Tổng Hợp
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
(TUẦN LỄ TỪ 16.08 ĐẾN 22.08.2010 - CUỐI TUẦN)
HÀN QUỐC : THỦ ĐÔ THẾ GIỚI VỀ TỰ TỬ
(CBN 15.08) Khoảng
một phần ba dân số Hàn Quốc tuyên xưng là Kitô hữu [Tin Lành 19,7%; Công giáo
10,2%.Tổng số dân: hơn 50 triệu.]. Hàn quốc cũng được xếp hạng nhì trên thế
giới trong các quốc gia gửi các thừa sai (chỉ sau Hoa Kỳ). Tuy thế, quốc gia
nầy cũng có tỷ lệ tự tử cao hơn bất kỳ đất nước nào trong thế giới công nghiệp
hoá nầy. Đó là một tình hình thúc đẩy Giáo Hội bắt tay hành động. Choi Jin-sil
là một trong những duễn viên nữ danh tiếng nhất Hàn quốc. sự nỗi tiếng của cô
có thể so sánh với Julia Roberts với khán già màn ảnh rộng Mỹ. Tuy vậy năm
2008, cô đã thắt cổ tự tử. Vụ tự tử nầy đã kéo theo 700 người khác tự tử trong
những tháng tiềp theo, kể cả em trai cô. Thật đáng buồn, tự sát đã gần như trở
thành một xu hướng trong những người bị rối loạn sâu xa ở Hàn quốc. Tỷ lệ tự tử
cao đến mức ngày nay Hàn quốc được biết đến như thủ đô thế giới về nạn tự
tử.Theo Cảnh Sát Quốc Gia, con số tự tử tăng từ 12.270 vào năm 2008 lên 14.579
vào năm 2009, tức là tăng 20%. Các nhà xã hội học nói một bầu khí cạnh tranh
cao độ, sự bất trắc về tương lai, sự suy thoái và những hệ thống xã hội truyền
thống đang sụp đổ chịu trách nhiệm về những con số khủng khiếp nầy. .. Điều còn làm băn khoăn hơn về khuynh
hướng chết chóc nầy, đó là Hàn Quốc tự hào vì có mười trong số những thánh
đường lớn nhất thế giới. Hội Đồng Bề Trên Thượng Cấp Hàn Quốc đang cố xử lý
tình hình nầy bằng việc tổ chức các chương trình giáo dục công cộng để đấu
tranh chống lại tự tử. Mục sư Peter Kwun thuộc giáo hội Kitô giáo Seong Bok
khuyên dân chúng đang chịu phiền muộn chán nản ;” Có nhiều người nói mình là
Kitô hữu,nhưng họ đã không nhận được một mối liên hệ cá nnhân với Chúa Giêsu
Kitô. Cácdh tốt nhất để chữa lành điều nầy là phố biến rộng rãi Lời Chúa. Họ
phải biết họ không cô đơn một mình. Bất cứ trở lực nào trên thế giới nầy cũng
có thể vượt qua nhờ Chúa Kitô,dù rằng đây là một điều khó khăn”.
VIỆN GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI KỶ NIỆM 25 NĂM
(CNA) Đầu tháng tới,Viện Nghiên Cứu Sinh Sản
Con Người Giáo Hoàng Phaolô VI ở Omaha,Nebraska, sẽ kỷ niệm 25 năm khởi đầu với
nhiều lễ hội, gồm cả hai ngày hội nghị quốc tế về các chủ đề “Các hướng dẫn Mục
Vụ của Humanae Vitae” và “Hội Nghị quốc tế về công nghệ Napro”. Sự kiện kỷ niệm
Tình Yêu và Sự Sống nầy sẽ diễn ra tại Trung Tâm Quest ở Omaha từ 02.09 đến 09.09,
gồm lễ hội hoá trang,tiệc hội hè và các thánh lễ khai mạc và bế mạc. ĐHY Justin
Rigali,giáo phận Philadelphia, chủ tịch ủy ban bảo vệ sự sống HĐGM Hoa Kỳ, sẽ
dâng thánh lễ khai mạc cùng với Đức TGM Lucas giáo phận Omaha đến tham dự và
phát biểu trong bửa ăn tối thứ sáu và đêm thứ Bảy. Đức TGM Zygmunt Zimowski, chủ
tịch HĐ. Giáo hoàng về Trợ Giúp Mục Vụ Những Người là công tác y tế sẽ từ Roma
đến nói chuyện vào thứ sáu. Ngài cũng sẽ dâng thánh lễ bế mạc vào sáng Chúa Nhật.
Trong một lá thư bình luận về sự kiện nầy, tiến sĩ Thomas W. Hilgers, giám đốc
Viện nói : ” Đây là lần thứ 25 chúng tôi kỷ niệm Tình Yêu & Sự Sống. Viện
Nghiên Cứu Sinh Sản Con Người Giáo Hoàng Phaolô VI đã 25 tuổi và chúng tôi hết
sức muốn chia sẽ thời gian nầy với các bạn. Chúng ta đã sống trong một môi trường
ở đó có nhiều việc chăm sóc y tế nữ giới hoặc ngăn chặn hoặc hủy diệt hệ thống
sinh sản của nữ giới. Chúng ta đã sống trong một thời đại ở đó sự chẩn đoán một
vấn đề cơ bản thường bị phớt lờ”. Ông lưu ý rằng chúng ta,với tư cách là một xã
hội, “đã sống trong một thời đại mà nhiều bệnh nhân và những vấn nạn và khó
khăn thật sự của họ đã bị bỏ qua và ở đó các bệnh nhân cảm thấy bị bỏ rơi.
Trong khoảng thời gian ấy, Viện Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực hiện việc tìm tòi
nghiên cứu và các chương trình giáo dục để cố gắng vượt qua điều đó”.
CÁC TÍN NGƯỠNG BỊ XÁO TRỘN Ở TRUNG QUỐC
(UCAN 14.08) Một báo cáo đầy đủ về
tôn giáo ở Trung Quốc cho biết cả năm tôn giáo được chính phủ công nhận : Phật
giáo – Lão giáo - Hồi giáo – Công giáo và Tin Lành – đang phải đương đầu với
thử thách và thay đổi chưa từng có. Báo
Cáo Thường Niên về Tôn giáo của Trung Quốc (2010) do Viện Hàn Lâm Khoa Học
Xã Hội, một nhóm chuyên gia Bắc kinh, gán sự thay đổi đột ngột nầy cho sự biến
đổi xã hội diễn ra trên khắp đất nước Trung Quốc. Trong các bình luận Viện đưa
ra về từng tín ngưỡng, cho biết:
Cùng việc đề cập vắn gọn về Khổng giáo và các tôn giáo dân gian, cuốn
sách nầy được phát hành ở Bắc kinh ngày 11.08, chứa đựng cuộc thăm dò quy mô
lớn chưa từng có về Giáo Hội Tin Lành Trung Quốc, dựa trên các dữ liệu từ hơn
200.000 bản câu hỏi thăm dò được phát trên toàn quốc. Cuộc thăm dò nầy cho thấy
có 23 triệu tín đồ Tin Lành, gần 1,8% dân số. 60% trong đó ở tuổi 34 – 64, tức
là một cộng đồng đang già đi và 68,8% là nữ giới. Hơn một nửa không qua trình
độ trung học. Gần 70% cho viết họ trở thành tín đồ Tin Lành qua những tình
huống như cá nhân hoặc gia đình đau ốm. Cuộc thăm dò nhấn mạnh rằng tất cả
những con số thống kê chỉ nên được coi là ước đoán mà thôi, vì nhiều người
không sẵn lòng tiết lộ quá nhiều về tín ngưỡng của họ do những nhạy cảm chính
trị của Trung Quốc.
CÁC LINH MỤC NGƯỜI HÀN QUỐC CÔNG KHAI
NHỊN ĐÓI ĐỂ PHẢN ĐỐI
(UCAN 14.08) Hai linh mục người Hàn quốc, Cha Joseph Cho Hae-bung và Paul
Suh Sang-geen, công khai nhịn đói bên ngoài toà nhà chính phủ để phản đối chống
lại dự án Bốn Sông hết sức gây tranh cãi. Hai Vị bắt đầu nhịn đói vào ngày
12.08 và thề sẽ ở đó không ăn không uống cho đến ngày 18.08: Cha Suh sẽ ở đó
hai ngày đầu và Cha Cho năm ngày tiếp theo. Trong một tiyên bố đọc lên trước
khi nhịn đói, hai vị nói “Lý do các linh mục Công giáo và những giáo sĩ các tôn
giáo khác chống lại dự án nầy rất đơn giản. Thật vô nghĩa khi phát triển nền
kinh tế bất kể cái giá phải trả về môi trường.
Chúng tôi sẽ dâng việc nhịn đói nầy như một hy sinh cho các con sông đang chết
và cầu nguyện cho sự sống còn ở trong chúng”. Trong mỗi ngày nhịn đói, hai linh
mục dự tính cử hành một thánh lễ cho sự sống và hoà bình tại một nhà nguyện gần
Trung Tâm Giáo Dục Dòng Phan Sinh. Kết thúc cuộc phản đối, hai vị sẽ tụ họp với
các thành viên khác của Hội Liên Đới để dâng một thánh lễ cho sự sám hối của
Moses Kim Moon-soo, thống đốc tình Gyeonggi-do, người ủng hộ dự án nầy.
LINH ĐỊA LỘ ĐỨC DI TẢN VÌ BÁO ĐỘNG CÓ BOM
(La Croix 15.08) Khoảng 30.000 người đã phải rời khỏi linh địa Lộ Đức vào
Chúa Nhật 15.08,nơi đang cử hành lễ Mông Triệu, vì báo động có bom.Người phụ
trách báo chí,Pierre Adias đã cho biết:Báo động có bom nhận được ở sở cảnh sát
và thông báo rằng có bốm quả bom sắp bỗ vào 15 giờ trong vùng linh địa.Sau khi
đóng cửa các nơi đón khách hành hương,một toán rà mình đã được triển khai. Vào
16 giờ,các máy móc tìm kiếm được tháo gỡ và linh địa mở cửa lại để chuẩn bị
rước kiệu vào 16: 30.
THẢM HOẠ THIÊN NHIÊN
: ĐỨC THÁNH CHA LUÔN GẦN BÊN CÁC DÂN TỘC
(ZENIT 16.08) Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đã phát động lời kêu gọi ủng hộ các nạn nhân nhựng vụ thảm hoạ
thiên nhiên vừa qua vào cuối buổi triều yết chung ngày 04.08.2010 tại Quảng
trường Thánh Phêrô. Người đã đặc biệt
nêu tên “những đám cháy lan rộng ở liên bang Nga” và “những lụt lội tàn phá
nặng nề ở Pakistan và Afghanistan”. Đức Thánh Cha đã kêu gọi tình liên đới của
mọi người. Người nói:” Tâm trí Cha đặc biệt hướng về những dân tộc lúc nầy đang
chị những thảm hoạ thiên nhiên nghiêm trọng,gây ra những thương vong về người,
và thiệt hại về tài sản, khiến nhiều người trở thành vô gia cư. Cha cầu xin Đức
Chúa cho các nạn nhân và Cha bày tỏ sự gần gũi tinh thần với tất cả những ai
đang chịu những tình huống khốn khó nầy. Cha cầu xin Thiên Chúa an ủi họ trong những
đau khổ và nâng đỡ họ trong những cơn khốn khó”.
PHẢN ỨNG VỚI LỜI CHỈ
TRÍCH CÁC GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ II VÀ BIỂN-ĐỨC XVI
(CWNews 16.08) Các
giám mục Nam Phi đã phản ứng lại với một bài diễn văn vào tháng sáu,trong đó
ĐGM Kevin Dowling giáo phận Rustenburg đã chỉ trích mạnh mẽ hình thức đặc biệt
Thánh Lễ và những gì mà ngài mô tả là nhãn
quan “theo thuyết Thiên Chúa Cứu Rỗi Mọi Người”(Restorationisme) của Đấng Đáng
Kính Gioan-Phaolô II và Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Các giám mục tuyên bố :”
Khi giải thích những dấu chỉ thời đại và phân tích Thánh ý Chúa dưới sự hướng
dẫn của Chúa Thánh linh, thì những căng thẳng và bất đồng có thể nẩy sinh ngay
cả giữa các giám mục. Điều nầy đòi hỏi lòng bao dung và sự nhạy bén. Phải thận
trọng trên hết đừng gán cho các giám mục là “theo thuyết Chúa cứu rỗi tất cả’,
là bảo thù hoặc cấp tiến,nhưng đúng hơn nên nhắm vào các vấn đề nầy”. Các giám
mục nói tiếp :” Chúng tôi tin tưởng rằng
các Vị lãnh đạo Giáo Hội, dù là Giáo
Triều La Mã hoặc các giám mục địa phương của một quốc gia, là những người liêm
chính luôn cố gắng trung thành vời Phúc Âm, mặc cho tính yếu đuối mỏng dòn con người và trong một số
trường hợp ngoại lệ, còn có cả những sai sót con người lớn lao. HĐGM các nước
khác nhau là diễn đàn cho đối thoại cởi mở, chân thành và trung thực khi chúng
ta phân tích việc làm môn đệ của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì trong thế giới chúng
ta”….”Qua bí tích rửa tội, chúng ta đã dâng cuộc sống cho Chúa Kitô và từ
đó,bắt những chọn lựa cá nhân của chúng ta phải lệ thuộc vào Tin Mừng và lời
giáo huấn luôn phát triển của Giáo Hội” (Tóm tắt Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo #
374). Chắc chắn thỉnh thoảng những căng thẳng có thể xảy ra. Trong trường hợp
như vậy, chủ yếu phải tiếp tục bàn bạc một cách khiêm nhường”. Các giám mục kết
luận :” Bản chất căn bản lời
giảng dạy của Chúa Kitô thường khiến chúng ta đi ngược dòng với suy nghĩ con
người,như vẫn xảy ra trong các thời kỳ Kinh Thánh và suốt lịch sử Giáo Hội. Tuy
nhiên chúng tôi,giám mục của các bạn phải dũng cảm và nỗi bật trong lòng trung
thành của chúng tôi với Tin Mừng. Chúng tôi mời gọi tất cả các tín hữu Công
giáo cũng dũng cảm như thế trong việc ủng hộ giáo huấn tín lý,xã hội và luân lý
của Giáo Hội. Làm như vậy là một phần cốt yếu của sứ mạng rao giảng Phúc Âm của
Giáo Hội để làm thay đổi hẳn xã hội”.
CÁC LỄ CƯỚI CÔNG
GIÁO Ở
(CWNews 16.08) Con
số lễ cưới Công giáo trong tổng giáo phận
CÁC GIÁM MỤC CHILÊ THÚC GIỤC BẢO VỆ SỰ SỐNG NHẰM CHẤM DỨT
“NỀN VĂN HOÁ SỰ CHẾT”
(CNA 16.08) Trong
khi ở Mehico đang tham dự một sự kiện do HĐGM Nam Mỹ tổ chức, Đức GM phụ tá
giáo phận Santiago,Chilê, Fernando Chomail, vốn là một chuyên gia về đạo đức
sinh học, đã nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách phải bảo vệ sự sống,họn nhân và
gia đình, cả trong công tác mục vụ lẫn trong thề giới chính trị. Ngài nói rằng
trong khoa học và trong y học,”tính chất trung tân của con người, chứ không
phải lợi ích kinh tế, chính trị hoặc xã hội, phải được đặt lên hàng ưu tiên.
Việc bảo vệ không hạn chế sự sống con người cũng quan trọng, cấm không cho bất
cứ tấn công nào chống lại sự sống, phải đước tiếp cận với chăm sóc ý tế”. Ngài
nói : ” Quyền được chăm sóc y tế phải bao gồm việc tiếp cận với chăm sóc căn
bản và không nên được hiểu như là cho phép an tử hoặc nạo phá thai, theo kiểu
suy nghĩ rằng “chất lượng cuộc phải chiếm ưu thề trên tính chất thánh thiện của
sự sống”. Sau khi nói đến sự cần thiết phải cổ vũ một nền văn hoá nhân bản hơn,
ĐGM Chomail nói việc tuyên xưng Phúc Âm Sự Sống là cần thiêt ở cấp độ mục vụ:
Điều nầy đòi buộc chúng ta nhận ra mỗi tấn công trên sự sống như là một tội ác
chống lại Thiên Chúa. Điều nầy hàm ý đem mọi người tới chỗ nhìn nhận Thiên Chúa
là chủ duy nhất của sự sống và sự chết”.Liên quan đến hành động trong lãnh vực
chính trị, ĐGM Chomail nhấn mạnh sự cấp bách phải “mời gọi các chính trị gia Công
giáo vâng lời Thiên Chúa trước con người” và yêu cầu nhà nước không được áp đặt
một điều kiện đạo đức hoặc nhân học đặc biệt nào lên đất nước. Các chính trị gia
phải xúc tiến một chính sách bảo đảm công ích qua sự công nhận và bảo vệ các quyền
căn bản của con người, “mà khởi đầu với quyền được sống”.
GIÁO HỘI THÁI LAN
THAM GIA ĐẦY ĐỦ HƠN VỚI XÃ HỘI.
(UCAN 16.08) Một kế hoạch ngũ niên của Giáo Hội vừa được thông báo : Giáo Hội Thái phải sẵn
sàng để đáp ứng với những thay đổi chính trị,xã hội và kinh tế ở Thái Lan và
dám khẳng định các giá trị Công giáo. Kế hoạch nầy, được đọc ra ở Nhà thờ chính
toà Bangkok trong ngày lễ Mông Triệu, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối
thoại liên tôn và sự cần thiết phải cộng tác với các tín ngưỡng khác vì hoà
bình ở đất nước nầy. Các sinh viên học sinh trường Công giáo cũng cần được giáo
dục về các vần đền liên quan đến hoà bình, nhân quyền và tình dục. ĐGM Gioan
Bosco Panya Kritcharoen giáo phận Ratchaburi cho biết bản đồ chỉ dẫn ngũ niên
của Giáo Hội phát sinh từ sự ý thức rằng những gì thế hệ các tín hữu Công giáo
trẻ hơn có khuynh hướng ít chú tâm tới đức tin và các giá trị Công giáo. ĐGM
Panya, thư ký HĐGM Thái lan, nói sẽ ủng hộ mạnh mẽ hơn với việc thành lập những
tổ chức giáo dân sao cho ‘giáo dân có thể tham gia tích cực hơn vào các hoạt
động của Giáo Hội” và sẽ dành việc huấn luyện cho các thành phần tring cộng
đồng Công giáo như là các trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi, để thành
lập những nhóm khác nhau. Việc đào tạo đặc biệt cũng sẽ tổ chức cho các bậc phụ
huynh, vì họ là những người đầu tiên phổ biền các giá trị Kitô giáo cho con
cháu họ. Kế hoạch ngũ niên nầy được hình thành sau nhiều vận dụng trí não trong
hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân và các tổ chức Công giáo. Đây là kế hoạch thứ ba
như vậy của Giáo Hội Thái. Cha Tinnarath Khomkrit, người đứng đầu phân ban
hoạch định chính sách của HĐGM Thái nói : Kế hoạch thứ nhất là vào năm 1987 và
kế hoạch thứ hai là vào năm 2000.
KITÔ HỮU TẶNG SÁCH
CORAN CHO TÙ NHÂN THEO ĐẠO HỒI
(UCAN 16.08) Tín hữu Công giáo và Tin Lành đạ tặng 100 bản sách Coran cho
những người theo đạo Hồi người
ĐỨC BARTÔLÔMÊÔ I CỬ
HÀNH THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN TẠI TU VIỆN ĐỨC BÀ Ở SUMELA SAU 88 NĂM
(AsiaNews 16.08) Sau 88 năm,thánh lễ đầu tiên được cử hành trong tu viện
cổ Đức Bà Sumela, cách thành phố
HƠN 450.000 NGƯỜI
HÀNH HƯƠNG LINH ĐỊA MADHU VÀO NGÀY 15.08
(AsiaNews
16.08) Đa số tín hữu Công giáo đã tụ họp tại vùng đất nầy vào giờ Kinh Tối thứ
Bảy, một ngày trước. ĐGM Malcolm Ranjith,tổng giám mục giáo phận Colombo, cũng
dẫn đầu cuộc rước kiệu trọng thể, cùng với ĐGM Thomas Savundaranavagam, giám
mục giáo phận Jaffna; ĐGM Rayappu Joseph, giám mục giáo phận Mannar; ĐGM
Winston Fernando, giám mục giáo phận Badulla và ĐGM Norbert Andradi, giám mục
giáo phận Anurahapura. Thánh lể trịng thể vào 6: 30 bắt đầu vào Chúa Nhật
15.08, do ĐGM Ranjith,các giám mục và các linh mục, bằng ba thứ tiếng
Sinhala,Tamil và La tinh. Năm nay lễ hội nầy cũng kết thúc Tuần Gia Đình Tiàn
Quốc của Giáo Hội mà Uỷ Ban Giáo Dân toàn quốc đã phát động ngày 06.08 tại giáo
phận Mannar với chủ đề: “Gia đình là thầy dạy các giá trị Kitô giáo”. Trong bài
giảng lễ, ĐGM Ranjith nhắc những người hiện diện rằng ‘ở miển bắc có những gia
đình mất anh chị em; có những gia đình mất cha mẹ; có những gia đình mất vợ
chồng. Một số trong đó chui rúc dưới những nhà ở tạm từ những miếng tôn mỏng.
Những người đang chịu đau khổ ấy thuộc về cũng một gia đình được Thiên Chúa yêu
thương nầy”.
ĐỨC THÁNH CHA PHỤC
HỒI NHỮNG YẾU TỐ THÁNH LỄ ĐÃ BỊ MẤT
(CathNeww 17.08) Thánh 08.2007, Đức Thánh Cha ban hành tự sắc Summorum Pontificum, cho phép cử hành tự
do Thánh Lễ sử dụng sách lễ tiền Công Đồng chưa được cải tổ, mà không phải xin
phép các giám mục địa phương. Biện pháp gây tranh cãi nầy làm những người duy
truyền thống (bảo thủ) vui sướng,nhưng với nhiều tín hữu Công giáo khác thì có
vẻ như nghi ngờ quyết định của Công Đồng Vatican II,rằng phụng vụ tiền Công
đồng cần có sự cải tổ cấp bách và rộng rãi. Nó cũng có vẻ như kàm suy yếu thẩm
quyền của các giám mục về việc cử hành phụng vụ trong giáo phận các ngài. Vì
vậy, tự sắc nầy đã đượx đi kèm một thư mở gửi các giám mục để tìn cách trấn an
các ngài. Nhưng vẫn cón đó cảm giác rằng Đức Thánh Cha một cách nào đó đã làm
suy yếu các cải tổ phụng vụ của Vatican II và rằng có lẽ Người có cảm tình với
những người vận động ‘theo Triđentinô” hơn là với các quan điểm của đa số tín
hữu Công giáo và các giám mục của họ.Để hiểu các quan điểm của Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI về phụng vụ, chúng ta cần nhớ lại, trước tiên, rằng Người là một
người chịu ảnh hưởng sâu xa bởi sự giáo dục trong tỉnh lẻ Bavaria và thứ đến,
rằng thần học của Người được định hướng sâu sắc bởi Phong Trào Phụng Vụ nước
Đức giữa hai cuộc thế chiến. Là người con đạo đức trong một gia đình đạo hạnh,
Người đã rời bỏ hình ảnh sinh động về vẻ đẹp và sự cổ kính của Thánh Lễ trong
các thánh đường thời niên thiếu của Người.
Đức Thánh Cha đã viết :”Một thực tại mà không một ai đã từng đơn thuần
nghĩ ra được…không một thẩm quyền chính thức nào hoặc cá nhân vĩ đại nào đã
từng tạo nên”…”Kết cầu huyền bí các bản văn và hành vi nầy đã lớn lên từ đức
tin của Giáo hội qua các thế kỷ. Nó mang toàn bộ sức nặng của lịch sử ngay
trong chính nó và tuy vậy, đồng thời đó còn hơn là sản phẩm của lịch sử nhân
loại”. Nhưng thần học cũng như lòng hoài cổ định hướng cho những xác tín của
Đức Giáo Hoàng. Vị Ratzinger trẻ chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong Trào Phụng Vụ
và đặc biệt là do các tác phẩm của nhà thần học Romano Guardini
(CathNews 17.08) Thêm sáu tù chính trị người Cuba đượ trả tự do, thêm vào
danh sách những người chống đối đã được tự do tiếp sau những đàm phán giữa Gaío
Hội và các nhà lãnh đạo đất nước. Tòa Tổng giáo phận
“CHUỖI MÂN CÔI NĂM CHÂU” KHỞI TỪ
PARAY-LE-MONIAL
(ZENIT 18.08) Một chuỗi mân Côi Năm Châu sẽ được đọc khởi phát từ Paray
–le –Monial, thành phố Thánh Tâm Chúa Giêsu vào 15 giờ ngày 19.08 và được Radio
Espérance trực tiếp truyền hình. Thành
phố Paray-le-Monial nỗi tiếng vì những mạc khải của Thánh Tâm Chúa Kitô vào thế
kỷ 16 cho Thánh Nữ Margatita à la Coque, nữ tu Dòng Thăm Viếng, Dòng do Nữ
Thánh Jeanne Francoise de Chantal sáng lập và năm nay mừng kỷ niệm 400 năm.
Hàng chục ngàn người từ khoảng 50 quốc gia khắp năm châu sẽ tham gia vào chuỗi
Mân Côi nầy, bất kể họ ở đâu. Sáng kiến hành động nầy diễn ra trong “Lễ Hội
Thánh Mẫu Quốc Tế” (18-22.08) và sẽ cho phép chiêm ngắm các Mầu Nhiệm Sự Sáng
cuộc đời Chúa Kitô. Năm 2009, “Chuỗi Mân Côi Năm Châu” đã tạo nên một nét mới
mẻ cho Lễ Hội Thánh Mẫu Quốc Tế 2009 và đã quy tụ được những người từ 40 quốc
gia. Năm nay, Chuỗi Mân Côi nầy đề xuất tái khám phá ơn gọi của nước Pháp,
trưởng nữ Giáo Hội, cầu nguyện cho thế giới và cho Giáo Hội.
ĐÃ TÌM LẠI ĐƯỢC THÁNH TÍCH CÂY THÁNH
GIA` THẬT BỊ TRỘM
(CWNewws 18.08) Sau hơn 6 tuần vị đánh cắp rừ nhá thớ chính toà Thánh Giá
ở
GIÁO HỘI TĂNG TRƯỜNG Ở
(CWNews 18.08) Đức tin Công giáo đang lan rộng ở Malaysia bất chấp áp lực
xã hội từ một quốc gia đa số theo đạo Hồi.Mặc dù hiến pháp Malaysia bảo đảm tự
do tôn giáo, nhưng đa số theo đạo Hồi nắm quyền kiểm soát xã hội của đất nước
nầy và các Kitô hữu thường xuyên bị đối xử như những công dân hạng nhì. Năm
trước, một nhật báo Công giáo
VẬN ĐỘNG CẦU NGUYỆN
QUY MÔ LỚN ỦNG HỘ CUỘC TÔNG DU NƯỚC ANH CỦA ĐỨC THÁNH CHA
(CWNews 18.08) Tổ chức Công giáo Trợ Giúp Giáo Hội Ngặt Nghèo (ACN) đã
thông báo rằng các ân nhân của tổ chức nầy đã quảng đại hưởng ứng lời mời gọi
cầu nguyễn cho chuyến thăm mục vụ nước Anh của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI vào
tháng 9 được thành công tốt đẹp.Cuộc vận động đã thu được lời hứa đọc 31.000
chục chuỗi Mân Côi và 130 giờ Chầu Thánh Thể. Hưởng ứng lời kêu gọi đặc biệt
dâng một bổng lễ cho một linh mục trong một quốc gia đang ngặt nghèo, ACN cho
biết 11.000 thánh lễ sẽ được dâng theo ý
chỉ của Đức Thánh Cha
HỘI NGHI
(CNA/EWTN News) Hội
đồng giáo hoàng đặc trách Truyền Thông Xã Hội tổ chức một hội nghị để xem xét
vai trò của báo chí Công giáo trong thế giới ngày nay. Trong các chủ đề được đề
cập là phản ứng của các phương tiện truyền thông Công giáo đối với những tranh
cãi bên trong Giáo Hội. Hội nghị từ 04 đến 07 tháng 10 sẽ tập chú vào việc so
sánh giữa các phương tiện truyền thông Công giáo mới và truyền thống. Mỗi một
trong 3 ngày hội nghị sẽ đề cập đến một khía cạnh của báo chí Công giáo trên
thế giới. Ngày đầu nói về cơ hội và thách thức dành cho báo chí Công giáo trong
thế giới ngày nay. Ngày thứ hai sẽ nhìn vào sự đóng góp của các phương tiện
truyền thông Công giáo vào diễn đàn công cộnng, văn hoà và đời sống Giáo Hội,
là thế nào để đưa tin về những tranh cãi trong Giáo Hội. Một nhóm gồm một
blogger,một phát ngôn nhân Giáo Hội,một nhà thần học,một nhà xã hội học và một
nhà báo sẽ đưa ra cái nhìn về chủ đề “Hiệp Thông và Những Tranh Cãi. Tự Do Ngôn
Luận và Chân Lý của Giáo Hội”. Danh tính của các vị nầy chưa được thông báo.
Sau khi nhóm nầy đã phát biểu, những người tham dự sẽ chia làm nhiều nhóm nhỏ
theo ngôn ngữ để xem xét những vấn đề trung tâm để biết báo chí Công giáo nên
tránh hay không một số đề tài, và phải nói thế nào về những vấn đề gây tranh cãi
và thảo luận ý tưởng có một tiếng nói cho những người bất đồng ý kiến. Một nhóm
ban sáng vào ngày thứ ba sẽ đưa ra cái nhìn về kinh tế, những thách thức nghề
làm báo, hoạt động liên ngành, ngôn ngữ và việc tìm cách để hiện diện một cách
hiệu quả trong thế giới số nầy. Cuối ngày thứ ba, những người tham dự sẽ xem
xét những dự án phương tiện truyền thông Công giáo thành công và xem xét chúng
có thể cộng tác với nhau như thế nào. Ngày cuối cùng,07.10, sẽ dành để xem xét
kết quả các thảo luận nhóm từ 3 ngày qua.
Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ