Diễn văn đầu năm 2011 của Đức
Thánh Cha Bênêđictô XVI tại buổi tiếp kiến Ngoại giao đoàn
WHĐ (11.01.2011) – Sáng 10-01, theo thông
lệ hằng năm, sau Lễ Hiển linh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã
tiếp và chúc mừng Năm Mới các phái đoàn ngoại giao tại Tòa Thánh.
Tòa Thánh hiện là Quan sát viên thường
trực tại Liên Hợp Quốc (LHQ), thành viên của 7 cơ quan LHQ, thành viên
hoặc quan sát viên của 15 tổ chức quốc tế hoặc khu vực. Sau bài phát
biểu chúc mừng Năm Mới của Đại sứ Honduras, Niên trưởng Ngoại giao
đoàn, đại diện cho 181 đoàn ngoại giao (gồm: 178 quốc gia, Liên minh
Châu Âu, Đảo quốc Malta và Tổ chức Giải phóng Palestin - OLP),
ĐTC đã đọc diễn văn đầu năm.
Sau đây là những đoạn chính trong Diễn văn
của Đức Thánh Cha:
Không thể phủ nhận chiều kích tôn giáo của
con người
“Nhân loại, trong toàn bộ lịch sử của
mình, qua các tín ngưỡng và nghi lễ, đã cho thấy mình không ngừng đi tìm Thiên
Chúa… Chiều kích tôn giáo là một tính chất không thể phủ nhận, cũng không thể
cưỡng lại của hiện hữu và hành động con người, là cách thức con người thực hiện
vận mệnh và xây dựng cộng đồng của mình. Do đó, khi chính cá nhân con người
hoặc những người chung quanh coi thường hoặc khước từ khía cạnh cơ bản này,
sẽ tạo ra sự mất cân bằng và những xung đột ở mọi cấp độ, cả ở cấp độ cá
nhân cũng như giữa các cá nhân... Quyền tự do tôn giáo – trong thực tế, vốn
chính là quyền trước hết mọi quyền, bởi vì, xét về phương diện lịch sử, nó đã
được khẳng định đầu tiên, và mặt khác, nó làm nên con người, tức là mối quan hệ
của con người với Đấng Tạo Hóa– lại chẳng thường bị tranh cãi hoặc vi phạm đó
sao? Đối với tôi, dường như xã hội, những nhà hữu trách và công chúng giờ đây
đã có ý thức hơn, dù không phải lúc nào cũng chính xác, về vết thương nghiêm
trọng gây ra cho phẩm giá và tự do của Homo Religiosus (Con người Tôn
giáo) mà tôi đã nhiều lần lưu ý mọi người”.
Quyền tự do tôn giáo bị vi phạm trên khắp
thế giới
“Thượng Hội đồng Giám mục Trung Đông, diễn ra
tại Vatican trong tháng Mười, là thời gian dành cho cầu nguyện và suy tư, trong
đó nhấn mạnh việc suy tư về các cộng đoàn Kitô giáo tại vùng đất này của thế
giới vốn chịu đau khổ vì đã trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội.
Vâng, nhìn về phương Đông, lòng chúng ta
trĩu nặng trước những vụ tấn công gây chết chóc, đau khổ và hỗn
loạn cho cộng đồng Kitô hữu tại Irak, đến nỗi buộc họ phải rời
bỏ mảnh đất cha ông mình đã sinh sống trong nhiều thế kỉ. Tôi nhắc
lại lời kêu gọi đầy lo lắng gửi đến nhà cầm quyền nước này và
các nhà lãnh đạo Hồi giáo hãy làm mọi cách để các công dân Kitô giáo
của mình được an toàn và được tiếp tục đóng góp cho xã hội mà họ
là những thành viên đích thực.
Tại Ai Cập cũng vậy, chủ nghĩa khủng
bố đã tấn công dã man các tín hữu ở
Trong các luật lệ làm phương hại đến quyền tự
do tôn giáo của con người, phải nói đến luật chống phạm thượng tại
Vụ ám sát bi thảm Thống đốc bang
Cũng phải ghi nhận tình hình đáng lo ngại, đôi
khi xảy ra bạo lực tại khu vực
Cuối cùng, như tôi đã từng nhắc đến,
bạo lực nhằm vào các Kitô hữu cũng không trừ châu Phi. Những vụ tấn công
các nơi thờ phượng ở
Ngay lúc này, tôi lại nghĩ đến cộng đồng Công
giáo ở Trung Quốc và các mục tử của mình, những người đang sống trong một thời
điểm khó khăn và thử thách.
Ngoài ra, tôi muốn gửi lời khích lệ đến nhà cầm
quyền
Từ phương Đông chuyển sang phương Tây, chúng ta
đang phải đối mặt với các kiểu đe dọa việc thực hiện đầy đủ quyền tự do tôn
giáo. Trước hết, tôi nghĩ đến các quốc gia vốn coi trọng đa nguyên và tinh thần
khoan dung, nhưng tôn giáo ngày càng bị loại trừ. Đang có xu hướng coi tôn
giáo, tất cả mọi tôn giáo, là một yếu tố không quan trọng, xa lạ với xã hội
hiện đại, thậm chí gây mất ổn định. Người ta tìm mọi cách khác nhau nhằm ngăn
chặn bất kỳ ảnh hưởng nào của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Như vậy điều
này dẫn đến việc yêu cầu các Kitô hữu khi làm công việc chuyên môn không được
tham chiếu những xác tín tôn giáo và đạo đức của mình, kể cả trong những trường
hợp đi ngược lại với những xác tín ấy, chẳng hạn, lấy ví dụ, nhiều nơi đang áp
dụng luật hạn chế các nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe hoặc các luật gia được
quyền phản đối theo lương tâm mình. Trong bối cảnh này, có thể vui mừng khi
tháng Mười vừa qua Hội đồng châu Âu thông qua nghị quyết bảo vệ quyền của nhân
viên y tế được phản đối theo lương tâm đối với một số hành vi xâm hại nghiêm
trọng đến quyền được sống, chẳng hạn hành vi phá thai…
Một biểu hiện khác của việc loại trừ tôn giáo,
đặc biệt đối với Kitô giáo, là loại bỏ khỏi đời sống công cộng các ngày lễ và
những biểu tượng tôn giáo, lấy cớ tôn trọng những người thuộc các tôn giáo khác
hoặc những người không có tín ngưỡng. Hành xử như vậy, không chỉ hạn chế quyền
của các tín đồ được bộc lộ công khai niềm tin của mình mà còn cắt đứt những cội
rễ văn hóa từng nuôi dưỡng căn tính sâu xa và sự gắn kết xã hội của nhiều dân
tộc. Năm ngoái, một số nước châu Âu đã liên kết với chính phủ Ý trong việc
kháng cáo vụ án nổi tiếng liên quan đến việc treo tượng Thánh giá tại những nơi
công cộng. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhà cầm quyền các nước
này, cũng như tất cả những người đã chia sẻ cuộc kháng cáo đó, các hàng giáo
phẩm, các tổ chức và hiệp hội dân sự, tôn giáo, đặc biệt Tòa Thượng phụ Giáo
chủ Matxcơva và các phẩm chức của Chính thống giáo, cũng như tất cả mọi người,
các tín hữu và những anh chị em không tin, những người muốn thể hiện sự gắn bó
của mình đối với biểu tượng mang giá trị phổ quát này. Mặt khác, nhìn nhận tự
do tôn giáo có nghĩa là phải bảo đảm cho các cộng đồng tôn giáo được hoạt động
tự do trong xã hội, qua những sáng kiến trong lĩnh vực xã hội, từ thiện, giáo
dục. Hơn nữa, khắp nơi trên thế giới có thể nhận ra biết bao công trình của
Giáo Hội trong những lĩnh vực này.
Thật đáng lo ngại, sự phục vụ của các cộng đồng
tôn giáo đối với xã hội, đặc biệt là đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, đã bị
xâm phạm hoặc cản trở bởi các dự luật đang có nguy cơ tạo ra một loại độc quyền
nhà nước đối với khu vực trường học, ví dụ ở một số nước Mỹ Latinh. Nhân dịp
nhiều quốc gia tại châu Mỹ Latinh đang kỷ niệm 200 năm giành được độc lập, một
cơ hội thuận lợi để ghi nhớ sự đóng góp của Giáo hội Công giáo trong việc hình
thành bản sắc dân tộc, tôi kêu gọi các chính phủ hãy cổ võ hệ thống giáo dục
tôn trọng quyền cơ bản của gia đình là được quyết định về việc giáo dục con
cái, và hưởng ứng nguyên lý giáo dục bổ trợ, nền tảng của việc tổ chức một xã
hội công bằng…
Tiếp theo, tôi không thể im lặng bỏ qua một
cuộc tấn công khác nhằm vào quyền tự do tôn giáo của các gia đình tại một số
nước châu Âu, những nơi này áp đặt phải tham gia các khóa giáo dục giới tính
hoặc công dân nhằm tuyên truyền những quan niệm về con người và cuộc sống được
cho là trung lập, nhưng trong thực tế lại phản ánh thứ nhân học nghịch lại đức
tin và lý trí đích thực.
Nhân dịp long trọng này, cho phép tôi
được giải thích một vài nguyên tắc mà Tòa Thánh, cùng toàn thể Giáo hội Công
giáo, áp dụng qua những hoạt động bên cạnh các tổ chức quốc tế liên chính phủ,
nhằm thúc đẩy việc tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo của mọi người. Trước
hết, đó là xác tín rằng không thể thiết lập mức thang về tính nghiêm trọng của
sự bất khoan dung đối với các tôn giáo. Thật đáng tiếc, thái độ này là phổ
biến, và nói một cách chính xác, đó là sự phân biệt đối xử chống lại các Kitô
hữu vốn bị coi là không có gì nghiêm trọng, không đáng được chính quyền và công
luận quan tâm. Đồng thời, cũng phải bác bỏ ý định của một số người muốn dựng
lên sự đối nghịch nguy hiểm giữa quyền tự do tôn giáo và các quyền khác của con
người, bỏ qua hoặc khước từ vai trò chính của thái độ tôn trọng quyền tự do tôn
giáo trong việc bảo vệ và giữ gìn phẩm giá cao cả của con người. Cũng phải coi
là không chính đáng đối với các toan tính đem những quyền mạo nhận mới đối đầu
với quyền tự do tôn giáo, được một số lĩnh vực trong xã hội tích cực cổ động và
đưa vào luật pháp quốc gia hoặc đường hướng quốc tế, mà trong thực tế, chúng
chỉ là biểu hiện của ham muốn ích kỷ chứ không thuộc bản chất đích thực của con
người. Cuối cùng, phải khẳng định rằng, nói về tự do tôn giáo một cách trừu
tượng thì không đủ. Phải tôn trọng và thực thi chuẩn mực cơ bản này của đời
sống xã hội (tức tự do tôn giáo – PV) với mọi cấp độ và trong mọi lĩnh vực…
Giáo Hội không ngừng khẳng định quyền
tự do tôn giáo của con người
Sự thăng tiến đối với quyền tự do tôn
giáo toàn vẹn của các cộng đồng Công giáo cũng là mục tiêu tìm kiếm của Tòa
Thánh khi kí kết các hiệp ước hoặc những thoả thuận khác. Tôi vui mừng về việc
các quốc gia tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, với những truyền thống tôn
giáo, văn hóa, pháp luật khác nhau chọn các công ước quốc tế để tổ chức các mối
quan hệ giữa cộng đồng chính trị và Giáo hội Công giáo, qua đối thoại để thiết
lập khuôn khổ cho một sự hợp tác trong tinh thần tôn trọng thẩm quyền của nhau.
Năm ngoái, một thỏa ước về việc giúp đỡ các tín hữu Công giáo trong lực lượng
vũ trang tại Bosnia-Herzegovina đã được kí kết và bắt đầu có hiệu lực, cũng như
những cuộc đàm phán đang được tiến hành tại nhiều nước khác nhau...
Hoạt động của các đại diện Tòa Thánh tại các
quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng nhằm phục vụ quyền tự do tôn giáo. Tôi
muốn nêu lên và bày tỏ sự hài lòng đối với chính quyền Việt Nam đã đồng ý việc
tôi chỉ định một vị đại diện, qua những chuyến viếng thăm, sẽ thể hiện mối quan
tâm của Đấng kế vị Thánh Phêrô đối với cộng đoàn Công giáo thân yêu của đất
nước này. Tôi cũng muốn nhắc lại, trong năm qua, mạng lưới ngoại giao của Tòa
Thánh đã được củng cố tại châu Phi, từ nay sẽ bảo đảm cho một sự hiện diện ổn
định tại ba quốc gia với vị sứ thần không thường trú.
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh, tôn giáo không
phải là một vấn đề đối với xã hội, không phải là nhân tố gây rối loạn hoặc xung
đột.
Tôi muốn nhắc lại, Giáo Hội không tìm kiếm đặc
quyền, cũng không can thiệp vào những lĩnh vực không liên quan đến sứ vụ của
mình, mà chỉ đơn thuần muốn được tự do thực thi sứ vụ ấy. Tôi mời gọi tất cả
mọi người hãy nhận ra bài học lớn của lịch sử: Làm sao phủ nhận được sự đóng
góp của các tôn giáo lớn trên thế giới vào sự phát triển của nền văn minh? Việc
chân thành tìm kiếm Thiên Chúa càng giúp tôn trọng hơn đối với phẩm giá con
người. Các cộng đồng Kitô hữu, với di sản của mình về những giá trị và nguyên
tắc, đã đóng góp rất nhiều trong việc giúp con người và các dân tộc ý thức về
căn tính và phẩm giá của họ, cũng như chinh phục các định chế dân chủ, khẳng
định con người có những quyền lợi và các nghĩa vụ tương ứng.
Ngày nay, trong một thế giới ngày càng toàn cầu
hóa, các Kitô hữu được mời gọi, không chỉ có trách nhiệm
dấn thân về đời sống dân sự, kinh tế và chính trị, mà còn làm chứng bằng
tình yêu và niềm tin của mình, cống hiến bằng sự đóng góp quý báu vào cuộc dấn
thân khó khăn nhưng không kém phấn khởi cho công lý, cho sự phát triển con
người toàn diện và xếp đặt một cách đúng đắn các thực tại nhân sinh.
Tiêu biểu cho điều vừa nêu chính là gương
mặt của Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta. Lễ kỉ niệm 100 năm ngày
sinh của Mẹ được tổ chức tại Tirana, tại Skopje, tại Pristina cũng
như ở Ấn Độ. Sự tôn kính đầy xúc động dành cho Mẹ không chỉ được thể hiện bởi
Giáo Hội, mà còn bởi chính quyền dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo, chưa kể tín
đồ của các tôn giáo khác. Những tấm gương như của Mẹ Têrêsa cho mọi người thấy
sự dấn thân do đức tin đem lại ích lợi biết bao cho toàn thể xã hội. Không một
xã hội nào lại tự nguyện để cho mình bị tước mất những đóng góp nền tảng của
những con người và các cộng đồng tôn giáo!...
Vì vậy, khi chúng ta cầu chúc cho Năm
Mới được tràn đầy sự đồng tâm và thực sự tiến bộ, tôi kêu
gọi các vị hữu trách chính trị, các nhà lãnh đạo tôn giáo và hết thảy mọi người
cùng quyết tâm thực hiện con đường dẫn đến hòa bình đích thực và bền vững, qua
sự tôn trọng triệt để tự do tôn giáo”.
(Theo
Đức Thành chuyển ngữ