CỘNG HÒA AI LEN ĐÓNG CỬA ĐẠI SỨ QUÁN CẠNH TÒA THÁNH
Radiovaticana 04/11/2011 16.56.25 –
Hôm 3-11-2011, ngoại trưởng Ai Len, ông Eamon Gilmore cho
biết biện pháp trên đây không phải là kết quả những tranh biện gần đây giữa Ai
Len và Tòa Thánh về vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục. Ông nói: “Chúng tôi rất lấy
làm tiếc và miễn cưỡng phải đóng cửa Đại sứ quán Ai Len cạnh Tòa Thánh, cũng
như tại
Quyết định này được đưa ra sau khi có sự duyệt lại các sứ
quán ở nước ngoài, do Bộ ngoại giao và thương mại thực hiện, đặc biệt chú ý đến
lợi ích kinh tế của hai bên. Đại sứ quán Ailen cạnh Tòa Thánh thuộc hàng kỳ cựu
nhất, nhưng không mang lại nguồn lợi kinh tế nào. Chính phủ tin rằng lợi ích
của Ai Len với Tòa Thánh có thể được một vị đại sứ không thường trú đại diện.
Chính phủ sẽ tìm được đồng ý của Tòa Thánh để bổ nhiệm một quan chức ngoại giao
kỳ cựu làm Đại sứ Ai Len cạnh Tòa Thánh”.
Tại
“Tòa Thánh ghi nhận quyết định của chính phủ Ai Len đóng
cửa đại sứ quán cạnh Tòa Thánh ở Roma. Dĩ nhiên mỗi quốc gia có quan hệ ngoại
giao với Tòa Thánh đều tự do quyết định về vấn đề vị đại sứ thường trú ở Roma
hay cư ngụ tại một nước khác, dựa trên căn bản khả năng và lợi ích của mình.
Điều quan trọng là quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và các nước, và quan hệ
này không bị đặt thành vấn đề với Ai Len”.
Phát ngôn viên về chính sách ngoại giao thuộc đảng đối lập
Fianna Fail là ông Sean O Feargail, mạnh mẽ phê bình quyết định của chính phủ
đóng cửa đại sứ quán cạnh Tòa Thánh là điều “thiếu suy nghĩ chín chắn. Tuy việc
đóng cửa này có thể tiết kiệm được tiền bạc, nhưng sẽ bị thiệt hại gián tiếp,
vì
ĐHY Sean Brady, Chủ tịch HĐGM Ai Len, tuyên bố rằng quyết
định của chính phủ đóng cửa Đại sứ quán cạnh Tòa Thánh “dường như ít quan tâm
đến vai trò quan trọng của Tòa Thánh trong các quan hệ quốc tế và những liên hệ
lịch sử giữa dân tộc Ai Len với Tòa Thánh qua nhiều thế kỷ”.
ĐHY Brady cũng bày tỏ hy vọng mặc dù có biện pháp đáng tiếc
này, sự cộng tác chặt chẽ và có lợi ích cho nhau giữa Ai Len và Tòa Thánh trong
giới ngoại giao, có thể được tiếp tục, dựa trên sự dấn thân chung cho công lý,
hòa bình, sự phát triển quốc tế và mối quan tâm đối với công ích.
Tòa Thánh là một trong những quốc gia đầu tiên lập quan hệ
ngoại giao với Cộng hòa Ai Len mới được độc lập trong thập niên 1920.
Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia, trong đó
nhiều nước không có đại sứ thường trú tại Roma, và vị đại sứ thường cư ngụ tại
một nước Âu Châu láng giềng. Theo hiệp ước Laterano giữa Tòa Thánh và Italia,
một vị đại sứ của một nước tại Italia không thể đồng thời là đại sứ cạnh Tòa
Thánh (CNS 3-11-2011)
G. Trần Đức Anh OP