Người làm dịu cơn khát của Chúa
Kỷ niệm
100 năm ngày sinh chân phước Têrêsa Calcutta
WHĐ (26.08.2010)
– Hôm nay, 26 tháng 8/2010, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chân phước Têrêsa
Calcutta. Tại nhiểu nơi trên thế giới sẽ diễn ra lễ kỷ niệm sự kiện này, kể cả
ngoài Kitô giáo.
Tại
Ấn Độ và Albania, hẳn nhiên rồi, mà còn ở Israel, Pháp hay Hoa Kỳ, trong những
ngày này khắp thế giới đều kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mẹ Têrêsa.
Tại
Jerusalem, Đức thượng phụ Fouad Twal sẽ cử hành Thánh lễ đặc biệt để tưởng nhớ
Mẹ vào ngày 28-08.
Tại
quảng trường Times Square ở New York, các bảng, biển báo khổng lồ đều
được chiếu sáng hai màu xanh trắng, màu tu phục của Dòng Thừa sai Bác ái.
Tại
Ấn Độ, một tàu hỏa sơn màu xanh mang tên mẹ Têrêsa sẽ bắt đầu lăn bánh vào thứ
năm 26 tháng tám và hoạt động trên cả nước. Ba nước vùng Balkan ( Albania,
Macedonia, Kosovo), -nơi nào cũng có dấu chân của Mẹ Têrêsa- cũng đều có chương
trình tôn vinh Mẹ.
Tại
Crépy-en-Valois (Oise), cha xứ đề nghị giáo dân chọn tên thánh bổn mạng cho
ngôi nhà nguyện mới đã được khánh thành vào tháng chín năm 2009 trong một khu
phố mới có đa số là người Hồi giáo. Và tên Mẹ Têrêsa được đề nghị nhiều nhất!
Quyết
định trở thành nữ tu năm 12 tuổi
Khuôn
mặt lớn của thế kỷ XX tiếp tục để lại dấu ấn, cả bên ngoài giới Công giáo. Đặc
biệt kể từ khi Mẹ qua đời, ngày 5 tháng 9 năm 1997, và án phong chân phước cho
Mẹ được tiến hành nhanh chóng bởi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào ngày
19 tháng 10 năm 2003, các tiết lộ về đêm tối thiêng liêng của Mẹ -một đêm tối
không ngừng thẳm sâu theo với hoa trái của công việc của Mẹ- càng làm cho người
ta ngưỡng mộ Mẹ hơn.
Sinh
ngày 26 tháng tám 1910 tại Skopje (nay là thủ đô của Cộng hòa Macedonia) thuộc
cộng đồng người Albania thiểu số, trong một gia đình công giáo đạo hạnh, từ năm
lên 8 Agnes Gonxha Bojaxhiu đã mồ côi cha.
Năm
lên 12 tuổi, Agnes quyết định đi tu, và năm 18 tuổi Agnes vào Dòng Chị Em Đức
Bà Loreto ở Ireland (tại đây Agnes nhận tên Maria Têrêsa, để kính thánh Thérèse
Lisieux). Năm sau bề trên gửi sơ Maria Têrêsa sang dạy học ở trường dành cho
các em gái tại Calcutta.
Ngày
của “ơn cảm hứng”
Ngày
10 tháng 9 năm 1946, trên chuyến tàu đến Darjeeling (vùng Bắc Ấn) để tĩnh tâm
hàng năm, cuộc sống của Maria Têrêsa bỗng thay đổi. Maria Têrêsa, khi đó 36
tuổi, nghe được tiếng Chúa Giêsu trên thập giá nói với mình: “Ta khát”, và hiểu
ra, như linh mục người Mỹ Joseph Langford thuật lại, rằng Chúa Kitô muốn mình
phải làm dịu cơn khát của Người bằng cách yêu thương những con người thua thiệt
trong các khu nhà ổ chuột.
Sau
này, “Ngày của ơn cảm hứng” trở thành sinh nhật của Dòng Thừa sai Bác ái.
“Hôm
nay cũng như một trăm năm trước, Chúa Kitô vẫn còn khát và tiếp tục đi tìm các
linh hồn làm dịu cơn khát của Người. Cơn khát của Chúa Kitô là một mầu nhiệm
khiêm hạ của Thiên Chúa –Đấng cần đến thụ tạo của Người”. Người ta thấy
rõ điều này nơi Dòng Thừa sai Bác ái, được xây dựng từ năm 1985 trên đường
Folie-Méricourt , quận 11 Paris.
Ngôi
nhà đầu tiên của sáu nữ tu (trong đó có ba người Ấn Độ và một người Malgache)
mặc áo sari truyền thống màu trắng viền xanh, là nơi đón tiếp những phụ nữ gặp
khó khăn: trong khoảnh sân nhỏ bên trong, mấy bà mẹ người châu Phi trông nom
vài đứa trẻ đang chơi đùa. Trong ngôi nhà kế cận, 200 người vô gia cư xếp hàng
từ 9g sáng để nhận bữa ăn nóng mỗi ngày (sau giờ cầu nguyện), mùa đông cũng như
mùa hè, do mười tình nguyện viên phục vụ.
Các
thánh lễ tưởng niệm chân phước Têrêsa Calcutta
Một
nữ tu Thừa sai Bác ái cho biết: “Từ 27 tháng tám đến 4 tháng chín, chúng tôi sẽ
làm tuần cửu nhật, và Chúa nhật 5 tháng chín, Đức cha Eric de Moulins-Beaufort,
giám mục phụ tá của Paris, sẽ dâng thánh lễ tại nhà Dòng chúng tôi lúc 8g00,
như các ngày Chúa nhật”, và Chúa nhật 12 tháng Chín, Đức Hồng y André
Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, sẽ cử hành thánh lễ theo ý chỉ đặc biệt của
Mẹ Têrêsa” tại nhà thờ Đức Bà Paris.
Tại
Marseille và Lyon, nơi cũng có Dòng Thừa sai Bác ái, Đức Giám mục Georges
Pontier và Đức Hồng y Philippe Barbarin sẽ cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ vị chân
phước Calcutta vào ngày 5 và ngày 10 tháng 9 tại Vương cung thánh đường thánh
Gioan.
Tại
địa phương, kỷ niệm sinh nhật của “Mẹ” cũng được tổ chức, đặc biệt bởi hàng
trăm tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đang làm việc trong các bệnh
viện, trại mồ côi và các trung tâm khác của Dòng Thừa sai Bác ái.
Tiếp
xúc với nỗi khốn cùng của con người
Nhà
xã hội học Xavier Zunigo, tác giả cuốn sách “Các tình nguyện viên của Mẹ Têrêsa”
đã viết: “Có những người bị Calcutta cuốn hút như nam châm, mà không biết tại
sao”. Ông đã điều tra để cố tìm hiểu xem tại sao người phương Tây, theo đạo
Thiên Chúa hay không, trẻ hay già, đều “tự nguyện tiếp xúc với nỗi khốn cùng
của con người.”
“Ở
Calcutta, người ta không đến để “giúp đỡ” người nghèo. Chuyện đó các tổ chức
phi chính phủ làm tốt hơn và ở Calcutta có nhiều tổ chức như vậy! Người ta vào
Dòng Thừa sai Bác ái để “chạm đến” người nghèo, để làm dịu cơn khát tình yêu
của người nghèo, những người cần sống cho ra người, dù chỉ là khoảnh khắc trước
khi chết. Chính ông cũng đã học cách tắm rửa một xác chết hoặc gắp những con
giòi nơi một cái chân bị nhiễm trùng. “Đó là những người nghèo, những người
muốn yêu bạn, những người hầu như chẳng bao giờ cho đi hay nhận được tình yêu.
Hãy cho họ cơ hội để làm điều đó!”
(Theo
Claire Lesegretain, La Croix, 25-8-2010)
Huy Hoàng