23 SẮC LỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ÁN PHONG HIỂN THÁNH VÀ CHÂN PHƯỚC
Radiovaticana 19/12/2011 16.19.34 –
Có 7 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 7 vị
chân phước, trong đó có chân phước Phêrô Calungsod, giáo dân Philippines tử
đạo; nữ chân phước Marianne Cope, dòng ba Phan Sinh tại thế ở Syracuse ở Mỹ,
tổng đồ người cùi tại đảo Molokai; nữ chân phước Catarina Tekakwitha, giáo dân
người Mỹ.
Có 5 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 5 vị
Tôi Tớ Chúa; 4 sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của tổng cộng 63 vị Tôi Tớ Chúa,
phần lớn bị sát hại trong thời nội chiến Tây Ban Nha 1936 đến 1939. Sau cùng là
7 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 7 vị Tôi Tớ Chúa.
Với việc công bố các sắc lệnh trên đây, Giáo Hội sắp có
thêm 7 vị Hiển Thánh và 68 vị chân phước sẽ được tôn phong (SD 19-12-2011)
G. Trần Đức Anh OP
ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN THIẾU NHI CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH
Radiovaticana 19/12/2011 16.19.22 –
Sau khi nồng nhiệt cám ơn các em, ĐTC nhắc đến chủ đề suy
tư năm nay của các thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia là lời người ta nói với
người mù Bartimeo trong Phúc Âm: ”Hãy đứng dậy, Người đang gọi anh đó!”. ĐTC
mời gọi các em hãy thực thi lời này trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc
sống: từ lời đánh thức của cha mẹ các em ban sáng, cho đến ơn gọi của bí tích
rửa tội, rước lễ lần đầu và ơn gọi dấn thân trong đời sống LM, tu sĩ sau này.
ĐTC nói:
”Các thiếu nhi nam nữ Công Giáo tiến hành thân mến, các con
hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi các con sống tình bạn với Ngài: Ngài không
bao giờ làm các con thất vọng! Chúa có thể gọi các con trở thành một món quà
yêu thương cho một người khác để lập gia đình, hoặc gọi các con biến cuộc sống
của mình thành một sự dâng hiến Chúa Ngài và cho tha nhân như LM, tu sĩ hoặc
như thừa sai nam nữ. Các con hãy can đảm đáp lại tiếng Chúa, như các con đã
nói: ”Hãy nhắm lên cao”,và các con sẽ hạnh phúc về điều đó suốt đời!”.
ĐTC không quên nhắn nhủ các em thiếu nhi Công Giáo tiến
hành cũng hãy chuyển lời mời gọi của Chúa Giêsu cho các bạn đồng lứa của mình
để họ cũng trở thành những người bạn của Chúa. (SD 19-12-2011)
G. Trần Đức Anh OP
ĐỨC THÁNH CHA LIÊN ĐỚI VỚI CÁC NẠN NHÂN BÃO LỤT TẠI
Radiovaticana 19/12/2011 16.19.46 –
Lên tiếng trong buổi đọc kinh truyền tin với các tín hữu
trưa chúa nhật 18-12-2011 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói ”Tôi muốn bày
tỏ sự gần gũi của tôi với dân chúng bị bão dữ dội tại
Các tổ chức từ thiện Công Giáo tại Phi đã khẩn cấp kêu gọi
cứu trợ các nạn nhân bão Washi ở mạn bắc đảo
Trong đêm thứ bẩy, rạng ngày chúa nhật 18-12-2011, Bão
Washi, với vận tốc hơn 100 cây số một giờ đã thổi qua và tàn phá 4 tỉnh. Hơn
500 nạn nhân bị thiệt mạng, hàng trăm ngàn nhà bị phá hủy hoặc hư hại. Chính
quyền cho biết con số nạn nhân còn gia tăng và đã huy động khoảng 20 ngàn binh
sĩ để tìm kiếm những người bị mất tích và cứu trợ tại những vùng bị lụt, đồng
thời tìm cách tái lập điện nước cho các khu vực dân cư (KNA 18-12-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Sức mạnh
của niềm tin và lòng hy vọng kitô
Radiovaticana 19/12/2011 11.55.35 – Phỏng vấn giáo sư
Eugenio Borgna, chuyên viên phân tâm học kiêm nhà văn
Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tinh tế tài chánh trên thế
giới hồi năm 2008 tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng, hãng xưởng kỹ nghệ bị vỡ
nợ, phải đóng cửa, và sa thải hàng chục ngàn nhân viên. Cảnh thất nghiệp và
cuộc sống khó khăn đã gây ra nhiều thảm cảnh thương tâm. Tại Italia đã có một
vài người cha gia đình thất nghiệp bị rơi vào tình trạng trầm cảm vì tủi nhục,
đến chỗ quẫn trí, điên loạn, nên giết vợ giết con và tự tử sau đó.
Nhiều người khác chưa rơi vào cảnh thương tâm như thế,
nhưng họ cảm thấy đời mình hoàn toàn thất bại và có cái nhìn rất bi quan yếm
thế. Nhiều người khác nữa chán nản tuyệt vọng đến độ tìm các thú vui quên lãng
và trở thành nạn nhân của cảnh nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc gây thêm
khổ đau cho vợ con và người thân. Đáng thương nhất là tình trạng tuyệt vọng của
giới trẻ. Một nước như Tây Ban Nha chẳng hạn nạn thất nghiệp nói chung đã lên
tới hơn 21%, trong khi số người trẻ không có công ăn việc làm lên tới hơn 44%.
Theo giáo sư Eugenio Borgna, chuyên viên phân tâm học và là nhà văn, cho dù có
phải sống trong tình trạng khủng hoảng nặng nề tới đâu đi nữa, con người vẫn có
bổn phận phải hy vọng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng
vấn giáo sư về bổn phận hy vọng này. Giáo sư Eugenio Borgna năm nay 81 tuổi,
nguyên bác sĩ trưởng bệnh tâm thần tại nhà thương lớn tỉnh Novara, tây bắc
Iatalia, và hiện nay là giảng viên tự do tại nhà thương bệnh thần kinh và tâm
thần tại đại học Milano. Giáo sư chuyên nghiên cứu về bệnh tâm thần trong lãnh
vực nhà thương và hiện tượng học, bệnh tâm lý, thuốc chữa bệnh tâm thần và cộng
đoàn bệnh tâm thần, cũng như khoa tri thức luận và phương pháp luận trong lãnh
vực tâm thần. Trong số các sách mới nhất của giáo sư có các cuốn như: ”Sự chờ
đợi và niềm hy vọng”, ”Như trong một tấm gương một cách mờ tối”, ”Tại những nơi
mất hút của sự điên loạn”, ”Các xúc cảm bị thương” và ”Sự cô đơn của linh hồn”.
Theo giáo sư, chỉ có niềm tin mới trao ban sức mạnh cho con người trong những
giai đoạn gặp khủng hoảng.
Hỏi: Thưa giáo sư, trong tình hình khủng hoảng
chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay, giáo sư có thấy các khó khăn nội tâm song
song với cuộc khủng hoảng gia tăng tại Italia hiện nay hay không?
Đáp: Chắc chắn là có rồi. Khi người ta phải đối đầu
với các khó khăn liên quan tới chính khả thể nuôi nấng và trao ban niềm hy vọng
cho con cái mình, thì lãnh vực nội tâm cũng bị tấn kích chứ. Nếu nạn thất
nghiệp lan tràn khiến cho các đám đông không có công ăn việc làm, thì cuộc
khủng hoảng tâm lý và tinh thần cũng gia tăng. Tuy người ta không sờ mó được
nó, nhưng nó len lỏi vào tâm trí và các ngõ ngách của nội tâm con người và tạo
ra bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nói chung, người ta chỉ đề cập tới các thất bại
kinh tế và tài chánh, mà lơ là, bỏ qua các âm hưởng nặng nề của chúng trên nội
tâm những nạn nhân của các thất bại đó; và chúng có thể thê thảm hơn các thất
bại bề ngoài rất nhiều. Lý đo là vì các khiếm khuyết hay thiếu hụt kinh tế có
thể được vượt thắng với các điều chỉnh công cộng hay các can thiệp nâng đỡ, và
nếu cấp bách hơn nữa thì còn có sự liên đới, có các tổ chức bác ái Caritas.
Nhưng tìm sửa chữa tình trạng của người cảm thấy họ thất bại một cách không thể
cứu vãn được trong tất cả những gì họ đã theo đuổi suốt đời, thì khó hơn rất
nhiều.
Hỏi: Mà cuộc khủng hoảng này lại đã xảy ra trong
một thời điểm ít có niềm hy vọng. Nhiều người lại chỉ đơn thuần gán cho mình
giá trị dựa trên những gì họ làm ra, hay sản xuất được, hoặc trên tiền lời kiếm
được. Và như thế, khi không còn kiếm ra đồng tiền nào nữa, thì họ cảm thấy bất
lực và trống rỗng, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Có các lý tưởng cũng như các thành lũy mạnh mẽ
giúp chống lại các hậu qủa của cuộc khủng hoảng này, nhưng cũng có các lý tưởng
và thành lũy bị lu mờ đi sau sự va chạm không thể chịu đựng nổi. Tôi không muốn
đưa ra nấc thang giá trị nhân bản, nhưng dựa theo kinh nghiệm của tôi, thì tôi
thấy không có gì có thể trao ban cho con người sức mạnh giúp kháng cự lại sự
đối nghịch và nỗi khổ đau một cách hữu hiệu cho bằng niềm hy vọng kitô.
Niềm hy vọng kitô có thể biến đổi khổ đau, kể cả nỗi khổ
đau xé lòng, trở thành một ý nghĩa. Đây là một mầu nhiệm, nhưng chắc chắn và
đích thực.
Hỏi: Thưa giáo sư Borgna, người ta nhận thấy
song song với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh gia tăng, thì máu mê mua vé
số, đánh bạc trên mạng và tin vào tử vi bói toán cũng gia tăng. Giáo sư nghĩ gì
về các hiện tượng này?
Đáp: Đó không phải là niềm hy vọng, mà là ảo tưởng.
Thật là thê thảm, khi tìm trốn chạy sự sụp đổ của các vững chắc kinh tế và xã
hội. Khi chạy trốn, người ta tìm một cái gì đó thay thế niềm hy vọng, nhưng nó
cũng có thể trở thành sự tuyệt vọng, và hầu như là một hình thức của ma túy.
Thật ra, khi các an ninh và sự chắc chắn suy giảm, thì người ta chỉ có thể được
cứu vớt trên một chiếc bè, trên đó tình liên đới với tha nhân trao ban ý nghĩa
cho hy sinh của chúng ta; trong đó cả sự mất mát của chúng ta cũng chiếm hữu
được giá trị, nếu chúng ta nghĩ rằng mình để lại cho con cái một cái gì cao qúy
hơn của cải vật chất.
Hỏi: Nhưng mà đó lại không phải là lỗi của
chúng ta, và hơn nữa là lỗi của con cái chúng ta, là các thế hệ ít được giáo
dục về niềm hy vọng hay sao? Vậy làm thế nào để vun trồng niềm hy vọng này,
thưa giáo sư?
Đáp: Trước hết, tôi tin rằng có thể vun trồng niềm
hy vọng, khi chúng ta tự giáo dục mình cảm nghiệm được các nỗi khổ đau của
người khác như là nỗi khổ đau của chính mình; nhìn vào đôi mắt của người khác,
và biết nhận ra trong cái nhìn của họ sự cô đơn hay sa mạc trống vắng. Nhưng
chỉ có sự giáo dục nội tâm mới cho phép chúng ta nhìn thực tại, và phân biết
cái gì là thực sự quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta hãy xét mình, là kiểu
sống kitô xem ra cổ xưa và lỗi thời. Nhưng thật ra việc xét lại lương tâm giáo
dục chúng ta nhìn vào nội tâm của chính mình vào ban chiều, sau mỗi ngày sống,
để xem đã có những sai lầm nào, và như thế để nhận biết các hạn hẹp, bất toàn
của mình, và xin ơn trên giúp đỡ để thay đổi lối sống. Điều này bao hàm một
niềm hy vọng mới đối với ngày sống sẽ tới. Các hồi chuông báo hiệu giờ đọc Kinh
Truyền Tin đã lại không phải là sự hỗ trợ cho niềm hy vọng hay sao?
Chính cử chỉ cầu nguyện mỗi sáng đưa chúng ta vào trong một
ngày sống rộng mở hơn cho hành động hy vọng. Và niềm hy vọng không bao giờ chỉ
là để cho chúng ta mà thôi, mà cũng là cho các người khác nữa, và cả cho những
người mà chúng ta không hề quen biết, cho cả các trẻ em trong chính lúc đó đang
phải lục lọi trong các đống rác ở thế giới thứ ba để mưu sinh nữa.
Hỏi: Không sống cho chính mình, mà sống cho tha
nhân, là đề tài thường xuyên trong công việc của giáo sư. Việc đập vỡ cái vỏ
cứng bao quanh mình tự nó đã là một phương pháp chữa lành, có phải thế không
thưa giáo sư?
Đáp: Chúng ta không phải là các người du mục, mà
ngay từ nguồn gốc ban đầu đã được tạo dựng để đối thoại với tha nhân. Chúng ta
là các bản vị đối thoại sâu xa đến độ, một triết gia gốc do thái như Walter
Benjamin đã viết về ”một bổn phận của niềm hy vọng” đối với nhữưng người đã
đánh mất hy vọng. Chúng ta có bổn phận phải duy trì sống động ánh sáng này của
niềm hy vọng, nếu những người chung quanh đã lạc mất nó; bởi vì nếu chúng ta
cũng tuyệt vọng, thì ánh sáng đó của niềm hy vọng sẽ mất đối với tất cả mọi
người.
Hỏi: Thưa giáo sư Borgna, trong một buổi tiếp
kiến tín hữu và du khách hành hương năm châu mới đây, Đức Thánh Cha Biển Đức
XVI đã đề cập tới một ”ký ức làm thành hy vọng”, về ích lợi của việc nhớ lại
thiện ích, nhớ lại hạnh phúc, mà chúng ta đã nhận được trong cuộc sống giúp
chúng ta hy vọng, giống như người Do thái đã làm xưa kia khi được giải phóng
khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Điều Đức Thánh Cha đã nói là một tiếng vọng tư
tưởng của thánh Agostino. Thánh Agostino đã viết rằng niềm hy vọng của chúng ta
tùy thuộc các niềm hy vọng của qúa khứ. Triết gia Gabriel Marcel đã nói rằng
”niềm hy vọng là cái chết của tương lai”; trong ký ức của chúng ta đã có các
kiểu hy vọng trong trạng thái hạt nhân của chúng, mà chúng ta nuôi dưỡng. Và
tất cả những điều này bao gồm trong sự chú ý tới tính cách chủ thể nội tâm, mà
người ta thường không biết đến, hay nó bị kiểm soát; nó liên quan tới nhu cầu
sâu thẳm trở về hiểu biết chúng ta là ai, và chúng ta có gì ở bên trong chính
mình.
Hỏi: Thưa giáo sư Borgna, đứng trước cuộc khủng
hoảng, trước cảnh người trẻ không có công ăn việc làm, người ta nghĩ tới biết
bao nhiêu phụ nữ hoảng sợ và sẽ khước từ có một đứa con mà họ mong ước, hay họ
đang mang trong lòng. Chúng ta nghĩ tới biết bao nhiêu đứa con sẽ không sinh
ra. Giáo sư sẽ nói gì với các phụ nữ này?
Đáp: Tôi sẽ xin họ đừng nhượng bộ cái tính toán
lạnh lùng của các con số, của các thống kê, khẳng định rằng không còn làm gì
được nữa, phải đầu hàng mà thôi. Như triết gia Kirkegaard đã nói, ngày nay, cái
nhảy từ lý trí tính toán lạnh lùng vào một niềm hy vọng không phải là một ảo
tưởng, mà là sự rộng mở cho ý thức rằng có thể xảy ra những điều không thể thấy
trước được một cách duy vật. Các bác sĩ biết rằng thông truyền cho một người bị
bệnh nặng các khả thể sống còn một cách lạnh lùng, nói cho cùng là nói dối họ,
khiến cho bệnh của họ trở thành nặng hơn: bởi vì con người có các tài lực và
khả năng không được biết tới. Và chính sự sống cũng ở trong tình trạng không
thể thấy trước được; nó lớn lao hơn tất cả các thống kê của chúng ta. Nói cho
cùng, lý tính lớn nhất là biết rằng cuộc sống cao vượt hơn tất cả càc tính toán
và các dự đoán của chúng ta.
(Avvenire 11-12-2011)
Linh Tiến Khải
Đức Bênêđictô XVI lên lịch làm việc
dày đặc trong năm 2012
Bài của Gerard
O'Connell từ Rôma
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ
bước sang tuổi 85 trong năm 2012, nhưng vẫn dự tính duy trì lịch làm việc dày
đặc và khối lượng công việc mà ngay cả một người trẻ hơn cũng cảm thấy nặng nề.
Ngài bắt đầu Năm Mới bằng việc
cử hành Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và thuyết giảng vào
Ngày Hoà bình Thế giới 1-1, trước sự hiện diện của các đại sứ đến từ 179 quốc
gia có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh.
Một tuần sau vào ngày thứ hai
9-1, ngài sẽ lại tiếp các đại sứ tại
Trong quý đầu của năm tới, ngài
sẽ gặp gỡ các giám mục Hoa Kỳ trong chuyến hành hương 5 năm 1 lần của các giám
mục; một số vị đã đến Vatican cuối năm 2011, nhưng đa số vẫn còn chưa đi.
Ý thức tuổi tác của mình và biết
rằng vào tháng 2 sẽ có ít nhất 13 ghế còn trống trong Hồng y cử tri đoàn - đó
là các hồng y dưới 80 tuổi có quyền bầu người kế nhiệm ngài, Đức Bênêđictô XVI
muốn triệu tập Mật hội Hồng y để tôn phong hồng y mới trong năm 2012. Tuy
nhiên, vào lúc này vẫn chưa xác định được ngài sẽ triệu tập vào tháng 2, tháng
6 hay tháng 10. Thật ra, các nguồn tin cho biết dường như sẽ không có triệu tập
Mật hội Hồng y vào tháng 2.
Gần hết tuổi 84, Đức Thánh Cha
Bênêđictô XVI, mặc dù đang bị đau khớp ở hông phải, vẫn dự định chuyến đi dài
khoảng 10 giờ đến Mỹ Latinh, nơi có hơn phân nửa số người Công giáo trên thế
giới sinh sống. Đây là chuyến viếng thăm Mỹ Latinh lần thứ hai, và ngài sẽ thăm
2 nước nói tiếng Tây Ban Nha là Cuba và Mexico, dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày
từ 23 đến 28-3.
Ngay sau khi trở về Rôma, Đức
Bênêđictô XVI sẽ chủ trì các nghi thức Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh, trong đó có
phần đi Đàng Thánh Giá tại Đại Hý trường vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Canh thức Phục
Sinh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngài sẽ đọc
Thông điệp truyền thống “Urbi et Orbi” cho thành phố Rôma và thế giới vào Chúa
Nhật Phục Sinh 9-4.
Một tuần sau, vị Giáo hoàng có
triều đại lâu nhất trong 8 giáo hoàng người Đức trong lịch sử Giáo hội Công
giáo sẽ mừng sinh nhật thứ 85 vào ngày 16-4, và 3 ngày sau, 19-4, ngài bắt đầu
năm thứ tám trong cương vị giáo hoàng.
Một số nguồn tin cho rằng ngài
có thể đi thăm một nước châu Âu vào khoảng cuối tháng 4 cho đến tháng 7, nhưng
các nguồn tin nói chắc chắn không phải là Ireland.
Đức Giáo hoàng Học giả sẽ rời
khỏi Rôma vào đầu tháng 7 để nghỉ hè cho đến cuối tháng 9 tại Castel Gandolfo,
trên đồi Alban, mạn nam Rôma. Tại đây, ngài sẽ hoàn thành tập III của bộ sách
Đức Giêsu Thành Nazareth; tập sách nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu như được
mô tả trong Tin Mừng của Thánh Matthêu và Luca.
Theo các nguồn tin, toàn bộ dự
án viết sách về cuộc đời của Đức Giêsu, được bắt đầu khi ngài còn là hồng y, là
điều ngài tâm huyết nhất. Đối với một số người, ngài xem dự án này là đóng góp
chính của mình dành cho Giáo Hội và thế giới trong cương vị Giáo hoàng.
Đức Bênêđictô XVI hiện nay là vị
Giáo hoàng tông du nhiều thứ hai trong lịch sử Giáo Hội, sau Chân phước Giáo
hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng muốn biến việc tông du nhiều nước trên thế
giới thành cách làm Giáo hoàng trong thế giới toàn cầu hoá.
Ngài dự định bay sang Liban vào
năm tới như vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II đã làm năm 1997. Ngài sẽ đến đó, có
lẽ vào tháng 9, để trao Tông huấn cho Giáo Hội tại Trung Đông. Đây là bản văn
cuối cùng của Thượng Hội đồng Giám mục 2010 được tổ chức tại Vatican bàn về
tình hình đặc biệt trong Giáo Hội tại Trung Đông. Tông huấn nhằm hướng dẫn Giáo
Hội trong khu vực đang bị giày xéo này trong vòng từ 5-10 năm tới, dựa trên kết
luận của Thượng Hội đồng.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha
được xem là một phần trong chiến lược lớn hơn của Toà Thánh nhằm bảo vệ và
khích lệ số Kitô hữu đang giảm dần ở đó, và bảo đảm Kitô hữu vẫn tiếp tục ở
trong Đất Thánh.
Từ khi lên ngôi Giáo hoàng vào
tháng 4-2005, Đức Thánh Cha đã quan ngại về sự xuống dốc của Kitô giáo ở châu
Âu và ở Tây phương nói chung. Và một trong những ưu tiên hàng đầu của ngài là
nỗ lực xoay chuyển tình thế. Vì lý do này, ngài đã viếng thăm nhiều quốc gia
châu Âu trong 7 năm qua và đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm hoá,
đứng đầu là Đức Tổng Giám mục người Ý Rino Fisichella, nguyên
Hiệu trưởng Đại học Lateran. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là
ngài quyết định triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục tập trung vào “Tân Phúc Âm
hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo”.
Đức Giáo Hoàng thần học gia sẽ
khai mạc Thượng Hội đồng này vào ngày 7-10, và sẽ tham dự hết các phiên họp của
Thượng Hội đồng cho đến khi bế mạc vào ngày 28-10.
Ngoài các sự kiện đã được lên kế
hoạch như trên, được các nguồn tin
Một số nguồn tin khẳng định phép
lạ thứ hai được cho là có sự can thiệp của Chân phước Gioan Phaolô II hiện đang
được các chức sắc Giáo Hội có liên quan xem xét, nhưng không có nhiều chi tiết.
Nếu thật sự như thế thì có thể Đức Bênêđictô XVI sẽ có thể phong thánh cho vị
tiền nhiệm người Ba Lan trước cuối năm 2012. Mặc dù không thể đoán trước việc
này một cách chắc chắn như đã đưa tin, nhưng chắc chắn một điều là Đức Thánh
Cha sẽ chủ trì lễ phong thánh cho các thánh nhân mới trong năm này.
Tuy nhiên, tất cả các sự kiện ở
trên chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng công việc của Đức Thánh Cha Bênêđictô
XVI trong năm này: công việc chính của ngài là chủ trì các nghi thức phụng vụ
khác nhau trong năm, tiếp đón các nguyên thủ nhà nước hay chính phủ, hay chào
tạm biệt các đại sứ, gặp gỡ các giám mục đến từ khắp thế giới trong các chuyến
hành hương Ad Limina, hội kiến các lãnh đạo tôn giáo khác, và các buổi biệt
kiến.
Ngoài ra, ngài sẽ tiếp tục cai
quản Giáo Hội và thường xuyên gặp gỡ các vị đứng đầu các văn phòng chính của
Toà Thánh, rồi đưa ra quyết định theo yêu cầu liên quan đến bổ nhiệm giám mục
cho các giáo phận trên toàn thế giới, cũng như nhân sự cấp cao mới cho các văn
phòng của Toà Thánh, trong đó có tân Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, thay
Đức Hồng y William Levada, người sẽ nghỉ hưu trong quý đầu năm tới.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy Năm
Mới nào cũng mang lại những ngạc nhiên và những bất ngờ, vì thế, chúng ta hãy
chuẩn bị đón nhận cả hai trong triều đại Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong năm
2012 này.
Nguồn: UCAN
(emty.org Cập nhật: 19/12/2011 -
18:41:54)