Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 05.09 ĐẾN 11.09.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

VÀO NĂM 1968, CHA JOSEPH RATZINGER HÌNH DUNG THẾ NÀO VỀ GIÁO HỘI NĂM 2000?

(ZENIT 11.08) Một tạp chí ở Chilê vừa mới cho đăng lại một bài thuyết trình ở đài phát thanh Đức của Cha Joseph Ratzinger về tương lai Giáo Hội, được nói vào năm 1968. Jaime Antunez, giám đốc tạp chí Humanitas, về nhân chủng và văn hoá của Giáo hoàng Học Viện Công giáo Chilê, giải thích rằng Đức Biển-Đức khi ấy còn là linh mục trẻ và là giáo sư ở Tubibgen. Suy tư nầy của Cha Ratzinger có tựa đề “Giáo Hội sẽ như thế nào vào năm 2000?”. Jaime Anturez xác định rằng phải hiểu sự xáo trộn đảo lộn văn hoá xảy ra bên ngoài cũng như bên trong Giáo Hội vào cuối thập niên 1960, khi bản văn nầy được soạn thảo. Với sự thâm sâu và sự sáng suốt chỉ có nơi Người, Đức giáo hoàng hiện tại phân tích các nguyên nhân của những gì người ta đang sống bấy giờ và mô tả 40 năm trước một tương lai không khác gì với những gì diễn ra ngày nay. Theo ông, đó là một bản văn giúp hiểu thời đại hiện nay của chúng ta,những vấn đề nội bộ mà Giáo Hội phải đương đầu,cũng như những tấn công đến từ bên ngoài. Giáo sư Ratzinger bấy giờ khuyên :” Vào một thời kỳ có những biến động lịch sử trầm trọng trong đó dường như biến mất những gì đã xảy ra cho tới hiện tại và mở ra một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, thì con người phải suy tư về lịch sử vốn làm cho nó nhìn thấy,trong chừng mực đúng đắn của nó,thời khắc được phóng to một cách tưởng tượng nầy”. Người nhắc lại, giữa những thời khắc ấn tượng khác, thời kỳ quân đội của nước cộng hoà non trẻ Pháp bắt cóc Đức Piô VI và để mặc Người băng hà trong cảnh tù tội ở Valence vào năm 1799. Ba năm trước đó, một trong những nhà lãnh đạo nước cộng hoà Pháp đã viết :” Thần tượng già nua nầy sẽ bị phá hủy. Đó là những gì tự do và triết học muốn…Phải hy vọng Đức Piô VI vẫn còn sống hai năm nữa để cho triết học có giờ hoàn tất công trình của nó và để vị lama nầy không có người kế nhiệm” [Lama : thầy tu Tây Tạng, ám chỉ Đức giáo hoàng.ND]. Giáo sư Ratzinger giải thích rằng nhiều người đã lo sợ mọi sự sẽ xảy ra như thế. Người khẳng định :” Hình như rõ ràng là Giáo Hội có trước mặt  mình những thời ký khó khăn. Cuộc khủng hoảng của Giáo Hội mới chỉ khởi đầu. Phải chờ đợi những chấn động mạnh”. Người cho biết Người xác tín vào những gì tồn tại sau cùng : bất luận thế nào, Giáo Hội của sự sùng bái chính trị,những ngoa ngôn của những kẻ nói tiên tri về một Giáo Hội không có Thiên Chúa và đức tin, là  thực tế hoàn toàn thừa thải và do vậy tự nó sẽ biến mất”.Người khẳng định : “Tương lai của Giáo Hội có thể đến và cũng sẽ đến hôm nay độc nhất từ sức mạnh của những người bén rễ sâu xa và sống tròn đầy đức tin của họ. Tương lai sẽ không đến từ những người chỉ cho những công thức pha chế. Tương lai sẽ không đến từ những kẻ chỉ thích ứng với thời khắc hiện tại. Tương lai sẽ không đến từ những người chỉ biết phê bình chỉ trích những người khác và tự coi mình như là chuẩn mực không sai lầm. Tương lai cũng không đến từ những người chỉ chọn lựa duy nhất con đường dễ dãi nhất, từ những người tránh né khổ hạnh của đức tin và trình bày sự chuyên quyền bạo ngược và tính nệ luật như là sai và lỗi thời, tất cả những gì đòi hỏi cao đối với con người, những gì lám con người phải đau khổ và buộc nó phải từ bỏ chính mình. Hãy nói theo cách tích cực: Thương lai của Giáo Hội, hôm nay và mãi mãi, sẽ lần nữa được đóng dấu ấn của các thánh, và do vậy, [được ghi dấu] bởi những con người vượt qua những câu nói vốn rõ ràng là hiện đại, bởi những người nhìn xa trông rộng hơn những kẻ khác, vì cuộc sống của họ ấp ủ những không gian rộng lớn hơn”. Trong diễn từ giới thiệu số ra nầy, Jaime Antunez lưu ý rằng “tất cả những người hiện diện nơi đây đều đánh giá cao nơi Đức Biển Đức XVI cũng như nơi Vị tiền nhiệm của Người,  Đức Gioan-Phaolô II, một sự chứng thực mang tính quan phòng của cái nhìn tiên tri nầy, vốn củng cố trong đức tin,làm an ủi linh hồn và mời gọi theo cách tình một hiền phụ hãy trung thành trọn vẹn với Giáo Hội và huấn quyền Hội Thánh”.

 

CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI :  ĐỪNG ĐỐT SÁCH CORAN

(CathNews 09.09) Các nhà lãnh đạo Công giáo trên thế giới và các giới chức Hoa Kỳ phản đối kế hoạch công khai đố sách Coran vào ngày 11.09. Larry Jones thuộc Trung Tâm Vươn Xa Thế Giới Dove ở Gainsville cho biết ông muốn tổ chức một “Ngày Đốt Sách Coran” vào kỷ niệm những vụ tấn công khủng bố năm 2001. Đức TGM Lawrence Saldanha giáo phận Lahore,chủ tịch HĐGM Pakistan nói : “chúng tôi cực lực lân án ý định và chiến dịch nầy, vì nó đi ngược với sự tôn trọng phải có với tất cả mọi tôn giáo,nhưng như tái với giáo lý và đức tin của chúng tôi”.Nazir Bhatti, chủ tịch Hội Đồng Kitô giáo Pkaistan cũng kêu gọi ngưng ngay sáng kiến nầy, vì ‘nó có thể làm hại nghiêm trọng các thiểu số Kitô giáo trong các quốc gia đa số theo đạo Hồi”. Ông nói :” “Ngày Đốt Sách Coran” nầy sẽ bị các tay Hồi giáo cực đoan dùng làm cớ để tấn công các Kitô hữu”. ĐHY Owald Gracias,TGM giáo phận Mumbai, chủ tịch HĐGM Ấn Độ và nhiều lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo nói trong một tuyên bố chung rằng hành vi nầy là “ ngược với lời dạy của Chúa Giêsu Kotô”. ĐHY nói :” tôi lên án sự hăm doạ hoàn toàn vô tâm vô tình bất kính đối với sách Coran,nhân danh Giáo Hội Công giáo”. ĐGM Johannes Pujasumarta giáo phận Bandung, tổng thư ký HĐGM Indonesia nói :” Chúng tôi đã bày tỏ sự bất đồng ý kiến của chúng tôi và đã phát động lời kêu gọi hủy bỏ việc làm ấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện để không có điều gì khó chịu xảy ra ở Indonesia và trên khắp thế giới như là hậu quả của hành vi tắc trách nầy”. Nhiều lãnh đạo Hoa Kỳ cũng hoà với các lãnh đạo Giáo Hội lên án sáng kiến nầy,trong đó có Tướng David Petaeus,chỉ huy các lực lượng ở Afghanostan, khi cho biết hành động nầy có thể gây nguy hiểm cho binh lính dưới quyền.

Các tin tức ngày 09 và 10.09 cho biết : vị mục sư của công đoàn Tin Lành bé nhỏ nầy - chỉ có 50 tín đồ - đã đồng ý bỏ việc đốt sách Coran,với điều kiện phải xem lại việc xây nhà thờ Hồi giáo ở Ground Zero.

 

ĐỨC THÁNH CHA SẼ GẶP NỮ LINH MỤC ANH GIÁO VÀ CÁC NẠN NHÂN BỊ LẠM DỤNG

(CathNews 09.09) Đức Biển-Đức XVI sẽ gặp một nữ linh mục Anh giáo và các nạn nhân bị lam dụng trong chuyền thăm nước Anh sắp tới của Người. Vị nữ linh mục là Jane Hedges,giáo hội Anh giáo, giám luật Đan viện Wesminster và là một nhà vận động để có các nữ giám mục. Tờ The Guardian đưa tin : Đây sẽ là lần đầu tiên Vị nguyên thủ Vatican, - người đầu năm nay đã tuyên bố việc truyền chức cho nữ linh mục là ‘một tội ác chống lại đức tin”, - bắt tay một nữ linh mục. Đan viện trưởng Wesminster, linh mục tiến sĩ John Hall, tuần qua đã viết trong The Tablet,một tuần báo Công giáo :” Chúng tôi sẽ chào mừng Vị giáo hoàng nầy như khách của chúng tôi. Sẽ không hề có bất cứ dấu hiệu đấu tranh nào”. Một buổi lễ đại kết vào ban chiều sẽ bắt đầu với hôn bình an giữa TGM Cantebury và Đức Biển Đức XVI và gồm một thánh vịnh,kinh Magnificat,các bài đọc và những lời cầu nguyện. Tiến sĩ Hall nói :” Tôi không hề nghi ngờ đây sẽ là một dịp đáng nhớ, cho dù nó cũng sẽ ít nhiều bị bóp méo do nhiều cảm xúc”. Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng Đức Thánh Cha được chờ đợi sẽ đàm đạo với khoảng 10 cá nhân trong những cuộc gặp riêng,theo lời Bill Kilgallon, chủ tịch ủy ban bảo vệ Công giáo Toàn Quốc, là ủy ban lập ra những tiêu chuẩn để ngăn chận lạm dụng và giải quyết những luận điệu về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công giáo ở Anh và Xứ Wales.

 

ĐỨC HỒNG Y HONG KONG CHỈ TRÍCH THÁNH BỘ VATICAN,CẢNH BÁO VỀ BÁCH HẠI CỘNG SẢN

(CWNews 09.09) Tronhg một bài viết đăng ngày 08.09, ĐHY Joseph Zen Ze-kiun, giám mục hưu dưỡng giáo phận Hong Kong, nói : Nước Trung Quốc cộng sản vẫn tiếp tục bắt bớ các giám mục trung thành với Đức Giáo Hoàng, cả khi các ngài đã được chính phủ công nhận. Đáp lại một bài viết vừa mới đây do một linh mục người Bỉ (LM Jeroom Heyndrickx, với bài viết : "Chính sách mở cửa của Trung Quốc hoàn toàn cho phép Giáo hội Công giáo phát triển".ND), ĐHY Zen viết : Các giám mục của chúng ta ở Trung Quốc có được bất cứ cơ hội may mắn đối thoại nào chăng? Giữa chính các vị? Thưa không! Chính phủ canh chừng nghiêm nhặt để ngăn các vị làm như thế. Đối thoại với chính phủ ư? Chắc chắn là không có rồi! Các vị chỉ có nghe và vâng theo. Các vị được lệnh rời đi đến những nơi mà các vị không biết. Các vị bị triệu tập đến những hội nghị mà không được biết chương trình nghị sự. Các vị được trao đọc những bài diễn văn không phải do các vị viết và cả không được xem trước nữa…Đúng là các phương pháp bách hại đã được cải tiến. Ngày nay các nạn nhân được mời ăn trưa, đi tham quan,các món quà tặng và huân huy chương dồn dập (như là thăng chức làm thành viên Đại hội nhân dân ở nhiều cấp khác nhau). Các vị còn được hứa là sẽ tôn trọng lương tâm các Vị. Nhưng chúng ta biết rằng trong chủ nghĩa Mrax chính thống, lời hứa chẳng có chút nghĩa lý gì. Lời đối trá là những phương tiện chính đáng để đạt tới thành công. Trong những ngày vừa qua, chúng ta được biết họ thả ĐGM James Su Zhimin, nhưng kế hoạch nầy sẽ là chính quyền công nhận các vị là giám mục, trong khi Toà Thánh sẽ yêu cầu các vị nghỉ hưu, vì vậy để trống toà cho một người kế nhiệm được chọn với “sự đồng ý của cả hai bên(!?)”. Bất luận thế nào, kết quả cuối cùng sẽ là những gì được thực hiện,là những gì đảng muốn. ĐHY Zen cũng chỉ trích Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Các Dân Tộc vì đã quá sẵn sàng thoả hiệp với chính phủ Trung Quốc : Chúng ta nói “những gì đàng cộng sản muốn không phải là những gì Đức giáo hoàng muốn”, Nói như vậy, chúng ta bị coi là tội đối đầu.Nhưng do một ‘tình cờ may mắn”, ngày nay những gì đảng muốn, xem ra dễ dàng trùng hợp với những gì Thánh Bộ nầy muốn. Như vậy,Alleluia! Mọi người phải thấy hạnh phúc!

 

THỤY ĐIỂN CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN KỂ TỪ NĂM 1477

(CWNews 09.09) Trong một thông điệp công bố ngày 07.09, Đức Thánh Cha Biển Đức bày tỏ hy vọng rằng trường đại học Công giáo đầu tiên của Thụy Điển kể tử thời Trung Cổ sẽ được tiêu biểu bởi “truyền thống học tập nghiên cứu rạng rỡ,việc mưu cầu công bằng về tri thức trong mọi lãnh vực và một cam kết mạnh mẽ, cả với lý trì thần linh lẫn lý trí con người”. Được lập ra năm 2001, Học Viện Newman nầy được chính phủ Thụy Điển chính thức công nhận vào tháng tư, và như thế là có đại học Công giáo đầu tiên kể từ năm 1477. Học viện do Dòng Tên điều hành nầy có cấp bằng cử nhân thần học,triết học và những môn văn hoá. Theo thống kê của Vatican : Chỉ có 1,5% trong số 9,2 triệu dân Thụy Điển là Công giáo.

 

GIÁM MỤC BÊNH VỰC CÔNG BẰNG XÃ HỘI CHỐNG LẠI NHỮNG NGƯỜI CHỈ TRÍCH

(CWNews 09.09) Một giám mục bang Connecticut, ĐGM phụ tá giáo phận Hartford, Peter Roszza, đã bênh vực khái niệm công bằng xã hội chống lại những người chỉ trích “ bảo người Công giáo phải loại bỏ từ “công bắng xã hội” khỏi bất cứ tổ chức nào nói trên công bằng xã hội Công giáo hoặc có cụm từ nầy như là thành phần của tựa đề”. ĐGM Rosazza dường như muốn ám chỉ những lời bình luận đầu năm nay do khách mời của đài phát thanh và truyền hình,Glenn Beck, một người Công giáo trở lại phái Mormon.Ngài viết :” Công bằng xã hội là một phần trong tổng thể giáo huấn chính thức Công giáo” và nói thêm rằng sẽ sai lầm nếu lẫn lộn chủ nghĩa xã hội với giáo huấn xã hội của Công giáo. Đức Gioan Phaolô II,người không ủng hộ chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa tư bản không giới hạn về vấn đề nầy, đã viết vào năm 1991 :” Học thuyết xã hội của Giáo Hội phát triển trong thế kỷ thứ 19,khi Phúc Âm chạm trán với xã hội kỹ nghệ hiện đại với những cấu trúc mới của nó để sản xuất những hàng hoá tiêu dùng, khái niệm mới của nó về xã hội, nhà nước và chính quyền và những hình thức mới về lao động và quyền sở hữu. Sự phát triển học thuyết xã hội của Giáo Hội về những vấn đề kinh tế và xã hội làm chứng cho giá trị vĩnh cửu của giáo huấn Giáo Hội , đồng thời cũng làm chứng cho ý nghĩa thật sự Truyền Thống của Giáo Hội, luôn luôn sống động và tích cực” (Centesimus Annus,3). Bản văn nầy được tìm thấy trong Giáo Lý Hội Than1h Công giáo, số 2421. Giáo huấn Công giáo về công bằng xã hội dựa trên hai nguyên lý căn bản : phẩm giá của mọi con người và sự liên đới giữa chúng ta với nhau. Những nguyên lý nầy phải được tuân thủ chung nhau. Quá  nhấn mạnh đến phẩm giá có thể dẫn đến một chủ nghĩa cá nhân và một ý thức không lành mạnh về cái tôi; còn nếu quá nhấn mạnh đến sự liên đới lại có thể dẫn đến chủ nghĩa tập thể không có lợi cho các cá thể và các quyền của họ. Rút cuộc giáo huấn về công bằng xã hội của chúng ta, suốt từ Thánh Tôma Akinô (qua đời năm 1274) đã đưa khái niệm của Aristote về công ích vào trong các tác phẩm của Ngài. Chúng ta được linh ứng qua lời dạy của Kinh Thánh, nhất là qua Tiên Tri đã cầu xin nhân danh Chúa cho xã hội nầy, chứ không chỉ các cá nhân, chăm lo cho người nghèo,người đau ốm và khách ngoại kiều. Những lời giảng dạy và các việc làm của Chúa Giêsu đều thấm nhuần truyền thống tiên tri nầy.

 

Tư liệu về GIÁO PHÁI MARMON:

Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ki Tô, còn được biết với tên Giáo hội Mormon là giáo phái lớn nhất và nổi tiếng nhất trong phong trào Thánh hữu Ngày sau (một hình thức của phong trào Phục hồi Kitô giáo). Trụ sở của giáo hội này đặt tại Salt Lake City, Utah, Hoa Kỳ.Như trong tên gọi, các tín đồ của giáo hội này xem Giêsu Kitô là đầu giáo hội và tự cho mình là Kitô hữu, nhưng không xem mình thuộc về các truyền thống Chính Thống giáo, Công giáo hay Tin Lành. Hơn nữa, họ tin giáo hội của họ là sự phục hồi của giáo hội nguyên thuỷ được thiết lập bởi Giêsu Kitô trên thế gian. Một số người quan sát bên ngoài xếp họ là một giáo phái Tin Lành, trong khi những người khác lại không xem họ là giáo hội Kitô. Giáo hội này không có liên hệ chính thức với các nhóm "phái căn bản" (fundamentalist) Mormon, vốn vẫn thực hành tục đa thê.Joseph Smith, Jr. và 5 cộng sự thành lập giáo hội này vào ngày 6 tháng 4, 1830 với cộng đồng gồm 56 nam và nữ tại Fayette, New York. …Tên gọi Mormon xuất hiện sau khi xuất bản cuốn Sách Mormon năm 1830 - đây là tên một tiên tri trong sách Mormon. Lúc đầu tên gọi này được dùng với ý miệt thị, nhưng sau đó nó được dùng rộng rãi bên trong giáo hội. "Thánh hữu Ngày sau" thường được dùng để chỉ thành viên của giáo hội, mặc dù "người Mormon" cũng được chấp nhận.Giáo hội này thông báo có 12.275.822 tín đồ vào ngày 31 tháng 12, 2004, trong đó 6,7 triệu sống ngoài Hoa Kỳ. Đây là tôn giáo lớn thứ tư ở Hoa Kỳ. Báo cáo này bao gồm những người đã chịu phép rửa của giáo hội cho dù họ có tham dự hoặc tự xem là thành viên của giáo hội hay không. Theo Khảo sát định danh tôn giáo Hoa Kỳ năm 2001 ước tính có khoảng 2,8 triệu người lớn theo đạo Mormon tại Hoa Kỳ (Nguồn : Wikipedia)

 

GEOFFREY ROBERTSON : GIÁO HỘI PHẢI TỪ BỎ GIÁO LUẬT và PHẢN BÁC

(CathNews 09.09) Luật sư gốc ở Anh quốc Geoffrey Robertson nói phải áp lực để Giáo Hội từ bỏ Giáo Luật và Vatican phải được đối xử như một loại “nhà nước lừa đả”. Tờ The Sydney Morninbg Herald đưa tin Robertson đưa ra lập luận rằng Giáo Hội Công giáo là tôn giáo duy nhất được luật pháp quốc tế cho phép khẳng định những đặc quyền cương vị một quốc gia và các nhà lãnh đạo Giáo Hội được miễn kiện cáo dân sự hoặc tội phạm. Trong cuốn sách mới của ông,The Case of the Pope: Vatican Accountability for Human Rights Abuse, phát hành tại Anh và tuần nầy tại Úc, Robertson nói Giáo Hội phải bỏ rơi bộ luật giáo hội xưa cũ vốn cũng định rõ những điều khoản kỹ luật đối với những vi phạm từ những tội phạm tình dục cho tới truyền chức linh mục nữ giới. Tuy nhiên,những hình phạt nầy, thỉnh thoảng được đưa ra dưới những thủ tục được viết thời Trung Cổ do các linh mục trông coi, không cho phép “đối chất hoặc xét nghiệm pháp y” hoặc kiểm tra AND” và “không có hình phạt nào xứng với tên ấy”.” Điều tệ hại nhất có thể xảy ra, khác với một lệnh ăn năn, là sự “hồi tục”,nghĩa là cởi áo dòng, vốn cho phép người phạm tội ấu dâm rời bỏ Giáo Hội và có công ăn việc làm trong một trường công, mà không có bất cứ ai biết đến sự kết tội nầy. Giáo luật không có khoản dành cho những người phạm tội về tình dục. ”Trong khi có thể không có sự phản đối nào cho một tổ chức ra kỹ luật những thành viên do một vi phạm các luật lệ bí mật, thì có mọi phản đối khi những vi phạm nầy cộng lại thành những tội phạm nghiêm trọng và tổ chức nầy quả quyết quyền giải quyết chúng trong nội bộ mà không trình cảnh sát những tội ác nầy”… Robertson nói với tờ The Herald rằng Giáo Luật thiếu sót trong việc lơ là không đặt những lợi ích của cá trẻ nhỏ lêng hàng đầu, trong việc không đòi buộc đền bù cho các nạn nhân và trong việc lên án những người cáo giác.

Trước các luận điệu nầy, Austen Ivereigh viết : Ở nước Anh, chúng tôi đau khổ vì một loại người theo chủ nghĩa thế tục đặc biệt hăng hái, vốn không thích gì hơn là dựng lên những lý lẽ tinh vi trau chuốt dựa trên những tiền đề nghèo nàn. Đó phải là một điều cần làm với môi trường của chúng ta, mà những bầu trời u ám của nó khuyến khích một loại người mặc áo trùm đầu bỏ ra hằng giờ tra cứu trong các thư viện. Geoffrey Robertson không phải là một người trùm đầu. Ông là một luật sư danh tiếng. Ông có một tiếng tăm phiêu lưu từ những vụ kiện nhân quyền bị đem ra trong các diễn đàn chống lại các bạo chúa. Nhưng trong một bài viết thông tin đặc biệt cho tạp chí The New Stateman (dựa trên cuốn sách mới của ông”, Robertson đã tự đặt mình một cách cả quyết vào liên minh áo trùm đầu trong một nỗ lực lập luận rằng những khẳng định của Giáo Hội Công giáo về cương vị một quốc gia là không có thật, dù được Vaticn khai thác để bao che các tội ác những vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục bằng việc nại đến Giáo Luật  “cũ kỹ không còn dùng nữa”. Phần lớn đây là chuyện vớ vẫn có thể đoán được.- và dễ dàng bị đánh đổ.Nhưng Robertson đã phạm vào một sai lầm nghiêm trọng trong bài viết của ông - một sai lầm – đáng nói hơn nữa - chủ chốt về lý luận trong bài viết của ông và vì thế toàn bộ vụ việc ông đề cập bị tan thành mây khói. Sau khi đã bác bỏ Vatican là một nhá nước nghiêm túc, ông hõi :” Vì thế tại sao nước Anh lại công nhận Vatican là mộg quốc gia,khi rõ ràng là không phải?”. Đoạn ông khẳng định đã hỏi Văn Phòng Ngoại Giao và Khối Thịnh Vượng Chung câu hỏi nầy theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin “và đã được Văn Phòng Ngoại Giáo nói là văn phòng làm như thế căn cứ vào Hiệp Ước Latran năm 1929”. Ngày nay điều đó rất vặt vãnh, vì chính trang Web của bộ ngoại giáo nói rõ ràng rằng Toà Thánh, trụ sở cai quản Giáo Hội Công giáo toàn cầu, có bang giáo với vương quốc Anh và các quốc gia khác, chứ không phải là Thành phố Vatican. Quan hệ ngoại giao của vương quốc Anh với Toà Thánh có niên đại từ năm 1479.

 

ĐỨC THÁNH CHA GỬI THÔNG ĐIỆP CHO DÂN CHÚNG NƯỚC ANH

(The Catholic Herald 09.09) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã gửi những lời chào mừng chân thành tới dân chúng nước Anh trong buổi triều yết chung ở Roma. Đức Thánh Cha nói Người ‘rất hân hoan chờ đợi” chuyến thăm của Người và sẽ là một niềm vui đặc biệt khi được tôn phong Chân Phước cho ĐHY Newman, một gương mặt mà Người rất mực thán phục. Đức Thánh Cha chỉ rõ sự khôn ngoan cao qúy của ĐHY Newman, và nói :” Người nước Anh thật sự vĩ đại nầy đã sống một cuộc sống linh mục gương mẫu và qua các tác phẩm có tầm nhìn rộng, Ngài đã có một cống hiến lâu bền cho Giáo Hội và xã hội cả nơi quên hương chôn nhau cắt rốn của Ngài lẫn trong nhiều nơi khác trên thế giới. Hy vọng và lời cầu nguyện của tôi là ngaà càng có thêm những người sẽ được hưởng lợi từ sự khôn ngoan cao qúy của Ngài và được cảm hứng bởi gương sống chính trực và thánh thiện của Ngài”.  Đức Thánh Cha cũng cám ơn chính phủ, các nhà cầm quyền địa phương, các ban nghành an ninh và các phương tiện truyền thông,cũng như các tín hữu Công giáo vì khối lương công việc đồ sộ để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng nầy. Đức Thánh Cha nói :” Tôi muốn nói tôi đánh giá cao dường nào những cố gắng đã được thực hiện đẻ bảo đảm rằng những sự kiện khác nhau sẽ là những lễ hội thật sự vui mừng. Trên hết tôi cám ơn những người không đếm hết đã cầu nguyện cho sự thành công của chuyến thăm nầy và cho sự tuôn đổ ân sủng của Thiên Chúa trên Giáo Hội và trên dân chúng của đất nước anh chị em”.

 

HOA KỲ : BẢO LƯU LỆNH CẤM TÀI TRỢ CHO NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC PHÔI

(Genetique.org 09.09) Ngày ơ.09 tại Hoa Kỳ, thẩm phán liên bang Royce Lamberth đã bảo lưu phán quyết của Bà cấm dùng tiền công tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc phôi người, sau khi chính phủ Obama khiếu nại phán quyết ngày 31.08 nầy, yêu cầu lệnh cấm nầy không áp dụng thời gian mà Toà Thượng thẩm quyết định dứt khoát. Phán quyết nầy đóng băng việc cho phép tài trợ liên bang cho các nghiên cứu nầy, sự cho phép do tổng thống Obama ban vào tháng 03.2009, ngay sau ngày ông đắc cử. Thẩm phán Royce Lambert viết rằng theo ý kiến của toà án liên bang ở Washington, việc tài trợ nầy “đi ngược với ý muốn của quốc hội” được ghi rõ trong tu chính luật Dickey-Wicker , theo đó các qũy liên bang không thể được dùng cho những nghiên cứu dẫn tới sự hủy diệt một con người. Vị thẩm phán nầy nói thêm rằng “Quốc hội hoàn toàn tự do sửa đổi hoặc xem xét lại văn bản nầy, điều mà toà án không thể làm được”.

 

TỔNG TU NGHỊ LẦN THỨ 35 DÒNG THỪA SAI OBLAT ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM

 (ZENIT 09.09) Từ ngày 08.09 đến 08.10, 89 thừa sai Obalt Đức Maria Vô Nhiễm, đến từ năm châu, tụ họp nhau ở Roma, tại “Casa La Salle”, đường Aurelia, để tham dự Tổng Tu Nghị lần thứ 35 của Dòng. Nhân sự bổ trợ có 40 người,phần lớn là thành viên của Dòng. Khẩu hiệu đi kèm các tu sĩ Oblat trong thời gian trù bị là : “Ăn năn trở lại: một trái tim mới - một tinh thần mới - một sứ mệnh mới” và chủ đề của Tổng Tu Nghị :”Chăm chú trên con người của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta dấn thân hướng tới một sự sám hối cá nhân và cộng đoàn sâu xa, vì tình yêu Dòng thừa sai Obalt của chúng ta”. Tổng tu nghị nầy cũng sẽ tân bầu bề trên cả, kế nhiệm Cha Wilhelm Steckling, sau 12 năm phục vụ. Hiện nay Dòng có hơn 4.000 tu sĩ, hiện diện trong 65 quốc gia trên khắp thế giới, do Thánh Eugène de Mazenod sáng lập tại Aix-en-Provence,Pháp, năm 1816. Với Đức Piô XI, các tu sĩ Oblat là “những chuyên gia về những sứ mệnh truyền giáo khó khăn”. Theo Dòng, những yêu tố then chốt của họ gồm trong 5 câu :” Chúng tôi là một biểu hiện cho sứ mệnh Giáo Hội đối với người nghèo – Chúng tôi sống và thực thi tác vụ của chúng tôi theo cộng đoàn – chúng tôi sống trong một tinh thần liên quốc gia và liên văn hóa – chúng tôi đem đến cho các cơ cấu của chúng tôi một bước ngoặt  mang tính chất cộng tác và linh động – chúng tôi chia sẻ của cải vật chất giữa các tỉnh dòng của chúng tôi”.

 

HÃY CÓ THÊM CON,NẾU KHÔNG MUỐN ĐƯƠNG ĐẦU VỚI HỒI GIÁO HOÁ

(CathNews 09.09) Một giới chức Vatican,Cha Piero Gheddo,Viện giáo hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, nói các Kitô hữu người Châu Âu phải quay lại với việc thực hành đức tin và có nhiều con hơn,hoặc dân số của họ sẽ bị người Hồi giáo vượt mặt.Cha nói một sinh suất thấp trong những người dân Châu Âu bản địa, kết hợp với làn sóng người Hồi giáo nhập cư chưa từng thấy với những gia đình đông con sẽ dẫn đến việc Châu Âu trở nên bị chi phối bởi đạo Hồi chỉ trong ít thế hệ tới.Cha nói :” Thách thức nầy phải lấy làm nghiêm. Ngài tiên đoán rằng Hồi giáo sớm muộn gì cũng sẽ chinh phục đa số ở Châu Âu”. Ngài nói : ”Với tư cách là một dân tộc,chúng ta đang trở nên ngoại đạo hơn bao giờ hết và khoảng trống tôn giáo sẽ không thể tránh khỏi bị lấp đầy bằng những đề xuất và sức mạnh tôn giáo khác. Một câu trả lời phải được đưa ra trong những lãnh vực tôn giáo và văn hoá và trong lãnh vực căn tính”. Nếu chúng ta tụ coi mình là một quốc gia Kitô giáo, thì chúng ta phải quay lại thực hành đời sống Kitô hữu,vốn cũng sẽ giúp giải quyết vấn nạn những cái nôi trống rỗng”.

 

THỦ TƯỚNG NƯỚC CAP-VERT THĂM VATICAN

(VIS 09.09). Văn phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận tin Đức Thánh Cha tiếp kiến ngài José Maria Pereira Neves, thủ tướng nước Cap-Vert, sau buổi triều yết chúng ngày 08.09. Trước đó thủ tướng đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và thư ký về quan hệ với các quốc gia Mamberti.Những trao đổi nầy đã cho phép nhấn mạnh các quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai bên và là dịp để nhắc lại sự đóng góp của Giáo Hội vào công ích của đất nước nầy. Một sự cộng tác lớn hơn nữa về mặt ý tế và giáo dục là điều đang được mong đợi và hai bên đã quyết định thành lập một ủy ban làm việc trong viễn cảnh một hiệp định khung giữa hai quốc gia”.

ĐÔI NÉT VỀ CAP VERT :

Thủ đô : Praia. Diện tích : 4.033 km2. Đảo quốc năm trong Đại Tây Dương, cách Senegal 600 cây số, là vùng cực tây Châu Phi, gồm 10 đảo lớn và 5 đảo nhỏ.

Dân số : 434.625. Ngôn ngữ chính thức : tiếng Bồ Đào Nha và thổ ngữ Cap Vert.

Nhóm đa số (98%) : lai da đen , còn gọi là Kriol. Nhóm thiểu số : ngườ Bồ Đào Nha

 

“40 NGÀY VÌ SỰ SỐNG” PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH Ở LUÂN-ĐÔN

(CNA 10.09) Tổ chức Hoa Kỳ bảo vệ sự sống “40 Ngày Vì Sự Sống” đang mở rộng vượt qua Đại Tây Dương và bắt đầu chiến dịch đầu tiên của nó ở Luân Đôn vào ngày 22.09, cùng chung với ngày phát động chiến dịch mùa thu Hoa Kỳ. Một thông báo trên mạng của tổ chức nầy nhận định rằng một đêm canh thức liên tục sẽ được tổ chức bên ngoài bệnh viện nạo phá thai Marie Stopes ở trung tâm Luân Đôn, 24 giờ mỗi ngày,trong 40 ngày, từ 22.09 đến 31.10. Tổ chức nầy giải thích rằng các hoạt động của họ sẽ gồm ăn chay và cầu nguyện, những đêm canh thức hoà bình và vươn ra cộng đồng qua 40 ngày. Theo tin tờ The Daily Mail : Nhà cung cấp nạo phá thai Marie Stopes Quốc Tế đã là đối tượng gây tranh cãi trên quảng cáo truyền hình vừa qua, thúc giục các phụ nữ có thai fiếp xúc với tổ chức nầy. Bình luận về chiến dịch bảo vệ sự sống sắp tới, chủ tịch SPUC John Smeaton nói trong website của ông vào ngày 03.09 rằng :” Đây không chỉ là một lời mời gọi hoặc một chiến dịch nhận thức nhắm vào các giáo hội và các tổ chức bảo vệ sự sống; Đó là một lời mời gọi cá nhân cho mỗi người và mọi người, để cầu nguyện, ăn chay và hành động” “Ông nói : ”Điểm mấu chốt của cái nầy là : nếu bạn là người bảo vệ sự sống, hãy quan tâm đến cảnh ngộ khốn khổ của trẻ chưa sinh; hãy quan tâm đến vô số phụ nữ bỏ mặc đau khổ vì nạo phá thai,hãy muốn vươn tay tới nhiều người đàn ông vốn đã phải là những ông bố, hãy muốn làm một điều gì đó sẽ cứu được những mạng sống và thay đổi văn hoá sự chết thành văn hoá sự sống…Rồi sau đó xin vui lòng cam kết ủng hộ chiến dịch 40 Ngày Vì Sự Sống”

 

HÃY TRÁNH XA THUYỀT TƯƠNG ĐỐI,HÃY BẢO VỆ SỰ SỐNG VÀ HÔN NHÂN

(CWNews 10.09) Trong buổi triều yết ngày 08.09, Đức Thánh Cha kêu gọi các thành viên Nghị Viện Hội Đồng Châu Âu hãy tránh xa thuyết tương đối và bảo vệ sự sống,hôn nhân và tự do tôn giáo và giáo dục. Đức giáo tông nói :”Tôi biết rằng Nghị Viện nầy có trong chương trình nghị sự những đề tài quan trọng đề cập trên hết đến những người sống đặc biệt trong những tình trạng khó khăn hoặc chịu những xâm phạm nặng nề đến phẩm giá của họ. Tôi ghi nhớ những người bị khuyết tật,những trẻ em chịu bạo lực,các dân nhập cư,những người tỵ nạn, những người phải trả giá nhiều nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tề tài chính hiên tại, những người là nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan hoặc của những hình thức nô lệ mới như là nạn buôn bán người, buốn bán ma túy và mại dâm. Công việc của các Vị cũng liên quan tới các nạn nhân chiến tranh và với những người đang sống trong những nền dân chủ mong manh. Tôi cũng đã được cho biết về những cố gắng của các Vị nhằm bảo vể tự do tôn giáo và chống lại bạo lực và sự bất bao dung chống lại những kẻ tin ở Châu Âu và trên thế giới”.  Đức Thánh Cha nói thêm :” Ghi nhớ bối cảnh của xã hội ngày nay,trong đó các dân tộc và nền văn hoá khác nhau đến cùng nhau, phải phát triển tính hiệu lực phổ quát của những quyền nầy cũng như sự bất khả xâm phạm,tính không thể chuyển nhượng và tính không thể chia được của các quyền ấy. Trong nhiều dịp khác nhau, tôi đã chỉ rõ ra những nguy cơ liên kết với thuyết tương đối trong lãnh vực các giá trị,các quyền và các bổn phận. Nếu những cái nầy thiều đi một nền tảng lý trí khách quan, chung cho mọi dân tộc và chỉ căn cứ vào những nền văn hoá đặc thù, những quyết định của pháp luật hoặc những phán quyết của toà án, thì làm sao chúng có thể đưa ra một cái nền vững chắc và bền lâu cho những cơ chế siêu quốc gia như là Hội Đồng Châu Âu và cho công việc của các Vị bên trong cơ chế có thanh thế ấy? Làm sao một đối thoại có kết quả giữa các nền văn hoá có thể diễn ra má không có những giá trị chung, những quyền và những nguyên tắc bền vững và phổ quát được hiểu cùng một cách như nhau bới tất cả các quốc gia thành viên của Hội Đồng Châu Âu? Những giá trị, quyền và bổn phận nầy ăn rễ sâu trong phẩm giá tự nhiên của mỗi người, mọt điều gì đó vốn tiếp cận được với cách lập luận con người. Đức tin Kitô giáo không gây trở ngại,nhưng tạo thuận lợi cho sự tìm kiếm nầy và là một lời mời gọi để tìm cho được một nền tảng siêu nhiên cho phẩm giá nầy”. Đức Thánh Cha kết luận :”Tôi xác tín rằng những nguyên tắc nầy, nếu được gìn giữ một cách trung thành, nhất là khi đề cập đến sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, khi đề cập đến hôn nhân – ăn rễ sâu trong sự trao ban chính mình hoàn toàn và bất khà phân ly giữa một người nam và một người nữ - và tự do tôn giáo và giáo dục, là những điều kiện cần thiết,nếu chúng ta muốn đáp ứng thích đáng cho những thách thức cấp bách và dứt khoát mà lịch sử đưa ra cho mỗi người trong các Vị”.

 

NHÀ LÃNH ĐẠO ẤN GIÁO TRONG BẠO LỰC BÀI KITÔ GIÁO BỊ KẾT ÁN VÌ TỘI GIẾT NGƯỜI

(CWNews 10.09) Một toà án ở Ấn Độ đã kết án 6 năm tù giam đối với một trong những khuôn mặt chủ chốt trong bạo lực bài Kitô giáo đã tràn qua bang Orissa vào năm 2008. Manoj Pradhan,một thủ lãnh trong đảng BJP Ấn giáo theo chủ nghĩa dân tộc, bị kết án vì tội sát hại Bikram Nayak ngày 26.10.2008. Y đã bi kết án 7 năm tù vì một tội giết người khác và có dính líu tới ít là 7 vụ sát nhân khác nữa. Toà án nầy cũa đã chứng minh Pradhan tội cố ý gây hoả hoạn đốt cháy nhà cửa của các gia đình Kitô hữu. Trong cuộc bạo động tọn giáo bùng phát vào tháng 8. 2008 nầy, có 93 Kitô hữu bị giết do những đám ô hợp theo Ấn giáo. Hơn 6.500 nhà cửa bị cướp bóc và đốt phá, cùng với 350 thánh đường và 45 trường học. Một số khoảng 54.000 người bị ép buộc phải trốn khỏi nhà và hiện nhiều người vẫn chưa trở về được. Phát ngọn nhân của Giáo Hôi cho biết rằng việc kết án tù Pradhan có thể giúp hồi phục lòng tin mà các Kitô hữu có thể đặt vào sự che chở của luật pháp ở Orissa. Pradhan đã được bầu vào cơ quan lập pháp bang sau những hành vi bạo lực tháng 8.2008.

 

TỔNG THỐNG PHÁP SẼ GẶP ĐỨC GIÁO HOÀNG NGÀY GẦN ĐÂY

(La Croix 10.09) Tổng thư ký văn phòng tổng thống Pháp, Claude Guénat đã nói với “La Croix” rằng Điện Élysée và Toà Thánh đang nghiên cứu một ngày cho một cuộc gặp sắp tới ở Roma,giữa tổng thống Sarcozy và Đức Biển-Đức, có thể là thượng tuần tháng 10, trước hoặc sau Thương Hội Đồng giám mục về Trung Đông diễn ra tại Vatican từ 10 đến 24 tháng 10. Theo Điện Élysée, Ông Nicolas Sarcozy đã gợi ra cuộc gặp nầy với ĐHY Andrè Vinght-Trois,Tổng giám mỵc giáo phận Paris, trong một cuộc hội kiến ngày 06.09 tại Élysée. Về phía Giáo Hội Công giáo, không thể có được sự xác nhận một cuộc gặp sẽ diễn ra, nhất là về thời gian mà Điện Élysée đưa ra trước. Toà Khâm Sứ ở Paris tứ chối mọi bình luận.Mùa hè nầy.Nhiều đại diện Giáo Hội Công giáo đã bày tỏ sự bất đồng với chính sách của chính phủ đuổi những người Roms (dân du mục gitan) về lại nguyên quán. Trước những người hành hương tụ họp ngày 22.08, Đức Thánh Cha về phía Người đã kêu gọi “tiếp nhận những tính đa dạng con người”. Calude Guéant giải thích :” Rất nhiều lời bình luận mang tính chất chính trị đã được đưa ra. Tổng thống sẽ vui mừng được gặp Đức Thánh Cha để thảo luận với Người”. Ở Pháp, Đức TGM giáo phận Toulouse kêu gọi tín hữu Công giáo đoàn kết với người Roms (gitan,gypsy),như vị tiền nhiệm của Ngài, ĐHY Saliége, đã từng làm như thế với người Do Thái trong cuộc diệt chủng của Đức quốc xã.

 

MỘT TRÊN BA TRẺ SINH NGOÀI HÔN THÚ Ở CHÂU ÂU

(La Croix 10.09) Các quốc gia Nam Âu duy trì những tỷ lệ sinh sản ngoài hôn nhân tương đối thấp, trong khi ở Bắc và Đông Âu, vượt 50% số trẻ sinh ra. Ở Châu Âu, hơn gấp hai lần cách nay 20 năm,các trẻ sinh ra từ những cha mẹ không kết hôn. Theo một nghiên cứu của Eirostat – văn phòng thống kê của Liên Minh Châu Âu – công bố ngày 09.09, tỷ lệ phần trăm nầy đã tăng trong tất cả các nước thành viên, trừ Đan Mạch, nơi nhiều trẻ em đã sinh ngoài giá thú năm 1990. Bà France Prioux, viện quốc gia nghiên cứu dân số(Ined) giải thích :” Đây là dấu hiệu sụt giảm dân số trong toàn Châu Âu. Ảnh hưởng của tôn giáo trong các nước Kitô giáo đang hạ thấp, giống như ý tưởng kết hôn trọn đời vậy”. Nếu khuynh hướng nầy là chung trong Liên Minh Châu Ấu từ các năm 1970 – 1980, thì Ined lưu ý rằng tỷ lệ sinh đẻ ngoài giá thú thay đổi tùy theo quốc gia. Trong các quốc gia Nam Âu, tỷ cuất sinh ngoài hôn nhân vẫn thấp, nhất là ở Hy Lạp,Cypre và Ý :”trong những xã hội nầy, tôn giáo cón giữ vai trò quan trọng, hôn nhân chịu được tốt hơn”. Chính ở Bắc và Đông Âu là những nơi mà số sinh đẻ ngoài hôn nhân xảy ra thông thường nhất. năm 2008, hơn một nửa ttẻ sinh ra được ghi nhận nơi các cặp không kết hôn ở Estonia,Thụy Điển, Slovenia,Bungary và Pháp. Tại các nước Đông Âu thì co chủ nghĩa thực dụng, vì vào cuối những năm thập niên 1980,trong một số nước cộng sản, dễ tim một căn hộ với phụ nữ một mình với một đứa con hơn là cả cặp vợ chồng. Các cặp trẻ sinh một đứa con, tìm cho được một chỗ ở,rồi mới kết hôn. Bà France Prioux cũng lưu ý một tiến triển gần đây hơn :” Các bạn trẻ đặt lại vấn đề tầm quan trọng của hôn nhân”. Với thuốc ngừa tránh thai, các cặp bắt đầu sống chung nhau nhiều năm mà không sinh con và không thấy buộc phải kết hôn. Việc sống chung ngoài hôn nhân trở thành một phong cách sống”.


TỔNG THỐNG NƯỚC HUNGARY THĂM VATICAN

(VIS 11.09) Văn phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận tin Đức Thánh Cha tiếp kiến ngài Pál Schmitt, tổng thống nước cộng hoà Hungary, người sau đó đã hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh và thư ký về quan hệ với các quốc gia. Những trao đổi nầy đã cho phép hình dung tình hình của quốc gia nầy, về những gì có liên quan đặc biệt hơn đến sự tham gia của Giáo Hội Công giáo vào đời sống xã hội, nhất là trong lãnh vực gia đình xã hội. Hai bên cũng thảo luận về nhiệm kỳ sáu tháng nước Hungary luân phiên làm chủ tịch Liên Minh Châu Âu, cũng như đề cập đến nhiều vấn đề chính trị quốc tế”.

 

NGÀY DI SẢN CHÂU ÂU

(VIS 11.09) Theo thông lệ, Toà Thánh sẽ tham dự Ngày Di Sản Châu Âu,26.09, biểu thị chung quanh tương quan giữa di sản Châu Âu và đối thoại liên văn hoá do Hội Đồng Châu Âu tổ chức với sự tham gia của khoảng 50 quốc gia. Ủy ban giáo hoàng về văn hoá, Ban điều hành Các bảo tàng vatican và Uỷ ban giáo hoàng về khảo cổ Kitô giáo, đã ấn định việc vào cửa tự do các vảo tàng và hang toại đạo Roma. Cũng tương tự như thế dịp triển lãm (đang diễn ra cho tới 27.10) ở hang toại đạo Thánh Calixtô.

 

BẦU TÂN BỀ TRÊN CẢ DÒNG XITÔ

(ZENIT  11.09) Đan viện phụ đan viện Hauterive,Thụy Sĩ, Dom Mauro-Giuseppe Lepori đã được bầu làm Bề Trên Cả Dòng Xitô ở tổng tu nghị các đan viện phụ và nữ trưởng tu viện của tất cả các nhà của Dòng,họp nhau những ngày nầy tại Rocca di Papa,gần Roma. Ngài kế nhiệm đan viện phụ người Catalan, Mauro-Daniel Esteva y Alsina, từ 1995 đến nay, nghỉ hưu vì lý do tuổi tác. Đức tân Bề Trên Cả sinh năm 1959, vào Dòng năm 1984, tiên khấn năm 1986, và khấn trọng vào năm 1989.Thụ phong linh mục ngày 10.06.1990, coi các tập sinh cho tới ngày ngài được bầu làm đan viện phụ thứ 59 của Hauterive vào ngày 16.05.1994. Có cử nhân triết và cử nhân thần học, cả hai ở đại học Fribourg (Thụy Sĩ), và đã có nhiều tác phẩm và bài viết được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, cũng như các diễn văn nói với những quần chúng đa dạng, giảng tĩnh tâm, tài vẽ màu nước và rất nhiều việc phụ vụ cho tu viện và cho Dòng Xitô, cũng như cho giáo phận. Với tư cách là Bề Trên Cả, Cha Mauro sẽ phải “ bảo đảm sự thống nhất của Dòng và cụ thể hoá hơn sự hiệp thông tỏ tường, đống thời cũng phải truyền một đà tiến thiêng liêng…Ngài sẽ phải đi rất nhiều để gặp gỡ các cộng đồng rải rác khắp năm châu”. Ngoài nhiệm vụ hành chính điều hành Dòng, tân bề trên cà Mauro sẽ phải tái thống nhất hai chi nhánh Dòng Xitô, mà Đức Gioan-Phaolô II đã kêu gọi vào năm 1990,nhân dịp kỷ niệm 900 năm thành lập Dòng. Tân bề trên cả sẽ gặp một thách đố quan trọng : các cộng đoàn già đi và việc thiếu ơn gọi ở Châu Âu.


BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 09.09). Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Bà Barbara Jatta làm Trợ quản các ấn phẩm bên cạnh Thư Viện Toà Thánh

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ




 

 


Về Trang Mục Lục