hiện diện.Ngày nay
Thiên Chúa ban ơn lành của Người,trong niềm vui pháp rửa. Đức Chúa Sự Sống chuc
phúc cho tất cả những ai tìm kiếm Người trong cộng đoàn nầy,được tái sinh từ
tro tàn”. Đó là lời của Phủ doãn tông toà Battambang, ĐGM Enrique Figaredo, khi
tham dự kỷ niệm 130 năm cộng đoàn làng Tà Om, một cộng đoàn nhỏ,nghèo nhưng sốt
sắng,ra đời năm 1880 (do Lm thừa sai
người Pháp,Alphongse Misner) và đã dũng cảm sống sót sau chiến tranh và bách
hại,cả dưới chế độ diệt chủng Pol Pot.Tham dự lễ kỷ niệm , ngoài hơn 800 người,
còn có Khâm Sứ Toà Thánh,ĐGM Salvatore Pennacchio,chủ tế thánh lễ trọng thể và
rửa tội cho 20 người lớn và 8 trẻ nhỏ, ‘dấu chỉ phục hưng và hy vọng mới cho
cộng đoàn nhỏ bé nầy”. Đức Khâm Sứ cũng đã khánh thành một thư viện mới và một
trung tâm mục vụ dâng hiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cộng đoàn Tà Om được
nhờ rất nhiều từ các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng. Các chị đã mở một trường tiểu
học và một bệnh xá giúp ích lớn lao cho dân làng.
Ý KIẾN : GIÁO HỘI CẦN
CẢI TỔ TOÀN DIỆN
(CathNews 27.04) ĐGM
Pat Power viết : Cuộc khủng hoảng hiện thời mà Giáo Hội đang phải đương đầu nổi
lên từ chuyện lạm dụng tình dục có thể nói là thử thách nghiêm trọng nhất kể từ
cuộc Cải Cách vào thề kỷ 16. Phản ứng ban đầu phải tập chú một cách rõ ràng lên
các nạn nhân,gia đình họ cũng như các nạn nhân phụ khác của vụ lạm dụng như
thế. Thiệt hại không kể xiết gây ra cho những người vô tội và những hậu quả
suốt đời trong nhiều trường hợp cần phải được nhìn nhận một cách rõ ràng và
thẳng thắn. Tôi hài lòng ở chỗ mọi nỗ lực đang được thực hiện cho những người
đã bị ảnh hưởng và ở chỗ tất cả mọi biện pháp có thể đang được đưa ra để chữa
lành và sửa sai. Để có câu trả lời thoả đáng đối với nạn lạm dụng tình dục và
những hình thức lạm dụng khác vbên trong Giáo Hội, tập trung vào sự sai trái
phạm tội và sự sa ngã của những kẻ phạm tội lạm dụng thôi, chưa đủ. Đây không
phải là một vấn đề sám hối cá nhân,mà là cần có một cải tổ toàn diện và có hệ
thống các cơ cấu của Giáo Hội. Một môi trường Giáo Hội đã để xảy ra hạnh kiểm
lầm lạc như thế không còn có thể dung tha nữa. ĐGM Geoffrey Robinson trong cuốn
sách ngài viết năm 2007 “Đương đầu Quyền
Lực và Tình Dục trong Giáo Hội Công giáo” đã đi đến niềm tin không chuyển
lay,rằng bên trong Giáo Hội Công giáo phải tuyệt đối có sự thay đồi sâu xa và
kiên trì”. Hầu như không có ngày nào mà tôi chẳng nghe một tiếng kêu từ tận đáy
lòng mong mỏi một đổi thay như vậy từ những người thật sự yêu mến Giáo Hội,
người già cũng như người trẻ, nam cũng như nữ, giáo dân cũng như linh mục,tu
sĩ. Trong Năm Linh Mục nầy, rất nhiều đồng nghiệp của tôi khắp trên nước Úc
đang kêu lên đói phải có một ban lãnh đạp xứng lòng tin từ phẩm trật Hội Thánh
bằng hành động chứ không chỉ nói suông. Tôi tin chắc rằng những lời khẩn thiết
nầy sẽ được lắng nghe khi Hội Đồng Linh Mục Toàn Quốc sẽ họp ở Parramatta vào
tháng bảy tới đây.
TƯ LIỆU : HỘI THỪA SAI THÁNH COLUMBAN
(CathNews 20.04) Các
thành viên Hội là các nhà truyền giáo, được Giáo Hội Công giáo sai đi, những
người từ 90 năm qua đã đáp lại mệnh lệnh và lời mời của Chúa Giêsu Kitô “hãy đi
giảng dạy cho mọi dân”. Các thành viên là những linh mục Công giáo (gọi là các
Cha Columban), các nữ tu (gọi là Nữ Tu
Columban) và giáo dân thừa sai phấn đấu để nên giống Đấng Cứu Độ chúng ta cũng
như công việc chúng ta làm nhân danh Người.Các thành viên vượt qua biên giới
các quốc gia, rào cản ngôn ngữ và văn hoá đề thiết lập Giáo Hội giữa những
người chưa nghe nói đến Tin Mừng Phúc Âm.
Đó là trong những nền văn hoá khác với nền văn hoá nơi mà chúng ta sống
trong tình liên đới với những người nghèo khổ nhất trong anh chị em chúng ta,
giúp họ sống cuộc đời trần thế và chuẩn bị cho họ đời sống trong Nước Chúa.
Nhiệm vụ của họ gồm việc giúp đỡ các giáo hội Công giáo địa phương rao giảng
Phúc Âm giáo dân, cổ vũ đối thoại đại kết và thúc đẩy ý thức trách nhiệm truyền
giáo của tất cả những người đã lãnh nhận phép rửa. X. http://www.columban.org