Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 28.06 ĐẾN 04.07.2010 - CUỐI TUẦN)

 

MỘT GIÁO SƯ DO THÁI GIÁO BIỆN HỘ CÂY THÁNH GIÁ TẠI TOÀ ÁN STRASBOURG

(ZENIT 01.07)  Giáo sư  khoa luật tại đại học luật New York,Joseph Weiler, đã biện hộ cho cây thập giá trước toà án nhân quyền Châu Âu (ECHR). Bài biện hộ của ông được nói trước 17 thẩm phán,trong đó có Jean-Paul Costa, chánh án, trong “vụ việc cây thập tự giá”, liên quan đến việc nước Ý có quyền hay không có quyền trưng bày thập tự giá trong các lớp lọc ở các trường công. Giáo sư Weiler, vốn cũng là giáo sư danh dự Đại học Luân-Đôn, đại diện cho các chính phủ Armênia,Bulgari,Chypre,Hy Lạp,Lituani,Malta,Monaco,Rumani,liên bang Nga và San Marino. Vụ việc Lautsi đã được gửi lại truớc toà tiếp theo sau quyết định kháng cáo của chính phủ Ý,ngày 28.01.2010, sau khi công bố một phán quyết của toà vào ngày 03.11.2009, xử cho một nữ công dân người Ý gốc Phần Lan,Soile Lautsi, người mà vào năm 2002 đã yêu cầu gỡ bỏ các cây thập giá khỏi các phòng học của trường học ở Abano Terme,tỉnh Padoue, nơi các con bà theo học. Phán quyết nầy của Toà định rõ :” Toà cho rằng việc trưng bày bắt buộc một biểu tượng của một tín ngưỡng được đưa ra trong việc thi hành chức năng công cộng liên quan đến những tình huống đặc thù có liên quan đến sự kiểm soát của chính phủ, đặc biệt trong các lớp học, là hạn chế quyền cha mẹ giáo dục con cái họ theo các xác tín của họ, cũng như quyền các trẻ em đi học được tin hay không tin. Toà xét rằng cách làm nầy bao hàm sự vi phạm các quyền nầy vì những hạn chế nầy không tương thích với bổn phận buộc Nhà Nước phải tôn trọng tính trung lập trong việc thực thi chức năng công,nhất là trong lãnh vực giáo dục”.

Giáo sư Weiler giải tích rằng ở Châu Âu không có khuôn mẫu độc nhất về các tương quan Giáo Hội – Nhà Nước. Chỉ cần nhìn vào những khác biệt giữa thể chế thế tục ở Pháp và thể chế thế tục ở Anh,nơi Nữ Hoàng là thủ lãnh Giáo Hội Anh giáo. Thụy Điển và Đan Mạch hay Hy Lạp là những trường hợp khác nữa. Ông nhận định rằng “ở rất nhiều trong số các quốc gia nầy, những bộ phận trọng dân chúng, có thể nói là đa số dân chúng, không còn tự coi mình là có đạo nữa”, tuy vậy, việc sử dụng ‘các biểu tượng tôn giáo trong không gian công cộng nầy và do nhà nước, được dân chúng thế tục chấp nhận như thuộc về căn tính quốc gia và như một hành vi chấp nhận đối với các công dân khác”. Ông giải thích :” Có thể một ngày nào đó,dân chúng nước Anh, khi thực thi quyền hiến pháp của họ, tách rời khỏi Giáo hội nước Anh,như dân Thụy Điển đã làm”, và nói thêm rằng chính họ làm điều đó,chứ không phải toà án và Công ước Châu Âu về nhân quyền cũng không bao giờ được hình thành để ép buộc họ làm điều đó”. Ông nói thêm :”Thông điệp sự bao dung đối với tha nhân không nên được hiểu bằng một thông điệp bất bao dung đối với căn tính riêng của nó”.

Nocola Lettieri, đại diện cho Ý, đã khẳng định rằng nếu “một quốc gia có một quan hệ đặc quyền với một tôn giáo, nếu nó nhiệt tình theo các biểu tượng tôn giáo,thì điều nầy chẳng có gì nghịch với Công Ước Châu Âu về nhân quyền. Giới hạn duy nhất không được vượt qua đó là sự thuyết phục hoặc lôi kéo theo đạo”. Ông nói thêm :” Nếu cây thập tự giá hiện diện trong các lớp học, đó không phải là vì một lý do tuyên truyền thuyết phục, mà là sự diễn tả một tâm tình phổ biến vốn là nền tảng căn tính của cả đất nước”. Trung Tâm Châu Âu vì quyền và công lý (ECLJ) cũng có người diễn thuyết tại buổi xử hôm nay,bên cạnh 79 thành viên nghị viện Châu Âu. Giám đốc ECLJ đã giải thích rằng ông tin tưởng và xác tín rằng Toà sẽ hiểu “quyền của những kẻ không tin không thể làm lu mờ quyền của những kẻ tin (tính trung lập thế tục không ước nầy đòi buộc).ECLJ cũng hy vọng Toà sẽ hiểu rằng toà không thể và không nên đòi hỏi một quốc gia từ bỏ căn tính sâu xa của mình nhân danh sự bao dung và triết lý nhân quyền. Tính đa nguyên khởi đầu với sự tôn trọng giữa các nước”. Ngoài 10 quốc gia do Joseph Weiler đại diện, nhiều nước khác đã bày tỏ sự ủng hộ chính thức của họ với Ý, trong đó có Ucraina,Moldavia, Albania và Serbia. Grégor Puppinck đánh giá rằng tầm sâu rộng các bài nói nầy là chưa từng có và điều nầy chứng tỏ tầm quan trọng của vụ việc nầy đối với Châu Âu. Phán quyết của Toà không có khả năng được công bố  trước mùa thu, có thể là vào cuối năm nầy.

 

BẤT ĐỒNG QUAN ĐIỂM LAN RỘNG TRONG HÀNG NGŨ GIÁO SĨ ÁO

 (CWNews 29.06) Một cuộc thăm dò mới cho thấy: Hơn một nửa các linh mục Công giáo Áo cho rằng nữ giới nên được truyền chức linh mục, mặc dù Giáo Hội đã chính thức tuyên bố dứt khoát điều đó không thể có được. Trong 500 linh mục được hỏi, 51% ủng hộ việc truyền chức linh mục cho nữ giới. Thăm dò cho thấy một đa số áp đảo – 79% - các giáo sĩ ủng hộ việc mở rộng chức linh mục cho những người nam đã kết hôn.

 

THƯỢNG PHỤ NGA : CHẤP THUẬN ĐỒNG TÍNH,TIN LÀNH HỦY HOẠI PHONG TRÀO ĐẠI KẾT

 (CWNews 29.06) Thượng phụ Kirill của Moscou và Toàn Nga,người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga, đã hội kiến với tổng thư ký WCC ( Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội) vào ngày 28.06 và nói rằng việc một số cộng đoàn Tin Lành chấp thuận đồng tính đang hủy hoại phong trào đại kết. Một thông cáo báo chí của WCC lưu ý :  ” Đức Kirill đã bày tỏ quan ngại về một số khó khăn mà đối thoại đại kết phải đương đầu do cái mà ngài gán cho là những lập trường mới của mợt số giáo hội Tin Lành về các vấn đề luân lý quan trọng, trong đó có việc hiểu biết về đồng tính dục”.

 

CHÍNH PHỦ BỈ BÊNH VỰC CUỘC BỐ RÁP

(CWNews 29.06)  Bộ trưởng bộ ngoại giao Bỉ,Steven Vanackere bênh vực một cuộc bố ráp của cảnh sát tại một hội nghị các giám mục trong một cuộc điều tra chuyệh giáo sĩ lạm dụng tình dục. Vatican và các giám mục Bỉ đã tức giận phản đối hai khía cạnh của cuộc lục soát nầy : xúc phạm các ngôi mộ của hai cố tổng giám mục và việc tịch thu những hồ sơ mật từ uỷ ban điều tra được Giáo Hội uỷ quyền. Ông bộ trưởng nói :” Có những nguyên tắc rất sơ đẳng về sự tách rời các quyền bính và chấp nhận rằng bộ máy tư pháp phải làm công việc của mình. Đó là điều sống còn đối với mọi quốc gia dân chủ”. Godelieve Halsberghe, nguyên đứng đầu uỷ ban điều tra thuộc HĐGM Bỉ, nói rằng có lẽ chính bà đã thúc đẩy cuộc bố ráp nầy. Sau khi nhận được một cuộc gọi điện thoại đe doạ, bà nói với cảnh sát rằng các giới chức Giáo Hội Bỉ có thể đang che dấu những hồ sơ lạm dụng khỏi các nhà điều tra.

 

BỔ NHIỆM MỚI.

(VIS 30.06) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm:

+. ĐHY Marc Ouellet, làm Tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và là chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Nam Mỹ       [tới nay,Ngài là TGM giáo phận Qiébec,Canada] (xem tin chi tiết phần sau)

+. ĐGM Salvatore Fisichella,( Ý) chủ tịch tiên khởi HĐ.giáo hoàng về Tái Truyền Giáo (xem chi tiết ở dưới)

+. Cha Enrico dal Covolo, SDB (Ý), làm Viện trưởng Đại Hịc Giáo hoàng Latêranô

+. ĐGM Ignacio Carrasco de Paula, làm chủ tịch Viện Hàn Lâm vì Sự Sống

+. ĐGM Celestino Migliore, làm Sứ Thần Toà Thánh ở Ba Lan (tới nay là Quan sát viên thường trực tại LHQ)

+. Viện phụ John Richard Cihak, làm phụ trách nghi lễ của Đức giáo hoàng

+ ĐGM Kurt Koch, làm chủ tịch HĐ giáo hoàng Về Hiệp Nhất Các Kitô Hữu (tới nay là GM giáo phận Bâle,      Thụy Sĩ. Ngài được nâng lên hàng tổng giám mục.

 

ĐỨC HỒNG Y OUELLET ĐỨNG ĐẦU THÁNH BỘ GIÁM MỤC; ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LÃNH ĐẠO HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG MỚI

(CWNews 30.06) Theo một thông báo của Vatican ngày 30.06 : Đức Thánh Cha đã chấp thuận đơn xin từ chức của ĐHY Giovanni Battista Re, 76 tuổi, và đã bổ nhiệm ĐHY Marc Ouellet,TGM giáo phận Quebec,làm người kế nhiệm. ĐHY Ouellet cũng sẽ thay ĐHY Re làm chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Nam Mỹ. Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Viện Hàn Lâm vì Sự Sống,làm chủ tịch HĐ.giáo hoàng về Xúc Tiến Công Cuộc Tái Truyền Giáo mới được thành lập. tân chỉ tịch Viện Hàn Lâm Vì Sự Sống là Đức Ông Ignacio Carrasco de Paula, một linh mục Dòng Opus Dei gốc người Tây Ban Nha,hiện đang giữ chức chưởng ấn Viện Hàn lầm nầy. Đầu năm nầy, năm thành viên Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng vì Sự Sống đã công khai kêu gọi thay thế TGM Fisechella. Năm trước tranh cãi nổ ra khi TGM Fisechella viết một bài đăng trong Osservatore Romano,chỉ trích Đức TGM người Brasil José Cardoso Sobrinho về cách xử lý một ‘ca’ nạo phá thai gây tranh cãi liên quan một cháu bé. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cuối cùng đã đứng về phía TGM Sobrinho. Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn bổ nhiệm Đức TGM Celstinô Migliore, sứ thần và quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại LHQ - một trong những chức vụ quan trọng nhất trong ngành ngoại giao Vatican – làm tân sứ thần tại Ba Lan.

 

ĐÔI NÉT VỀ GIÁO TRIỀU LA MÃ (CURIA)

Giáo triều Roma có 21 bộ ngành gốm 9 Thánh Bộ (quan trọng nhất là Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin – mà có người so sánh tầm quan trọng với Bộ chính trị trong các quốc gia cộng sản) và 12 Hội Đồng giáo hoàng. Mỗi bộ,ngành do một vị hồng y lám chủ tịch, với một thư ký và nhiều chuyên viên trợ thủ. Thánh Bộ có quyền hành chính cai quản, trong khi các Hội Đồng thường chỉ giữ vai trò cố vấn cho Đức Thánh Cha. Quốc Vụ Khanh ( tương đương thủ tướng) là cơ quan trung tâm của Giáo Triều, điều phối hoạt động mọi bộ ngành khác và gồm hai bộ phận (tương ứng cấp bộ): một đặc trách nội vụ và một đặc trách ngoại giao. Ngoài ra Giáo Triều Roma còn có các Toà Án và những dịch vụ hành chính khác lo về tài chính kinh tế của Toà Thánh, cho phủ Giáo hoàng,phụng vụ, văn phòng báo chí, thư viện,v..v…

 

CAFOD : G8 KHÔNG THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CAM KẾT VỚI NGƯỜI NGHÈO

(CWNews 30.06) CAFOD (Cơ quan Công giáo về Phát Triển Hải Ngoại), cơ quan nhân đạo thuộc HĐGM Anh và Xứ Wales đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ thất vọng vớu Hội nghị thượng đỉnh G8 vừa qua [tổ chức tại Torinto, Canada, với việc nước chủ nhà chi 1 tỷ đô la cho công tác bảo đảm an ninh.BTGH] Tuyên bố lưu ý :” Ở Gheneagles (Tô Cách Lan) vào năm 2005, 8 nước giàu nhất thế giới đã hứa cung cấp 50 tỷ USD viện trợ thêm vào năm 2010 và nhân đội trợ giúp cho vùng Châu Phi Hạ Sahara. Nay đã qua nửa năm 2010, nhưng hơn 18 tỷ USF trong số tiền nầy đã thiếu mất”. Tuyên bố nầy nói thêm :” Nước Anh dẫn đầu các quốc gia giàu nhất về viện trợ, thực hiện đầy đủ cam kết, và bênh vực qũy viện trợ đối mặt với những cắt giảm vừa qua”.

 

500.000 NGƯỜI VIẾNG LINH ĐỊA CÁC THÁNH TỬ VÌ ĐẠO UGANDA VÀO NGÀY LỄ KÍNH

(CNA 30.06) Đầu tháng nầy hơn 500.000 ngàn người tụ họp nhau ở đông bắc Uganda để mừng lễ Thánh Charles Lwanga và các bạn tử vì đạo Uganda. Các tín hữu Công giáo từ khắp Uganda cũng như rtừ Suđăng, Kenya,Rwanda,Tanzania,Burundi và công hoà dân chủ Congo tụ hgọp về linh địa nầy ở giáo phận Moroto hành hương. ĐGM Henry Ssentongo giáo phận Moroto nói với đám đông: “Chúng ta đang đứng trên đất thấm đẫm máu của các Đấng tử vì đạo”. Giữa các năm 1885 – 1887 ở Namugongo, 22 người trẻ tuổi thị đồng tại triều đình Vua Mwanga dùng giáo đâm chết vì giữ vững những nguyên tắc giáo lý đức tin Công giáo thay vì chấp nhận theo đòi hỏi của vua. Ngày nay, 12,6 triệu trong số dân 28 triệu của Uganda là Công giáo và mỗi năm có thêm 400.000 người được rửa tội. ĐGM Ssentongo nhấn mạnh trong bài giảng lễ :” Cuộc hành hương nầy phải đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc sống chúng ta. Mừng sự việc Uganda là một đất nước các Đấng tử vì đạo thôi,chưa đủ.Chúng ta còn phải bước theo chân các Ngài và bắt chước guơng Chúa Kitô đến cùng”.

 

SÁCH GIÁO KHOA Ở SRI LANCA PHỈ BÁNG KITÔ HỮU,GIÁO HỘI VÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG

(AsiaNews 30.06) ĐGM Malcolm Ranjit,TGM giáo phận Colombo những ngày nầy đã gặp bộ trưởng bộ giáo dục Bandula Gunawerdena, để thảo luận vấn đề nầy, tố giác :” Các chương trình lịch sử và địa lý được dùng trong các trường học và được Bộ giáo dục phát hành chứa đựng những kết luận phỉ báng GH Công giáo, Đức Thánh Cha và các tín hữu Công giáo”. Các sách giáo khoa mới nầy do Bộ đề ra, đã đánh đồng Kitô giáo với phương Tây, bị tố cáo là đã tìm cách hủy hoại nền văn hoá Sri Lanca. Theo các sách nầy, thông điệp lòng nhân từ mà Chúa Giêsu mang đến, không còn được sống bên trong Giáo Hội. Dưới phần ‘canh tân tôn giáo”, Kitô giáo được giới thiệu như là một ngăn trở với các tôn giáo khác và các cơ sở giáo dục Công giáo bị nhìn như một cách để truyền bá đức tin Công giáo La mã. Những lời than phiền từ các hiệu trưởng và giáo viên Công giáo về môn lịch sử và địa lý đã làm cho Đức TGM lưu ý đến vấn đề nầy. ĐGM Ranjit nói trong cuộc gặp với bộ trưởng :” Đây là một mưu toan nhằm gây bất hoà giữa các cộng đồng tôn giáo và đưa vào tâm trí học sinh một khái niệm phỉ báng”. Đức TGM thúc giục bộ trưởng xét lại việc in ấn các văn bản nầy và gợi ý việc xét duyệt nầy thông qua một uỷ ban liên tín. Ngài cũng xác nhận sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng xã hội. Cho tới nay, bộ trưởng đã cam đoan sẽ duyệt lại ngay và sửa chữa các sai lỗi.

 

GIÁO HỘI HÀN QUỐC NĂNG ĐỘNG HƠN BAO GIỜ HẾT

(CNA 30.06) Việc Vatican thành lập một bộ ngành mới ở Toà Thánh dành cho việc tái truyền giáo không làm tín hữu Công giáo Hàn quốc thật sự ngạc nhiên. Cha matthias Hur Yeong-yup, giáo phận Seoul nói :” Châu Âu đã có truyền thống Kitô giáo. Thay vì gia tăng con số tín hữu, Giáo Hội phải tập trung nỗ lực để phát triển về mặt thiêng liêng cho mỗi người tín hữu. Tình hình của Giáo Hội ở Châu Âu khó khăn và thỉnh thoảng không đáp ứng được những ưu tư của các tín hữu”. Những khó khăn nầy,GH Công giáo Hàn quốc không biết đến. Từ 10 năm nay, con số tín hữu tăng đều đặn 2,7% mỗi năm so với số tăng dân 0,8%. Tháng sáu vừa qua, Công giáo Hàn quốc đã vượt mốc 10% dân số và nay có hơn 5 triệu một ít [Tin Lành chiếm 19% dân số, bắt đầu sút giảm). Tín hữu Công giáo trẻ trung : 52,3% ở độ tuổi 30 – 59; 28,3% dưới 30; chỉ 19,2% trên 60. Ơn gọi tăng rõ rệt: giữa 2008 và 2009, có thêm 200 linh mục. Trong số 4.404 linh mục, chỉ có 211 gốc người nước ngoài. Các linh mục rất được kính trọng và những lập trường của các ngàii rất được dân chúng tôn trọng.


THÔNG ĐIỆP CHO NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI: TẬP TRUNG CHÚ Ý TRÊN ĐA DẠNG SINH HỌC

(CWNews 30.06) Vatican đã đưa ra thông điệp thường niên cho Ngày Du Lịch Thế Giới,27.12, do HĐ Giáo hoàng về Di Dân,với chủ đề năm nay về đa dạng sinh học. Thông điệp nhấn mạnh rằng du lịch có thể làm trầm trịng thêm các vấn nạn “biến đổi khí hậu, sa mạc hoá và mất đi đa dạng sinh học”. Những vấn nạn nầy bắt nguồn từ sự việc là có nhiều du khách bị những vùng có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ hấp dẫn, với ít khả năng xử lý việc buôn bán người đang ngày càng gia tăng. Thông điệp của Vatican kêu gọi sự hợp tác giữa du khách, chính quyền và các hãng du hành, để bảo vệ môi trường thiên nhiên và khuyến khích du lịch có ý thức và trách nhiệm.

 

PHỤC HỒI TRỌN VẸN BỨC TƯỢNG CHÚA KITÔ Ở RIO

(CWNews 30.06) Việc phục hồi đã được hoàn thành trên bức tượng nỗi tiếng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở Rio de Janeiro,Brasil. Bức tượng cao 40 thước, đặt trên một đỉnh núi nhìn xuống thành phố, đã được vây quanh bằng các giàn giáo trong thời gian 4 tháng của dự án  phục hồi, sửa chữa hư hại do sét, ăn mòn và đầu năm nay, lần đầu tiên kể từ khi bức tượng được dựng vào năm 1931, bị bôi bẩn.

 

NGƯỜI QUAN SÁT VATICAN GHI NHẬN CÁC NHÀ THẦN HỌC GIỮ CÁC GHẾ CHỦ CHỐT GIÁO TRIỀU

(CWNews 30.06) Bình luận về việc bổ nhiệm ĐHY Marc Ouellet làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, John Allen của tờ National Catholic Reporter đưa ra nhận xét rằng ba phụ tá hàng đầu của Đức Thánh Cha – ĐHY Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh; ĐHY William Levada,tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và nay là ĐHY Ouellet - tất cả đều là những nhà thần học,không phải là các nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm.  Điều nầy đánh dầu một thay đổi sâu sắc với truyền thống Vatican, vốn dành vị trí Quốc Vụ Khanh và Thánh Bộ Giám Mục cho những người thâm niên.

 

HỘI NGỘ ƠN THIÊN TRIỆU CHO GIỚI TRẺ LIÊN HIỆP ANH

(ZENIT 30.06) Giới trẻ Công giáo Anh quốc họp nhau từ 02 đến 04.07 tại trường Cao Đẳng Thánh Maria ở Oscott, trong Tổng giáo phận Birmingham, tham dự lễ hội “Lời Cầu Khẩn 2010”,trong đó họ sẽ có thể phân tích những định hướng riêng của họ về vấn đề ơn gọi. Một thông cáo Mạng Truyền Thông Công giáo (CCN) nhấn mạnh : Lời mời tham dự lễ hội nầy gửi đến các thanh niên nam nữ từ 16 đến 35 tuổi có quan tâm đào sâu tưởng quan của họ với Thiên Chúa và có thể hình dung khả năng trở thành linh mục hoặc nữ tu. Họ sẽ được theo dõi,sẽ có sẵn cho họ những hội thảo và có thời giờ để suy tư và cầu nguyện. Có gần 300 bạn trẻ đăng ký tham gia. Các câu hỏi sẽ được đưa ra,như là :”Làm sao tọi biết được rằng tôi đang làm điều đúng đắn cho cuộc đời tôi?”; “Cầu nguyện là gì?”; “Ơn gọi là gì và điều đó có ý nghĩa gì với cuộc đời tôi?”; “Bạn đã sẵn sàng để đáp lại những nhu cầu của các thời hiện đại chưa?” và “ Bạn đã sẵn sàng để nên nhân chứng chưa?”. Cuộc hội ngộ nầy diễn ra mấy tháng trước cuộc tông du của Đức Biển-Đức XVI tới Anh. Trong cuộc du hành nầy, Đức Thánh Cha cũng sẽ đến tại trường cao đẳng Oscott,nơi ĐHY John Henry Newman đã chịu thêm sức. Lễ hội cũng đón tiếp Cha Christopher Jamison, đan viện Worth, xuất hiện trong chương trình truyền hình “Đan Viện” và Nữ tu Gabriel Davison, Dòng Clara của cộng đoàn gần Arundel,xuất hiện trong chương trình truyền hình BBC “ Tu Viện”.

 

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KHUYẾN KHÍCH TIẾT GIẢM TRONG CÁC LỄ MỪNG Ở GIÁO XỨ

(CWNews 30.06) HĐGM Công giáo bang Kerala nam Ấn kêu gọi tổ chức lễ ở các giáo xứ giản dị hơn, mang tính thieng liêng hơn. Trong các chỉ đạo công bố ngày 30.06, các giám mục bang kerala kêu gọi chấm dứt sự qaú trớn đã chen vào các lễ mừng trong thành trì Kitô giáo,’lam giảm đi chiều kích thiêng liêng”. Có 30 giáo phận Công giáo, gần 4.000 giáo xứ và khoảng 4 triệu tín hữu Công giáo ở bang Kerala. Những năm qua, các giáo Công giáo tarnh đua nhau tổ chức những lễ hội màu mè, đốt pháo hoa, trình diễn nhạc sống và diễu hành. Các giám mục yêu cầu các giáo xứ làm cho các lễ mừng nhẹ nhàng hơn, tránh gây ách tắc giao thông,làm dân chúng mất yên tĩnh và gây ô nhiễm môi trường.

 

GIÁO PHẬN HONGKONG CÁM ƠN GIA ĐÌNH CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ

(Fides 01.07) Uỷ Ban giáo phận về Ơn Gọi đã cám ơn bằng một thánh lễ trọng thể do ĐGM John Tong chủ tế, gia đình các linh mục, nữ tu và chủng sinh vì sự ủng hộ của họ. Hơn 500 phụ huynh,anh chị em và nhiều người thân khác đã tham sự buổi phụng vụ,cùng với nhiều tín hữu khác. Nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc đào tạo và phát triển ơn gọi, ĐGM Tong đã cổ vũ cầu nguyện cho”gia đình của những người đã đáp trả tiếng gọi của Chúa,trong chừng mục chính họ cũng đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa khi dâng con cho Giáo Hội”. Cuối lễ, ĐGM Tong đã đích thân trao cho các gia đình một tấm biển ghi “Gia đình sống ơn gọi, làm vinh danh Chúa bằng việc làm thiện ích cho con người”.

 

CÔNG BỐ CÁC SẮC LỆNH

(VIS 01.07). Sau khi đã tiếp ĐGM Angelo Amato,SDB, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã cho phép công bố các sắc lệnh sau đây:

PHÉP LẠ ĐƯỢC GÁN NHỜ LỜI CHUYỂN CẦU CỦA:

-        Chân phước Luigi Guanella,linh mục người Ý (1842 – 1915)

-        Tôi tớ Chúa Maria Russolollo,linh mục người Ý (1891 – 1955)

-        Tớ nữ Chúa Maria Serafina Than1h Tâm Chúa, nữ tu người Ý (1849 – 1911)

-        Tớ nữ Chúa Alfonsa Clerici,nữ tu người Ý ( 1860 – 1930)

-        Tớ nữ Chúa Cecilia Eusepi, Dòng Ba người Ý ( 1910 – 1928)

ƠN TỬ VÌ ĐẠO

-        Tôi tớ Chúa Janos Scheffler, giám mục người Hungary ( 1887 – 1952)

-        Các tôi tớ Chúa José Maria Ruiz Cano; Jésus Anibal Gomez Gomez; Tomas Cordero Cordero và 13 bạn tử vì đạo, thừa sai người Tây Ban Nha ( 1936)

-        Các tôi tớ Chúa Carmelo Maria Moyano Linares và 9 bạn Dòng Carmel người Tây Ban Nha ( 1936)

-        Các tôi tớ Chúa Johannes Prassek và 2 bạn linh mục người Đức ( 1943)

-        Nữ tỳ Chúa Marhuerite Rutan, nữ tu người Pháp ( 1794)

NHÂN ĐỨC ANH HÙNG

-        Tôi tớ Chúa Basilio Martinelli, linh mục người Ý ( 1872 – 1962)

-        Nữ tỳ Chúa Maria Sntonia Thánh Giuse, nữ tu người Achentina (1730 – 1799)

-        Nữ tỳ Chúa Maria Kaupas,nữ tu người Lithuani ( 1880- 1940)

-        Nữ tỳ Chúa Maria Luisa, đan nữ người Ý (1799 – 1847)

-        Nữ tỳ Chúa Maria Teresa, nữ tu người Tây Ban Nha ( 1927 – 1946)

-        Nữ tỳ Chúa Maria Plautilla,nữ tu người Ý ( 1913 – 1947)

 

ĐỨC GIÁM MỤC MIXA GẶP ĐỨC THÁNH CHA, ĐỒNG Ý KÍN ĐÁO RÚT LUI

(CWNews 02.07) Trong một cuộc gặp vào ngày 01.07,theo thỉnh cầu của vị giáo phẩm, Đức Thánh Cha đã ra lệnh cho Giám mục người Đức, ĐGM Walter Mixa,nguyên đứng đầu giáo phận Ausburg, phải “rút vào im lặng, suy gẫm và cầu nguyện”. ĐGM Mixa đã đệ đơn từ chức vào tháng ba và Đức Thánh Cha đã chấp thuận vào tháng 4,nhưng đầu tháng nầy, ĐGM Mixa cáo buộc rằng ngài bị ép buộc phải từ chức và hy vọng rút lại đơn từ chức ấy. Rồi ngài lại đổi ý, và đồng ý im lặng rút lui, sau khi các phương tiện truyền thông Đức đăng các tin tức dựa trên một “hồ sơ mật” mà hàng giáo phẩm Đức đã gửi cho Roma, mô tả GM Mixa là nghiện rượu nặng và ‘mất liên lạc với thực tế”. Hồ sơ nầy cũng làm sống lại những cáo buộc cũ về lạm dụng tình dục, mà trước đó GM Mixa phủ nhận. Một tuyên bố của Vatican cho biết việc GM Mixa từ chức đã được xác nhận và ngài cũng đã thừa nhận đã có những “sai lỗi” và mong sẽ có hoà giải giữa các giám mục Đức,cũng như sự chấp nhận trong tinh thần thương xót và mong các Giám mục Đức sẽ bày tỏ tình thân,gần gũi,cảm thông,hiểu biết và giúp đỡ ĐGM Mixa tìm thấy con đường đúng đắn, hơn là trong quá khứ”.

 

VATICAN LÀM SÁNG TỎ TUYÊN BỐ VỀ THÁNH BỘ VƯỚNG VÀO THAM NHŨNG

(CWNews 01.07) Vì chính quyền Ý điều tra các cáo buộc tham nhũng chống lại ĐHY Crescenzio Sepa và Bộ chủ quản do ngài đứng đầu, Báo chí Toà Thánh ngày 30.06 đã ra một văn kiện khẳng định sự đoàn kết với ĐHY Sepe và làm sáng tỏ một tuyên bố đưa ra hai ngày trước đó. Trong tuyên bố nguyên thủy ngày 28.06 của mình, Văn phòng báo chí Toà Thánh đã nhận định rằng “ việc quản trị tài sản [của Thánh Bộ Rao Giảng Phúc Âm Các Dân] tất nhiên là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi năng lực, một nhiệm vụ đòi buộc ý kiến của các chuyên gia từ những nghề nghiệp khác nhau và như mọi giao dịch tiền bạc khác, có thể bị lầm lẫn về phán đoán và thay đổi bất thường của thị trường quốc tế”. Trong tuyên bố ngày 30.06, Cha Federico Lombardi lưu ý rằng ngài không ám chỉ ĐHY Sepe khi nói về “lầm lẫn trong phán đoán”. Về những gì liên quan đến ĐHY Sepe, TGM giáo phận Napoli, Ý, người điều hành Thánh Bộ nầy từ 2001 đến 2006, chúng tôi lập lại với ‘lòng kính trọng và đoàn kết”, trong sự tin chắc chắn rằng tư cách đạo đức ngay thẳng đúng đắn của Ngài có thể dẫn đến một sự làm sáng tỏ hoàn toàn và mau chóng về những thủ tục tố tụng.

 

VỚI NHIỀU NGƯỜI Ở CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ, ĐẠO CÔNG GIÁO MÃI BỊ BẠI HOẠI VÌ BÊ BỐI

(CWNews 01.07) Viết cho The Atlantic,New York Times, nhà xã luận Ross Douthat lưu ý rằng trong vụ bê bối lạm dụng tình dục, nhiều học giả uyên thâm quá hăm hở đã tiên đoán sự giẫy chết của Giáo Hội Công Giáo. Ông quả quyết với chúng ta : Giáo Hội đã qua khỏi được những khủng hoảng còn lớn lao hơn nhiều. Nhưng sau đó Douthat đưa ra một phán quyết gây sững sốt: Nhưng nếu Giáo Hội không còn gì nữa, đã qua, thì nó vẫn có thể bị coi là hết đối với một số người,trong những bối cảnh nhất định, trong những thời kỳ nào đó. Và đó cũng là trường hợp nầy : với hàng triệu người ở Châu Âu và Châu Mỹ, Đạo Công Giáo hầu như thường xuyên liên kết với tai tiếng lạm dụng tình dục,hơn là Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô.

 

MỘT TÂN GIÁM MỤC CHO GIÁO PHẬN SANYUAN,TRUNG QUỐC

(Fides 01.07) Ngày 24.06,tại nhà thờ chính toà Thánh Tâm ở Yuanmenxiang đã diễn ra lễ tấn phong giám mục cho ĐGM Giiseppe Han Yingjin, 51 tuổi, 17 năm linh mục, được cả Toà Thánh lẫn chính quyền phê chuẩn. Thánh lễ do ĐGM Giuseppe Zong Hauide,80 tuổi, GM danh dự giáo phận Sanyuan chủ phong,với các GM trợ phong Giuseppe Tong Chanping,giáo phận Weinan; GM Li Jing giáo phận Yinchuan và GM Han Jide giáo phận Pingliang (tất cả các GM nầy đều hiệp thông với Đức Thánh Cha), cùng với khoảng 80 linh mục đồng tế và hơn 1.000 giáo dân tham dự. Tân Giám Mục sinh ngày 20.11.1958 trong một gia đình truyền thống Công giáo lâu đời. Ngài đã làm việc 5 năm như là kỹ sư ngành toa tàu lửa, do chính vị giám mục nay chủ phong cho Ngài. Trong thập niên 1980s, ngài theo học chủng viện Thánh Tâm của giáo phận và thụ phong linh mục ngày 08.11.1992. Giáo phận Sanyuan là giáo phận lâu đời nhất ở Shananxi, hiện có hơn 40.000 giáo dân,phần lớn là nông dân và thợ thuyền, với 35 linh mục và 100 nữ tu và khoảng một chục chủng sinh. Đức tân GM cho biết ưu tiên hàng đầu của Ngài là cải thiện quan hể cá nhân và hiệp thông với các linh mục và chăm sóc các linh mục cao tuổi. Với hàng giáo sĩ, với các tu sĩ, với các giáo dân, vị tân mục tử nghĩ tới việc tổ chức những khoá đào tạo qua việc học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh, để làm cho công cuộc truyền giáo nên hữu hiệu hơn. Toàn thể cộng đồng giáo phận phó thác Ngài cho sự gìn giữ che chở của Mẹ Maria.

 

ĐỨC THÁNH CHA THĂM BARCELONA VÀO THÁNG 11

(CNA/Europa Press 01.07) Các giới chức ở Barcelona cho biết tuần nầy rằng Đức Thánh Cha sẽ đi thăm thành phố Tây Ban Nha nầy bằng xe dành cho Đức giáo hoàng của Người,khi Đức Thánh Cha đến đó vào ngày 08.11 để cung hiến Thánh Đường Thánh Gia. Năm 1982, Đức Gioan-Phaolô cũng đã làm như vậy. Theo thị trưởng Barcelona,Jordi Hereu, cuộc chạy xe nầy sẽ là “mộ cơ hội tuyệt vời” để giới thiệu thánh phố xứ Catalan nầy với cả thế giới, vì đây sẽ là “lần đầu tiên mặt trong của thánh đường Thánh Gia được nhìn thấy. Ông cho biết người dân Barcelona đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm nầy ‘với lòng khát khao mong đợi lớn lao”. Thánh đường Thánh Gia được kiến trúc sư nỗi tiếng Antonio Gaudi thiết kế và việc xây dựng lúc đầu khởi sự vào năm 1882.

 

GIÁO XỨ THỨ 5O GIÁO PHẬN CLAVELAND ĐÓNG CỬA TRONG KẾ HOẠCH HỢP NHẤT VÀ CỦNG CỐ

(CNA 02.07). Giáo Xứ Thánh Emeruc ở Claveland trở thành giáo xứ thứ 50 đóng cửa trong một chương trình giảm biên chế quy mô lớn được thông báo năm ngoái. Lý do đưa ra là vì thiếu linh mục và khó khăn về tài chính. Nhiều giáo xứ đang mắc nợ. Một số đã bị đóng cửa và những giáo xứ khác hợp lại và chỉ còn 174 giáo xứ trong toàn giáo phận.Giáo xứ Thánh Emeric phục vụ người Hungary trong thành phố nầy. Giáo dân đứng gác bên ngoài văn phòng Giám Mục và đã tổ chức Thánh Lễ ở vỉa hè dưới trời mưa để phản đối. Giáo xứ dự định sẽ có Thánh Lễ cuối cùng vào thứ tư,nhưng Cha Sandor Siklodi, các nhà lãnh đạo giáo xứ và giáo dân nói với ĐGM giáo phận Claveland,Richard Lennon, rằng họ sẽ không tham dự Thánh Lễ bế mạc nầy,  Giáo phận cho biết những ai muốn làm việc thờ phượng và nhận các bí tích bằng tiếng Hungary, được khuyến khích làm như thế tại Giáo Xứ Hungary Thánh Elizabeth.Trong một tuyên bố vào tháng 03.2009 báo trước việc đóng cửa một số giáo xứ, ĐGM Lennon đã nói :” Giáo Hội là cho dân chúng và đức tin của họ,chứ không phải vì nhà cửa công trình xây dựng, vá chúng tôi sẽ luôn ở đó để phục vụ dân chúng. Nhiệm vụ đối với Giáo Hội là trung thành với những gì Phúc Âm đòi hỏi nơi chúng tôi, đó là đem sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô cho mọi dân, vươn tới và phục vụ người nghèo và những người bị bỏ rơi và nên thánh, đem dân chúng lại gần Chúa hơn

 

MONG SAO IRAQ SẼ LÀ KIỂU MẪU HOÀ BÌNH VÀ BAO DUNG

 (H2Onews 03.07) Ngày nay Iraq vẫn còn chìm trong bạo lực,nhưng dân chúng Iraq mong có hoà bình và muốn dũng cảm đi theo con đường dẫn tới một xã hội đa nguyên và dân chủ. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều nầy khi toếp kiến tân đại sứ Iraq, ngài Habbeb Mohammed Radi Ali Al-Sadr, đến trình ủy nhiệm thư. Đức Thánh Cha cho biết Người rất bận lòng ví đất nước nầy, nơi quá nhiều lần những người vô tội phải trả giá tính mạng do hận thù điên cuồng. Tuy vậy Đức Thánh Cha cầu mong hoà bình được sớm lập lại, nhất la sau cuộc bầu cử tháng ba vừa qua,mà người dân  tham gia đông đảo mặc cho bị đe doạ. Con đường phải đi để tiến tới an ninh và tôn trọng tự do tôn giáo còn dài,nhưng hy sinh của nhiều người đã gieo hạt giống hoà giải. Đức Thánh Cha kết luận :”Tôi hy vọng rằng Iraq sẽ thoát khỏi những khó khăn của quá khứ và trở thành một kiểu mẫu sự bao duntg và hợp tác giữa tín đồ đạo hồi và Kitô hữu”.

 

GIÁO HOÀNG PIÔ XII TƯƠNG LAI YÊU CẦU CÁC GIÁM MỤC CỨU CÁC HỘI ĐƯỜNG DO THÁI GIÁO

(CWNews 03.07) Theo Qũy Mở Đường (Pave the Way Foundation): Hai tài liệu được phát hiện trong Thư Khố Lưu Vatican cho thấy rằng Giáo Hoàng tương lai Piô XII đã tím mọi cách để bảo toàn nền văn hoá Do Thái giáo. Ngày 09.01.1939, ĐHY Eugenio Pacelli,bấy giờ lá quốc vụ khanh Toà Thánh, đã viết cho 60 vị giáo phẩm,”không chỉ cứu dân Do Thái,mà cả các hội đường,trung tâm văn hoá và tất cả những gì gắn liền với niềm tin của họ : các cuộn Kinh Torah, thư viện, trung tâm văn hoá,vv…”. Thư nầy được biết hai than1g sau Kristallnacht, khi Đức quốc xã phá hủy 267 hội đường ở Đức và ở Áo. Tổ chức nầy cũng tiết lộ một bứcthư đề ngày 30.11.1938 gửi các toà khâm sứ, các phái đoàn Toà Thánh và các Giám mục,trong đó Đức Pacelli yêu cầu 200.00o chiếu khán cho ‘các tín hữu Công giáo không phải người Aryen”. Sử gia Michael Heseman của Tổ chức Pave the Way nầy tin rằng “những tín hữu Công giáo không phải người Aryen” là mật mã ngoại giao cho ngưới Do Thái nói chung, hơn là những người Do Thái trở lại Công giáo

 

ĐỨC THÁNH CHA CHÚC MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC ĐỨC HỒNG Y BERTONE

(CWNews 03,07) Nhật báo Vatican Osservatore Romano đã đăng một bức thư cá nhân của Đức Thánh Cha gửi ĐHY Tarcisio Bertone,chúc mừng ĐHY Quốc Vụ Khanh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thụ phong linh mục (ó.07.1960 – 01.07.2010). Sau nhiều năm làm công tác mục vụ và một nhiệm vụ ở Vatican, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ĐHY Bertone trở thành TGM giáo phận Genoa, nơi “Ngài đã dâng hiến trọn vẹn lòng nhiệt thành và công việc tông đồ vất vả vì lợi ích của cộng đồng hội thánh ấy. Vừa mới đây hơn, với tư cách Quốc Vụ Khanh, Ngài cho thấy lòng tận tụy và  tài năng lớn lao khi Ngài tham gia vào các kế hoạch mục vụ của chúng tôi đối với Giáo Hội hoàn vũ”. Đức Thánh Cha kết thúc thư với lời cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, với tất cả lòng kính trọng di sản dòng Salêdiêng của ĐHY Bertone, nghĩa là của Thánh Don Bosco.

 

VĂN KIỆN SẮP TỚI CỦA ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI ‘PHONG TRÀO PHỤNG VỤ MỚI”?

(CWNews 03.07) John Allen của tờ National Catholic Reporter viết rằng Đức Thánh Cha Biển-Đức CVI sẽ sớm ban hành một Tự Sắc về luật hôn nhân. Loại văn kiện nầy bình thường sẽ không hứa hẹn công chúng chú ý nhiều, ngoại trừ trong văn bản, Đức Thánh Cha kêu gọi thành lập một “phong trào phụng vụ mới” để làm sống lại sức mạnh việc phụng tự truyền thống Công giáo. Đoạn văn nầy trong văn kiện dường như nhắm i sự quan tâm kiên trì của Đức Thánh Cha trong cuộc “cải tổ của cải tổ”

 

AZARBAIJAN - MỘT KIỂU MẪU CHUNG SỐNG CHO CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO HIỆN ĐẠI

AsiaNews 03.07) Azerbaijan là một quốc gia đa số áp đảo theo đạo Hồi,nhưng là một nước ‘cố gắng đi tiên phong thực hiện thế tục hoá và thân thiện với các thiểu số”,ở đó cộng đồng Công giáo nhỏ bé có thể đóng góp phần mình cho xã hội. Với Cha Theodore Mascarenhas, người phụ trách văn phòng Châu Á,Châu Phi và Châu Đại Dương tại HĐ.giáo hoàng về văn Hoá, thì Azerbaijan chiếu sáng như ‘một tấm gương của những gì một quốc gia đạo Hồi hiện đại có thể là”, một quốc gia Ngài đã viếng thăm chính thức từ 14-18.06, tháp tùng ĐGM Gianfranco Ravasi,chủ tịch, theo lời mời của bộ trưởng Văn Hoá và Du Lịch Azerbaijan, ngài Abulfas Garayev. Cha nói về tình hình Giáo Hội Công giáo trong nước cựu cộng hoà xô viết nầy. Ở Baku, con số Công giáo khoảng 450 người và Vatican đã thiết lập một Điểm Truyền Giáo Tự Lập (Missio sui juris) vào năm 2000. Một câu chuyện bách hại nối kết người đạo Hồi và Kitô hữu. “Thánh đường Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Thai nguyên thủy bị chính quyền xô viết ra lệnh phá hủy vào năm 1931. Thánh đường mới được xây trên đất do chính phủ Azerbaijan tặng và được tổng thống Iiham Aliyev và ĐHY Quốc vụ khánh Bertone khánh thành năm 2007. Một năm trước đó, ĐGM Guggerotti đã cung hiến thánh đường”. Một đại diện của Văn Phòng Hồi Giáo Vùng Caucase đã dẫn phái đoàn Vatican đến đền Hồi giáo Bibi Haybat mới, có chừa mộ các hậu duệ của tiên tri Muhammad. Ngôi nhà nguyên thủy cũng bị chính quyền xô viết triệt hạ. Chính quyền Azerbaijan và Toà Thánh hiện đang đàm phán để dàn xếp ổn thoả các vấn đề về luật pháp nỗi lên từ Luật về Tự Do Tôn giáo năm 2009 của Azerbaijan, quy định tất cả các cộng đồng tôn giáo phải tái đăng ký, một tình trạng ngược với Giáo Luật Công giáo. Tuy nhiên Giáo Hội Công giáo được chính phủ ủng hộ, vốn không chỉ chấp nhận,mà còn giúp đỡ rất nhiều 70 thiều số sắc tộc của quốc gia. Một mẫu gương nữa là việc làm của các nữ tu Mẹ Têrêxa, “cho thấy sự cởi mở của chính quyền đối với sự hiện diện Kitô giáo và cón cho thấy ảnh hưởng của tình yêu thương Kitô giáo trong một xã hội thei đạo Hồi.

 

 


Về Trang Mục Lục