Đức Thánh Cha cảnh
giác xã hội Đức đang đánh mất các giá trị Kitô
Radiovaticana 13/09/2010 –
Đại Sứ Schmid năm nay 64 tuổi (1946), nguyên là Đại Sứ Đức tại Liên
bang Nga.
Trong diễn văn chào mừng Ông Đại Sứ mới, ĐTC nhắc đến mẫu gương của
4 LM người Đức tử đạo trong các trại tập trung của Đức Quốc xã và sắp được tôn
phong chân phước trong thời gian tới đây, và ngài nhận định rằng: “Khi chiêm
ngắm các vị tử đạo này, chúng ta càng thấy rõ một số người, do xác tín đức tin
Kitô, sẵn sàng hiến mạng sống cho đức tin, cho quyền được tự do thực hành tín
ngưỡng của mình và cho tự do ngôn luận, cho hòa bình và phẩm giá con người.
Ngày nay, chúng ta may mắn sống trong một xã hội tự do và dân chủ. Nhưng đồng
thời chúng ta nhận thấy rằng nơi nhiều người ngày nay không có lòng gắn bó chặt
chẽ như thế đối với tôn giáo, như các vị chứng nhân đức tin vừa nói. Chúng ta
có thể tự hỏi ngày nay có còn những tín hữu Kitô bảo vệ đức tin của mình và
không chấp nhận thái độ thỏa hiệp hay không. Người ta thay thế Thiên Chúa của
Kitô giáo bằng một hữu thể tối cao, huyền bí và bất định, chỉ có một quan hệ mơ
hồ với đời sống con người”.
ĐTC cảnh giác về những hậu quả nguy hại của sự bỏ niềm tin nơi
Thiên Chúa ngôi vị. Người ta thay thế Ngài bằng một thứ thần không có ý muốn. “Nếu
một Thiên Chúa không có ý muốn riêng, thì thiện và ác rốt cục cũng không thể
phân biệt được: thiện và ác không còn mâu thuẫn với nhau.. và như thế con người
đánh mất sức mạnh luân lý và tình thần, vốn là điều rất cần thiết để phát triển
toàn diện con người. Hoạt động xã hội ngày càng bị thống trị vì tư lợi hoặc
những toán tính quyền hành, gây thiệt hại cho xã hội.
ĐTC cho biết Giáo Hội lo lắng nhận thấy một toan tính ngày càng lớn
mạnh muốn loại bỏ quan niệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình ra khỏi ý thức
của xã hội. “Hôn nhân là sự kết hiệp yêu thương lâu bền giữa một người nam và
một người nữ, luôn hướng đến sự thông truyền sự sống con người. Một điều kiện
của hôn nhân là thái độ sẵn sàng của hai người nam nữ duy trì quan hệ mãi mãi
với nhau. Vì thế, cần phải có một sự trưởng thành của con người và một thái độ
cơ bản về hiện sinh và xã hội: cần có một nền văn hóa về con người, và sự phát
triển xã hội tùy thuộc nền văn hóa này.
ĐTC cho biết Giáo Hội không thể ủng hộ những sáng kiến luật pháp
bao hàm sự đề cao giá trị của những kiểu mẫu hôn nhân và gia đình khác biệt.
Những sáng kiến này góp phần làm suy yếu những nguyên tắc của luật tự nhiên và
tương đối hóa toàn thể luật pháp, góp phần tạo nên sự lẫn lộn về các giá trị
trong xã hội.
ĐTC không quên phê bình nhiều cơ quan truyền thông không tôn trọng
sự thật và nói rằng: Việc xây dựng xã hội nhân bản đòi phải trung thành với sự
thật.. Gần đây một số hiện tượng trong giới truyền thông làm cho người ta suy
nghĩ: vì sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nên các cơ quan truyền thông tin rằng
mình bị thúc đẩy phải thu hút sự chú ý tối đa. Sự chống đối và tương phản tạo
nên tin tức nhiều khi gây thiệt hại cho tính chất xác thực của trình thuật.
Tình trạng này đặc biệt khó khăn khi những nhân vật có thể giá bày tỏ lập
trường công khai về những tin tức ấy mà không kiểm chứng tất cả các khía cạnh
của vấn đề một cách thích hợp” (SD 13-9-2010)
G. Trần Đức Anh OP