Tổng Hợp
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
(TUẦN LỄ TỪ 05.09 ĐẾN 11.09.2010 - ĐẦU TUẦN)
PHÁC THẢO CHÂN DUNG
VỊ GIỚI CHỨC
(CWNews 05.09) Người quan sát Vatican John Allen của tờ NCR đưa ra một
phác thảo chân dung đáng mến của Đức TGM Agostino Marchetto, giới chức Vatican
trực tính, người đã xin từ chức thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân. Ngài được
biết đến vì phát biểu không quanh co úp mở và nhiều lúc tuyên bố của Ngài làm
cho người Công giáo cả cấp tiến lẫn bảo thủ khó chịu. Ngài từng nỗi tiếng vì
bác bỏ những cách giải thích cấp tiến về Vatican II và mới gần đây Ngài bị chỉ
trích vì những lời phản đối quyết liệt của Ngài với chính sách của Pháp chống
lại những người Gypsy nhập cư (John Allen lưu ý rằng Ngài nỗi tiếng là “Giám
Mục Gypsy). Đức TGM Marchetto - người có vấn đề sức khoẻ nhiều năm qua – đã
từng dự tính xin nghỉ hưu.Nhưng thông báo nghỉ hưu của Ngài tuần nầy cho thấy
những dấu hiệu hấp tấp vội vàng và đến sớm sau khi Ngài chỉ trích gay gắt chính
phủ nước Pháp.[Gypsy: dân du mục, gitans,bohêmiêng.ND]
TỔNG GIÁM MỤC NGƯỜI
ANH KHÔNG BỊ LUNG LAY DO LỜI CHỈ TRÍCH TRƯỚC CHUYẾN TÔNG DU
(CWNews 05.09) Vị giáo phẩm Công giáo lãnh đạo nước Anh trông đợi lời chỉ
trích Giáo Hội nặng nề trước chuyến tông du của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI,
nhưng tin rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ làm nẩy sinh một câu trả lời
tích cực hơn. Đức TGM Vincent Nichols giáo phận Wesminster nói trong một buổi
phỏng vấn của hãng Reuters :” Tôi nghĩ khuôn mẫu nỗi lên từ các chuyến thăm
viếng của Đức Thánh Cha tới nhiều quốc gia khác nhau, là trong thời kỳ ngay
trước [các chuyến thăm viếng đó], luôn có những chỉ trích Giáo Hội rất mạnh mẽ
trên các phương tiện truyền thông. Nhưng những gì có vẻ xảy ra là khi Đức Thánh
Cha tới, như vẫn thế, thì mặt trời ló rạng và chẳng ai còn nhớ đến những cơn
mưa”. Đức TGM nói : Đức giáo hoàng Biển-Đức chắc chắn biết những chỉ trích bày
ra trong báo chí nước Anh, nhưng Ngài bày tỏ tin tưởng rằng Đức Giáo Tông vẫn
không nao núng : “vì tôi cho rằng Người là một người nghiên cứu thế giới tường
tân và Người biết rõ sự lên xuống của dư luận và Người biết rõ sự bén rễ sâu
của Giáo Hội Công giáo và đức tin Kitô giáo. Và tôi nghĩ Người là một con người
của hòa bình rất đặc biệt”. Được hỏi về những căng thẳng trong qun hệ giữa Giáo
Hội Công giáo và Anh giáo, Đức TGM Nichols thừa nhận rằng Đức Thánh Cha sẽ phải
đương đầu với một nhiệm vụ ‘tế nhị’ khi Người gặp gỡ TGM giáo phận Cantebury.
Nhưng ngài bác bỏ lời phàn nàn rằng sáng kiến của Đức Thánh Cha đối với tín đồ
Anh giáo là một nỗ lực nhằm lôi kéo những người trở lại. Đức TGM người Anh giải
thích : Thỉnh thoảng người ta muốn nói “ồ, đó là sáng kiến của vị giáo hoàng
định mồi chài các tín đồ Anh giáo ấy mà”. Không đúng! Người chỉ đáp ứng những
lời thỉnh cầu mà người đã nhận được.
BỔ NHIỆM TÂN ‘ĐẠI
SỨ” TẠI
(CNA/EWTN News 05.09)
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức ông Giorgio Lingua làm đại diện Tòa Thánh tại
TOÀ THÁNH VẬN ĐỘNG
CHỐNG LẠI VỤ NÉM ĐÁ MỘT PHỤ NỮ Ở
(ZENIT 06.09) Toà Thánh đã lên án về mặt tinh thần vụ ném đá một phụ nữ
người Iran Sakineh Mohammadi Ashtiani, bị kết án vì tội ngoại tình năm 2006 và
sắp bị hành hình và vận động để ngăn chận vụ ném đá nầy. Sajjad Ghaderzadeh,
con trai của bà, đã xin Đức Thánh Cha can thiệp để ngăn chận vụ hành hình nầy.
Cha Federico Lombardi trong một tuyên bố miệng đã khẳng định với báo chì,rằng
“Toà Thánh quan tâm và tích cực theo dõi vụ việc nầy”. Ngài nói thêm :” Ai cũng
rõ lập trường Giáo Hội chống lại án tử hình. Ném đá lại là một hònh thức đặc
biệt tàn bạo dã man”. Ngài giải thích rằng khi người ta xin Toà Thánh can thiệp
‘về những vấn đề nhân đạo với nhà cầm quyền các quốc gia khác,như rất thường
xảy ra trong quá khứ, thì Toà Thánh không làm điều đó công khai,mà qua các kênh
ngoại giao của Toà Thánh”.
CHA BRUNO CADORÉ,
TÂN BỀ TRÊN CẢ DÒNG ĐA MINH
(ZENIT 06.09) Linh mục người Pháp Bruno Cadoré vừa được bầu làm tân Bề
Trên Cả Dòng Anh Em Thuyết Giảng (Đa Minh),trong Tổng Tu Nghị Dòng vừa khai mạc
ngày 31.08 ở Roma và là người kế vị thứ 86 của Thánh Đa Minh. Cha Bruno sinh
năm 1954,cựu nội trú các bệnh viện ở Strasbourg, đã đạt điểm “ưu” với luận án
tiến sĩ y khoa về bệnh bạch cầu và thạc
sĩ đạo đức y sinh học và làm giám đốc Trung Tâm Đạo Học Y Học thuộc Viện Công
giáo Lille,trước khi được bầu làm giám tỉnh tỉnh dòng Đa Minh ở Pháp năm 2001.
Trong thời gian ở Viện Công giáo
NHÀ PHÂN TÍCH VATICAN TIN SẼ CÓ HỘI NGHỊ HỒNG Y VÀO THÁNG
MƯỜI MỘT
(CNA/EWTN News 06.09) Thao nhà phân tích
ÔNG TONY BLAIR : HỒI
GIÁO ĂN RỄ SÂU HƠN NGƯỜI TA NGHĨ
(AFP 06.09) Nguyên thủ tướng Anh Tony Blair (1997 – 2007) đánh giá rằng
Hồi giáo ăn rễ sâu hơn người ta nghĩ và thú nhận đã không ý thức về tầm phát
triển rộng của hiện tượng nầy vào thời điểm những vụ tấn công khủng bố 11/9.
Hồi giáo – theo phán đoán của Ông Tony Blair trong một buổi phỏng vấn phát hôm
Chúa Nhật trên kêng ABC của Mỹ - “rất giống với chủ nghĩa cộng sản cách mạng”.
Ông khẳng định :” Đó là khuynh hướng tôn giáo và văn hoá của Hồi giáo. Những
chân rễ của nó rất sâu, những cái vòi của nó vươn dài và cáh giải thích Đạo Hồi
của nó còn ăn sâu hơn là người ta nghĩ”. Nhằm vận động cho cuốn “Hồi Ký “
(Memoires) trong cuộc trao đổi nầy, Ông cho rằng :” phong trào nầy đụng chạm cả
tới công luận vốn bác bỏ chủ nghĩa cục đoan,song một mặt lại tán thành một phần
tu từ học kèm theo nó”. “Nếu những kẻ đã phạm tội ác tấn công khủng bố nầy đã
có thể giết chết 30.000 hay 300.000 người, thì chúng cũng đã làm ngay”.
ĐỨC THÁNH CHA LÀM
PHÉP BỨC PHÙ ĐIÊU VỚI NƯỚC THÁNH TỪ XỨ WALES
(The Catholic Herald 05.09) Đức
Thánh Cha Biển-Đức XVI nsẽ làm phép một bức phù điêu Thánh David với nước Thánh
từ xứ
VỊ HỒNG Y TỐ CÁO BBC
VỀ THÀNH KIẾN BÀI KITÔ GIÁO
(CathNews 06.09) ĐHY Keith O’Brien,TGM giáo phận Thánh Anrê và
PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
TRONG PHÂN PHỐI HÀNG CỨU TRỢ
(Fides 06.09) Danh sách dài những truờng hợp được ghi nhận về những phân
biệt đối xử trong viện trợ nhân đạo chống lại các Kitô hữu,các thiểu số tôn
giáo,các Dalit (tiện dân),nhưng người yếu đuối.”Khuôn khổ tổng quát sự phân
biệt đối xử xã hội và tôn giáo ở
THĂM DÒ: GẦN MỘT NỬA
NHỮNG NGƯỜI ĐI LỄ SẼ THAM DỰ HÌNH THỨC CŨ
(The Catholic Herald 05.09) Các linh mục đang nghiên cứu Hình Thức đặc
biệt tại một hội thảo huấn luyện do Hội Thánh Lễ La tinh tổ chức. Một nghiên
cứu mới cho thấy : Gần một nửa những người Anh và xứ
HÀNH HƯƠNG Ở
(UCAN 07.09) Những người sống sót trong cơn lũ lụt ở Pakistan là đối
tượng cầu nguyện của hàng ngàn người tham dự cuộc hành hương hằng năm đến linh
địa Thánh Mẫu Toàn Quốc ở Mariamabad từ 03 đến 05.09 với chủ đề cho năm nay là
“Đức Maria,Nữ Vương Vũ Trụ. Các bài giảng,kinh nguyện và quà tặng đều được dành
cho những người sống sót. Đức TGM Lawrence Saldanha giáo phận
NHẬT BẢN : NHẮC LẠI
NHỮNG LỜI THỀ ĐEM SỰ SỐNG MỚI CHO HÔN NHÂN
(UCAN 05.09) Một nghi thức được tổ chức hằng năm cho những cặp hôn nhân
người Nhật để họ lập lại cam kết hôn nhân, đang đem lại một niềm vui cuộc sống
cho quan hệ hôn nhân của 43 cặp vợ chồng Công giáo và ngoài Công giáo tham dự
vào nghi thức đặc biệt ở nhà thờ chính toà Nunoike ở Nagoya vào ngày 15.08. Đa
số là ngoài Công giáo,nhưng trong quá khứ đã kết hôn trong nhà thờ chính toà
nầy do các linh mục. Năm 2009 tổng cộng có 2.701 lễ kết hôn trong các nhà thờ
Công giáo ở Nhật – 906 trong đó là ngoài Công giáo. Nghi thức hôn phối cho
những người chưa rửa tội diễn ra ở trong các nhà thờ Nhật Bản kể từ 1975. Không
có tính chất bí tích, các nghi thức nầy không được thực hiện trong bối cảnh một
thánh lễ,nhưng được thực hiện do các linh mục với sự cho phép của
ĐỨC GIÁM MỤC RANJITH
KHAI MẠC NĂM THÁNH ĐẶC BIỆT VỀ THÁNH THỂ
(AsiaNews 07.09) Cử hành Năm đặc
biệt về Thánh Thể, ĐGM Malcolm Ranjith,TGM giáo phận
ĐẠI HỘI ĐẠI KẾT QUỐC
TẾ LẦN THỨ 18
(ZENIT 07.09) “Hiệp Thông và Cô độc”: đó là chủ đề của Đại Hội Đại Kết
Quốc tế lần thứ 18 linh đạo chính thống, sẽ diễn ra ở tu viện Bose, Ý từ ngày
08 đến 11 tháng 09 tới đây. Một thông
cáo nhấn mạnh : Cộng tác tổ chức với các giáo hội chính thống, Đại Hội nầy gần
20 năm nay tượng trưng cho “một cơ hội đối thoại quan trọng về những chủ đề
chính yếu đời sống thiêng liêng, ở đó các truyền thống Kitô giáo Tây Phương và
Đông Phương gặp gỡ những chờ mong sâu xa của người đương thời”. Lộ trình hội
thảo chuyên đề nầy sẽ quay chung quanh “nghiên cứu và đối đầu huynh đệ” trong
bốn ngày và sẽ có sự tham dự của những nhà thần học, sử gia,triết gia, các nhà nghiên cứu và các
đại diện chính thức, ở cấp độ cao nhất, của các giáo hội chính thống, của Giáo
Hội Công giáo và của các Giáo Hội Cải Cách, cùng nhiều người ghi danh khác”.
Các nhà tổ chức nhấn ,mạnh trong lời giới thiệu của họ : Dưới động năng, trong
thời hiện đại nầy, thường là xung khắc nhau, đem cá thể đối nghịch với tập thể,
“truyền thống Kitô giáo và nhất là truyền thống chính thống đã luôn biết khám
phá một sự căng thẳng sống còn giữa hai chiều kích chủ yếu của đời sống thiêng
liêng: hiệp thông và cô độc”.Kinh nghiệm tu viện đã cấu thành “một thời khắc
tổng hợp và một điểm loé sáng của động năng thiêng liêng nầy nối kết hiệp thông
và cô độc”. Một bàn tròn sẽ được dành cho đời sống đan viện (monachism) do các
chuyên gia về đời sống thiêng liêng của thế giới đan viện đương thời Đông
phương và Tây phương, thuyết trình. Ngaỳ bế mạc sẽ đào sâu những ý nghĩa nhiều
mặt của chiều kích cô độc và cộng đoàn của đời sống thiêng liêng đối với con
người mđương thời”. Sự hiện diện các phái đoàn chính thức của các giáo hội Đông
và Tây đặc biệt có ý nghĩa về bình diện đại kết.
PAPUA TÂN GHINÊ :
NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐƯỢC GIỚI THIỆU NHƯ NHỮNG ANH HÙNG CHỐNG SIDA
(CNA 07.09) Bộ
trưởng Bộ Phát Triển Cộng Đồng nước Papua Tân Ghinê,Carol Kidu, nói trong một
diễn đàm LHQ ở Melbourne, tuần nầy,rằng các nữ tu,linh mục và các nhà thừa sai
Công giáo đang làm việc trong nghành chăm sóc y tế là những anh hùng không được
ca ngợi trong cuộc chiến chống lại bệnh Sida. Một số lớm bệnh viện ở Papua Tân
Ghinê là do Giáo Hội Công giáo điều hành và nhờ các nỗ lực của họ, con số những
trường hợp HIV được kiểm soát và giảm sút. Diễn đàn LHQ nầy được trình bày bởi
hai nữ tu làm y tá và tư vấn HIV và do một linh mục là bác sĩ phẫu thuật. Tất
cả đều làm việc trong những vùng sâu vùng xa Cao Nguyên, nơi sự lây lan của HIV
tập trung nhiều hơn và nơi bạo lực bộ tộc đạt quy mô một nạn dịch.
VỊ LINH MỤC MẤT SÁU
ANH CHỊ EM NAY GIÁO DỤC NHỮNG NGƯỜI NGHÈO ĐÓI Ở
(CWNews 08.09) Tờ Grand Forks
Herald đã phác hoạ chân dung một linh
mục người Nigeria, người với sự đồng ý của giám mục, đang làm luận án tiến sĩ ở
bang North Dakota với hy vọng lập ra một trường học và bắt đầu một chương trình
dạy đọc viết nhằm giúp đấu tranh chống lại nghèo đói cùng cực nơi quê hương
Ngài. Cha Vincent Bulus thuộc giáo phận Kafachan nhớ lại rằng “họ dạy chúng tôi
làm sao để viết tên chúng tôi” “Tôi thán phục những gì họ làm. Họ dạy chúng tôi
về Thiên Chúa. Họ mang Chuìa Giêsu đến cho chúng tôi. Họ hớp hồn tôi và tôi
muốn được giống như họ”. Sáu anh chị em của Cha Bulus đã chết vì sự nghèo đói
cùng cực của gia đình Ngài.” Đó là động lực cho tôi, như vậy những người khác
sẽ không phải chết”.
KHÔNG CÓ TIỀN ĐỂ NHẬN DIỆN NHỮNG HÀI CỐT
CÁC NẠN NHÂN NẠN KHỦNG BỐ BÔN-SÊ-VIC
(AsiaNews 08.09) Trong số hài cốt
nầy có thể có cả một số thành viên triều đại hiàng đế cuối cùng nước Nga, nhà
Romanov, những người là giáo hội chính thống Nga đã phong thánh như là các đấng
tử vì đạo. Hài cốt của 80 người bị sát hại giữa các năm 1918 – 1921 được phát
hiện mùa hè nầy trong các cuộc khai quật trong pháo đài Phêrô và Phaolô ở St.Petersburg,nguyên
nhà tù giam giữ những người chống đối chính trị. Được làm vệ sinh và cất giữ
trong những hộp thích hợp, các hài cốt nầy được lưu giữ trong một căn phòng
nhỏ, nhưng chưa có tiền để nhận diện các nạn nhân. Các hài cốt và những đồ vật
được tìm thấy – giày,mũ nón, đồng phục quân đội thời Nga hoàng, huân huy chương
và ảnh tượng – đang chờ được các chuyên gia và các nhà phục chế xem xét. Có thể
sau đó họ sẽ được chuyển tới một viện bảo tàng nào đó.
HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ
CHO CÁC GIÁM MỤC ĐƯỢC TẤN PHONG TRONG HAI NĂM VỪA QUA
(ZENIT 08.09) Thánh Bộ Phúc Âm hoá các dân tộc tổ chức một hội nghị
chuyên đề mới cho 102 giám mục được tấn phong hai năm gần đây (2008-2010) trong
các giáo phận thuộc Thánh Bộ, đến từ 40 quốc gia ; 24 quốc gia Châu Phi với 57
GM; 11 nước Châu Á với 39 GM; 3 nước Châu Mỹ với 4 GM và 2 nước Châu Đại Dương
với 2 GM. HỘi nghị diễn ra tại Giáo hoàng học viện Thánh Phaolô T6ng Đồ ngày
05.09 và kết thúc vào ngày 18.09 với Thánh Lễ đồng tế tại mộ thánh Phêrô Tông
Đồ. Ngày 11.09, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến những người tham dự hội nghị nầy.Mục
tiêu của hội nghị được ghi trong một truyền thống bắt đầu năm 1994,nhằm tạo cho
các giám mục vừa được bổ nhiệm,thời giờ để cầu nguyện,suy tư, đào sâu cuộc sống
và tác vụ giám mục.Báo cáo đầu tiên liên quan đến “tình hình hiện nay của nhiệm
vụ truyền giáo các dân – Ad Gentes – trong thực tại thế giới và Giaá Hội ngày
nay”, do Cha Alberto Trevisiol,IMC. Ngày 07.08, ĐHY Tổng trưởng Ivan Dias và
ĐGM thư ký Robert Sarah nói về nguồn gốc,sự phát triển và thẩm quyền của Thánh
Bộ nầy,cũng như những thực thề thuộc Thánh Bộ (đại học,viện,).Ngày 10.09, ĐGM
Piergiuseppe Vachelli,phió thư ký và là chủ tịch Các Hội Thừa Sai giáo hoàng,sẽ
trình bày cấu trúc,thẩm quyền và các hoạt động của Hội nầy. Ngoài ra còn có :
ĐHY Antonio Canizares (nhiệm vụ thánh hoá);
ĐHY George Cottier (đời sống thiêng liêng
của GM); ĐHY William Levada (nhiệm vụ
giảng dạy); ĐHY Francis George (nhiệm
vụ cai quản); ĐHY Claudio Nicora (công
việc hành chánh); ĐHY Frank Rodé (đời sống tận hiến); ĐHY Walter Kasper (đối thoại liên tôn và đại kết); ĐGM
Nicolas Eterovic (Thượng Hội Đồng các Giám
Mục); ĐGM Claudio Maria Celli (các
phương tiện truyền thông cho việc truyền giáo); ĐGM Rino Fisichella (Gia đình và sự sống); ĐGM Dominique Mamberti
(Quan hệ với các quốc gia); ĐGM
Joseph Clemens ( sự tham fgia của giáo
dân vào đời sống vá sứ mệnh của Giáo Hội); ĐGM Giampaolo Crepaldi (học thuyết xã hội); ĐGM Leo Burke (ngành toà án); ĐGM Scotti (bản
quyền tác giả,in ấn..); ĐGM Dal Tpso (các
tổ chức từ thiện bác ái); Cha Koonamparampil (thực hành của Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng các Dân); Bà Peeters ( gia đình trong văn hoá hậu hiện đại).
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở
ANH QUỐC
(
BTGH chuyển ngữ