TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

TU ES PETRUS

SỐ 34 ( 17.12  23.12.2012)

 

 

+ (CWN 14/12) Ca ngợi phán quyết của quan toà về sắc lệnh HHS và phê bình tờ New York Times.

ĐHY  Timothy Dolan Gp New York chào mừng phán quyềt của một quan toà thuộc một toà án quận ở Hoa Kỳ,Brian M. Cogan, rằng vụ kiện chống lại sắc lệnh HHS của TGP New York có thể tiến hành: “Tất nhiên vẫn còn một con đường dài phải đi trước khi những vụ nầy kết thúc và chúng tôi hy vọng chính quyền sẽ trung thành với lời họ nói và sửa lại sắc lệnh HHS sao cho nó cung ấp một sự miễn trừ tôn giáo và tự do lương tâm đích thực. Cho tới khi ấy,chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm công lý ở các toà án. Nhờ vào phán quyết tuần qua của Toà Án liên bang ở Brooklyn, dường như chúng ta có được cơ hội nầy”. ĐHY Dolan cũng phê bình các phương tiện truyền thông địa phương,nhất là tờ The New Tork Times, đã không cho đăng phán quyết nầy (đơn kiện của TGP New York và của ba nguyên đơn từ Gp Rockville Center trên Long Island) trong khi quá sốt sắng đưa tin về những vụ toà án bác bỏ đơn kiện sắc lệnh nầy ở nhiều nơi ngay trong tiểu bang New York.

 

+ (CWN 14/12) Nổi giận trước sự thụ động trong các đàm phán của LHQ về khí hậu

Một liên minh 16 cơ quan phát triển Công Giáo (CIDSE,được thành lập năm 1967) đã ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ cộng đồng quốc tế về việc không có hành động nào trong các đàm phán vừa qua về thay đổi khí hậu ở Doha,Qatar.  Tuyên bồ viết :”Sự vắng mặt của cắt giảm các-bon mới và ngân khoản vụn vặt dành cho hành động về khí hậu tại các đàm phán về biến đổi khí hậu dẫn thề giới tới sự biến đổi khí hậu thảm khốc,không còn chỗ dung thân cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất vốn đang phải đối mặt với những ảnh hưởng này càng tàn khốc của nó”.Emilie Johann,giới chức về chính sách biến đổi khí hậu của CIDSE nói : “Thay vì đề ra các mục tiêu mới, Foha cho chúng ta vé một chiều đi tới một thế giới trong đó sự biến đỏi khí hậu vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta…Vì sự thụ động của các nhà lãnh đạo của chúng ta, nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng mau lẹ. Doha giáng cho người nghèo những cái tát tai ở cả hai bên má. Một mặt các nhà lãnh đạo thế giới để mặc biến đổi khí hậu liên tục tăng ngoài vòng kiểm soát, khiến cho càng khó khăn hơn với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới có thể đối phó thời tiết cực đoan. Mặt khác,những người nghèo nhất bị bỏ rơi không hề biết gì đến số tiền họ có thể trông chờ để hỗ trợ việc thích ứng cấp bách và các biện pháp giảm nhẹ”.

+ (CathNews 14/12) 11 nữ tu Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo thông qua Giáo Hat Tòng Nhân

11 nữ tu Anh giáo sẽ được ĐGM Keith Newton,đứng đầu Giáo Hạt ở Anh và Xứ Wales,nhận vào Giáo Hội Công giáo ở Anh qua Giáo Hạt Tòng Nhân, từ Công Đoàn Đức Trinh Nữ Maria ở Wantage,Oxfordshire, vào Ngày Đầu Năm Mới. Nhóm nầy,tuổi từ 45 đến 83, gồm cả Mẹ bề trên và một nữ tu đã từng là một thừa tác viên trong Giáo hội Anh giáo nước Anh. Ba nữ tu đã ngoài 80. Năm tới,họ sẽ lưu lại 6 tuẩn tại một tu viện Dòng Biển Đức; sau đó, họ không biết họ sẽ sống ở đâu và không có những ủng hộ tiền bạc nào để khỏi trôi nổi về mặt tài chính. Mẹ Winsome nói :”Chùng tôi có một tương lai bất định.Nhưng chúng tôi đang làm đuều nầy,vì chúng tôi thật lòng tin rằng đây là lời kêu gọi của Chúa. Kinh Thánh đầy dẫy những người được gọi để bước đi trong đức tin mà không biết họ sẽ đi về đâu và họ sẽ được lo liệu cho thế nào và đó quả là tình hình mà chúng tôi đang đi theo”. Cộng đoàn nầy được thành lập năm 1848,theo cảm hứng từ phong trào  Oxford.

+ (UcaNews 14/12) Chính phủ Pháp thông báo điều tra SSPX

Một thành viên nội các Pháp, bộ trưởng nội vụ Manuel Valls, nói tại một hội nghị về chính sách chính thức về chủ nghĩa thế tục, đã thông báo rằng chính phủ sẽ giám sát một số tổ chức về “nghiên cứu bệnh học tôn giáo”,gồm cả tổ chức Công giáo duy truyền thống,và sẽ đóng cửa nếu bị khám phá ra. “Mục tiêu là nhằm nhận biết  khi nào thì thích hợp để can thiệp để xử lý những gì đã trở thành một ngiên ừu bệnh học tôn giáo”. Ông nói hôm 11/12 :”Mục tiêu không phải là chống lại các quan điểm bằng sức mạnh,mà là để khám phá và hiểu được khi nào một quan điểm trở nên thái quá và có thể thành bạo lực và tội ác”. Những lưu ý nầy được đưa ra theo sau thông báo của tổng thống Francois Hollande ngày 09/12 rằng ông sẽ lập ra “Đài quan sát Quốc Gia” dịp kỷ niệm ngày thông qua Luật năm 1905,thiết lập chủ nghĩa thế tục như là chính sách nhà nước ở Pháp. Nó kèm theo quyết định vinh danh nhà xã hội học Emile Poulat,”người đã giúp thúc đẩy chủ nghĩa thế tục như là một giá trị chính yếu của việc sống chung với nhau”. Valls cho biết chính phủ sẽ giám sát bạo lực trong các tay cực đoan tôn giáo,gồm cả những người Hồi giáo Salafi và Civitas, một tổ chức giáo dân Công giáo liên kết với SSPX. Mọi sự quá đà đều bị ghi lại tỉ mỉ trong trường hợp chính phủ muốn giải tán nó và bảo vệ điều nầy trước một quan toà.

+ (Zenit 15/12) Giai đoạn mới trong tiến trình phong Chân phước cho Đức Phaolô VI

Các hồng y Thánh Bộ Phong Thánh đã bật đèn xanh vào ngày 10/12 cho việc phong Chân phước Đức Phaolô VI (1963 – 1978). Năm 2013 sẽ ghi dấu kỷ niệm 50 năm ngày bầu ĐHY Giovanni Battista Montini vào ngai toà Phêrô và tưởng niệm 35 năm Người băng hà. Các Vị hồng y đã đồng thanh phê chuẩn tài liệu cho vụ án và đã công nhận tính chất “anh hùng” các nhân đức nhân loại và Kitô hữu của Người. Nếu Đức Biển Đức XVI phê chuẩn ý kiến nầy, thì sắp tới Thánh Bộ sẽ phổ biến một sắc lệnh về đề tài nầy. Nhưng để được phong Chân phước, cần có sự công nhân một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Đức Montini. Yheo Cha ntonio Marrazzo,thỉnh nguyện viên án phong thánh, một phép lạ đã xảy ra cách nay 16 năm ở California. Đó là một “ca” thai nghén khó khiến các bác sĩ khuyên nên phá thai.Nhưng người mẹ trẻ cầu nguyện với Đức Phaolô VI và quyết định duy trì cái thai. Chị chờ cho đến khi con chị được 15 tưổi,mới nói tới phép lạ nầy. Kế đó cũng có trường hợp một nữ tu được lành khỏi một ung bướu.

+ (AsiaNews 15/12) Thủ lĩnh Hồi giáo Si-ai phát động fatwa: Kitô hữu Iraq hoặc cải đạo hoặc chết.

Một Mùa Vọng ánh sáng lẫn bóng tối đối với các Kitô hữu Iraq,khi họ đang mừng ngày mở lại nhà thờ chính toà Baghdad,nhưng đồng thời chịu những đe doạ nặng nề từ nhà lãnh đạo Hồi giáo phái Si-ai. Tử những tài liệu của một đài truyền hình có trụ sở ở Ai Cập, một giáo sĩ Hồi giáo Iraq phát động một fatwa chống lại thiểu số tôn giáo trong thời gian vọng Giáng Sinhm:” Cải đạo hoặc chết”. Tuy nhiên,sức mạnh đức tin vượt thắng sợ hãi bạo lực như được làm chừng bởi lễ mừng “tái sinh” nhà thờ chính toà Công giáo Syri ở thủ đô, nơi đã xảy ra vụ tấn công đẩm máu vào cuối tháng 10/2010. (do tổ chức Al Qaeda). Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Ai Cập Al Baghdadia,một giáo sĩ lãnh đạo phái Si-ai,Ahmad Al Hassani Al Baghdadi,đã đưa ra một fatwa chống lại các Kitô hữu ở Iraq. Gán cho họ là “những gười đa thần” và “bạn của người Do Thái”, lãnh tụ cực đoan nầy nhấn mạnh rằng các Kitô hữu phải chọn “hoặc Hồi giáo hoặc cái chết”,trong khi “đàn bà con gái có thể coi là vợ vủa người Hồi giáo một cách hợp pháp”. Ông nầy nổi tiếng vì lập trường “jihad” (thánh chiến) và tấn công người Mỹ trong quá khứ khi họ ở Iraq và ngày nay ông sống ở Syria,ủng hộ phe đối lập vũ trang. Các nguồn tin Công giáo cho biết đây là một fatwa rất nghiêm trọng,nhưng dân chúng không quá lo lắng. Chính quyền để ý tới những tuyên bố từ những tay quá khích nầy, dù có thể những lời ấy tạp ra sợ hãi ở một số vùng trong thủ đô,nơi con rất ít Kitô hữu.

+ (APIC 16/12) Lần đẩu tiên truyền chức cho một linh mục khiếm thính ở Canada.

Matthew Hysell người Mỹ là vị linh mục khiếm thính đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Canada được truyền chức ngày 07/12 do ĐGM Richard Smith,TGM Gp Edmonton. Cha bị mất thính giác khi chỉ mới đượv một tuổi rưỡi. Một ngươi thông dịch sẽ đi kèm Vị linh mục 34 tuổi nầy trong các buổi phụng vụ,nhưng do không thê có mặt môt người thứ ba trong Bí tich Xưng Tội, Cha sẽ mơi những người đến xưng tội,nhìn thẳng vào Cha để Cha có thể đọc trên môi họ. Trách nhiệm mục vụ của tân linh mục không chỉ gồm sự hiện diện bên cạnh những người khiếm thị. Trước tiên Ngài thi hành thừa tác vụ ở giáo xứ Thánh Têrêxa ở Edmonton,thủ phủ Tỉnh Alberta,miền Tây Canada. Matthew Hysell,vốn lui tới Giáo Hội phái Tẩy giả lúc thiếu thời, đã chọn theo GH Công Giáo khi lên 15. Sau khi gặp Cha Tom Coughin,một LM người Mỹ cũng bị khiếm thính,trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8,năm 1993 tại Denver, Ngài ao ước cũng được trở thành linh mục. Hành trình đào tạo của Ngài đầy chông gai,cho dù Ngài rất thông minh. Ngài đã nhiều lần bị từ chối trước khi gặp được ĐGM Smith,người biết ngôn ngữ ký hiệu và cho phép Ngài theo đuổi việc đào tạo làm linh mục. Điều quan trọng,theo Đức TGM Richard Smith, là chia sẻ thông điệp một cách đặc biệt với những người khiếm thính,rằng “họ ở trong Tình Yêu Thiên Chúa và trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội”.

+ (APIC 16/12) Thông điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Các Ơn Gọi

Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Các Ơn Gọi sẽ được cử hành vào 21/04/2013.Chúa Nhật IV Phục Sinh. Trong thông điệp được phổ biến ngày 15/12/2012  nhân lần thứ 50 Ngày Cầu Nguyện nầy, Đức Biển Đức XVI mời gọi suy tư về chủ đề “Các Ơn Gọi,dấu chỉ hy vọng đặt nền tảng trên Đức Tin”,một chủ đề được ghi trong ngữ cảnh Năm Đức Tin và Kỷ niệm 50 năm khai mạc ông Đồng Vatican II.“Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người”. Đó là lời Đức Biển Đức XVI nhấn mạnh trong thông điệp nầy. Trong bản văn ấy, Đức Thanh Cha đặc biệt mời giới trẻ “hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao,các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu”. Trong thông điệp của Người,Đức Biển Đức XVI bảo đảm rằng Chúa Giêsu không ngừng lập đi lập lại “Hãy đến! Hãy theo ta”. Để đón nhận lời mời gọi nầy, phải không còn tự mình chọn con đường của riêng mình nữa. Theo Chúa Giêsu “có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta : gia đình,công việc,những lợi ích ca nhân và bản thân”.Đức Thánh Cha cầu mong rằng giới trẻ “đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm”, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng,những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. “Các bạn trẻ thân mến, đừng sợ đi theo Người và rảo bước trên những con đường đòi hỏi nhiều ở các con lòng dũng cảm đức bác ái và quảng đại dấn thân”. Và Đức Thánh Cha quả quyết với giới trẻ :” Các con sẽ được hạnh phúc vì phục vụ. Các con sẽ làm chứng cho niềm vui nầy mà thế gian không thể đem cho. Các con sẽ là những ngọn lửa bừng háy một tình yêu vô tận và vĩnh cửu. Các con sẽ học cách làm cho mọi người có thể tin vào niềm hy vọng đang ở trong tâm hồn các con”.Dọc suốt thông điệp,Đức Thánh Cha giải thích rằng các linh mục và tu sĩ,”cùng với chứng từ đức tin và nhiệt tâm tông đồ của họ”, có thể truyền “ước ao cháy bỏng đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới”.

 

+ (CathNews 16/12) Vận động chống lại các chính trị gia ủng hộ  dự luật Sức khoẻ Sinh Sản (RH)

Những tổ chức giáo dân Công giáo bất bình ở Phi Luật Tân đã phát động một phong trào sẽ vận động trong các cuộc bỏ phiếu chống lại các chính trị gia ủng hộ dự luật gây tranh cãi về Sức Khoẻ Sinh Sản. Tiền sĩ Ricardo Boncan,phát ngôn nhân của một tổ chức,nói :” Sẽ có một cuộcc bỏ phiếu Công giáo vào năm 2013. Chung tôi sẽ giao nó qua các hội viên và từ giữa các đồng đạo cùng giáo xứ”. Anna Cosio,một phát ngôn nhân khác của phong trào,cho biết tổ chức nầy sẽ hướng dẫn các chương trình giáo dục cử tri và giải thích rõ ràng các tiêu chí để bầu các giới chức quốc gia và địa phương, như là phải “có những tiêu chuẩn đạo đức Kitô giáo cao, phán đoán lành mạnh, liêm chính,danh dự,phẩm hạnh và sự độc lập”. Các nhà tổ chức nói phong trào mới nầy, bị thuc đẩy bởi việc chính phủ kiên quyết thông qua các luật chống lại gia đình ở quốc hội, mà nỗi bật nhất trong só đó là dự luật RH (Sức Khoẻ Sinh Sản). Hạ viện đã phớt lờ những lời phản đối của Giáo Hội và đã thông qua dự luật nầy.vốn sẽ vjo phép các phương tiện ngừa thai nhân tạo như là một phương pháp kế hoạch hoá gia đình,nếu nó trở thành luật. Thượng viện sẽ bỏ phiếu về dự luật nầy vào tuần tới.[Thượng viện đã bỏ phiếu tán thành dự luật. AsiaNews 18/12. Các GM Phi luật Tân thề sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại. CNA 19/12)

 

+ (CWN 17/12) Mời gọi các chủng sinh hãy là những con người của cầu nguyện khiết tịnh

Tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm hoá các Dân,đang ở miền Bắc Uganda để đánh dấu kỷ niệm bách chu niên ngày truyền giáo vùng nầy, đã kêu gọi các chủng sinh hãy là những người cầu nguyện khiết tịnh bắt chước các vị thừa sai thời kỳ đầu tiên. ĐHY Fernando Filoni giảng: Tôi muốn trở thành loại linh mục nào? Một linh mục làm chứng cho Chúa Kitô, vì ngài tin,yêu và tỏ cho thấy niềm tin và tình yêu ấy của ngài trong hành động và trong cuộc sống?...Tôi muốn sẽ thành loại linh mục nào cho Giao Hội 50 năm sau CĐ Vatican II” Tôi đã sẵn sàng để đảm nhận gia tài đã thu được và được kiến tạo qua công lao vất vả can đảm và thấm đẩm máu của bao nhiêu Đấng tử vì đạo,của các Vị thừa sai thánh thiện và của những người nhân đức,chưa?Chúa Kitô và Giáo Hội có thể tin tưởngvà kỳ vọng nơi tôi không?Tôi đã thật sự sẵn sàng phục vụ trong đức khiết tịnh độc thân,như một tặng vật toàn vẹn cho Chúa Kitô chưa? Tôi có được tâm hồn của Chúa Kitô để xây dựng Giáo Gội và đảm nhận việc rao giảng Tin Mừng của thế kỷ XXI chưa?

 

+ BỔ NHIỆM MỚI.

- (VIS 17/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Nicolas Henry Denis Thévenin làm sứ thần Toà Thánh,nâng lên hàng Tổng Giám Mục (sinh 1959 ở Pháp,thụ phong LM 1989.Hiện đang là cố vấn Vụ khâm sứ ở Toà Thánh. Tiến sĩ Giáo luật. Làm việc ở ngành ngoại giao từ 1994).

+ (VIS 17/12) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm các cố vấn cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin: ĐGM Angelo Vincenzo Zani,thư ký Thánh Bộ Giáo dục Công giáo – Tu viện trưởng Achim Buckenmaier,Đức, Giáo sư Đại học Giáo hoàng Latêranô

 

+ (VIS 17/12) Tổng thống Palestine thăm Vatican

Sáng 17/12,Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Ngài Mahmoud Abbas,tổng thống vùng lãnh thổ Palestine. Sau đó ông hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh với sự hiện diện vủa Bộ trưởng ngoại giao Toà Thánh. Trong các thảo luận trao đổi, có đề cập đến việc vừa qua Đại HĐ LHQ đã công nhận Palestine làm Quốc gia quan sát viên không phải thành viên [quy chế hiện tại của Vatican ở LHQ. ND]. Mong sang kiến nầy có thể khuyến khích cộng đồng quốc tế ủng hộ một giải pháp công bằng và bền vững cho cuộc xung đột chỉ có thể có được từ một cuộc ngồi lại thương thuyết chân thành. Hai bên cũng đề cập đến tình hình chung trong một vùng bị giằng co dày xéo bởi nhiều xung đột,với hy vọng rằng sự dũng cảm hoà giải và hoà bình sẽ vượt thắng; không quên gợi lên những đóng góp của các cộng đồng Kitô giáo cho phúc lợi xã hội,cả ở các vùng lãnh thổ Palestine lẫn trên khắp Trung và Cận Đông. [Đây cũng là lần thứ 5 TT Abbas thăm Vatican. ND]

 

+ (VIS 17/12) Hiệp ước Toà Thánh - Cộng Hoà Trung Hoa (Đài Loan)

Sáng 17/12 đã diễn ra ở Vatican và ở Đài Bắc một trao đổi các tài liệu qua đó Quốc Vụ Khanh và Bộ trưởng Ngoại giao từng bên đã thông báo rằng Toà Thánh và Cộng hoà Trung Hoa đã kết thúc thủ tục đưa vào thực hiện hiệp ước giữa Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo và Bộ giáo dục Trung Hoa, về sự cộng tác trong lãnh vực nghiên cứu học tập bậc cao và công nhận các nghiên cứu,học vị,bằng cấp và trình độ. Hiệp ước nầy được ký ở Đài Bắc ngày 02/12/2011 do ĐHY Zenon Grocholewski,Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo và ngài Vũ Di Chính, bộ trưởng bộ giáo dục Trung Hoa,sau khi được quốc hội Trung Hoa nhất trí tán thành vào ngày 20/11 vừa qua. Đây là một hiệp ước có tính cách văn hoá và hành chính, được khuyến khích trong khuôn khổ Công ước vùng của UNESCO về sự công nhận các nghiên cứu,bằng cấp,học vị trong giảng dạy bậc cao ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương,được ký kết ở Tokyo ngày 26/11/2011 với sự tham gia của Trung Hoa và Toà Thánh ngoài các quốc gia khác. Hai lãnh vực được đưa vào : sự công nhận hỗ tương về học thuật và hành chính như nêu trên và sự cộng tác trong đào tạo bậc cao, cho thấy trước sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo trong lãnh vực đại học. Sự công nhận nầy gồm cả sự tôn trọng các cơ sở học thuật, chuyên môn độc quyền của Toà Thánh với các nội dung,chương trình,bổ nhiệm các hữu trách và chuyên gia,cũng như cam kết viết tay của các cá nhân về hạnh kiểm và luân lý tương thích với học thuyết và luân lý Công giáo. Hiệp ước nầy còn có lợi cho các giáo sĩ (linh mỵc,chủng sinh,tu sĩ) đến từ lục địa để học tập nghiên cứuu ở đại học Công Giáo Phú Nhân ở Đài Bắc.

 

+ (CathNews 17/11) Những người tham gia chiến dịch quyền đồng tính phản đối tại Vatican

Những người tham gia chiến dịch nầy đã tổ chức một cuộc phản đối nhỏ gần quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian Đức Thánh Cha cầu nguyện hằng tuần sau khi Người nói rằng việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính đã đe doạ các cơ chế hôn nhân. Khoảng 15 người hoạt động trưng những hình trái tim bằng giấy nhiều màu sắc với những khẩu hiệu như “Hôn nhân đồng tính”; “tình yêu không có ranh giới”;”Hãy nói về tình yêu”;”sợ và kỳ thị đồng tính = chết”.Những người phản đối bị ngăn không cho vào quảng trường,vốn chật ứ hàng chục ngàn tín hữu đến dự Kinh Truyền Tin thông lệ. Sực phản đố nầy cùng với hàng ngàn người chuẩn bị xuống đường ở Pháp để ủng hộ một đề xuất vủa chính phủ nhằm hợp pháp hoa hôn nhân đồng tính đang bị chống đối kịch liệt bởi phe đối lập cánh hữu,các GM Công giáo La Mã và những lãnh tụ tôn giáo khác. Trong thông điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình 01/01/2013, Đức Thánh Cha lập lại sự chống đối của GH Công giáo với hôn nhân đồng tính. Người kêu gọi thăng tiến “cấu trúc tự nhiên của hôn nhân như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ chống lại những mưu toan biến nó thành tương đương về mặt pháp lý với những kiểu kết hợp hoàn toàn khác”.

 

+ (CWN 17/12) Chống lại nỗ lực công nhận hôn nhân đồng tính của chính phủ Anh.

Một nhóm gồm 58 thành viên quốc hội Anh,đại diện cho cả hai đảng phái chính trị lớn, đã cùng ký một thư ngỏ chống lại kế hoạch của chính phủ nhằm đưa ra sự công nhận pháp lý hôn nhân đồng tính. Các nghị sĩ tuyên bố :” Chúng tôi tin rằng chính phủ không có một sắc lệnh nhằm tái định nghĩa hôn nhân” và tuyên bố ủng hộ cách hiểu lâu đời về “cơ chế hôn nhân được định nghĩa trong luật pháp như là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ”.

 

+ (CWN/KIPA 18/12) Dân Số thế giới : 32% Kitô giáo;23% Hồi giáo

Quang cảnh tôn giáo thế giới” của trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington,được phổ biến trên mạng ngày 18/12,cho thấy tôn giáo trong dân số trên thế giới : 32% là Kitô hữu; 23% tín đồ Hồi giáo; 15% Ân giáo; 7% Phật giáo và 0,2% Do Thái giáo. Diễn Đàn Pew thấy rằng 157 quốc gia có dân số Kitô giáo chiếm đa số,trong khi 49 quốc gia có đa số dân Hồi giáo. Năm quốc gia có đông Kitô hữu nhất,là : Hoa Kỳ, Brasil,Mexico,Nga và Philippines. Tuổi bình quân người theo đạo Hội là 23,trẻ hơn so với Kitô hữu (30) [tuổi bình quân cả thế giới là 28]. Cuộc điều tra Pew cho thấy có 84% dân số thế giới cho biết có theo một tôn giáo.

 

+ (Contact.genetique 19/12) Duy trì lệnh cấm hiến máu đối với những người đồng tính

Tuần qua,bà bộ trưởng y tế Pháp,Marisol Touraine, cuối cùng “đã cho biết lệnh cấm hiến máu đối với những người đồng tính nam được giữ lại”, vì cho rằng “các điều kiện chưa hội tụ đủ để gỡ bỏ lệnh cấm hiến máu nầy”. Với danh nghĩa nầy,bà đã tuyên bố:” Yôi đã bày tỏ về vấn đề nầy trong tháng sáu vừa rồi,khi nói rằng tôi đã không thấy là chuyện bình thường khi có sự phân biệt đối xử. Do vậy,tôi chỉ có thể gỡ bỏ lệnh cấm đang có,nếu người ta cho tôi một bảo đảm tuyệt đối rằng điều đó sẽ không mang lại nhiều rủi ro hơn cho những người được tiếp máu[…] Hiện tại tôi chưa thể gỡ bỏ lệnh cấm nầy”. Hai bộ trưởng tiền nhiệm là Xavier Bertrand và roselyne Bachelot “đã lên tiếng để cải tiến vấn đề nầy,nhưng sau đó vẫn không có gì thay đổi”.

(*) góp ý : NẾU đồng tính là “bình thường”,thì đã không có các vấn đề nầy!

 

+ (Contact.genetique 19/12) Ái Nhĩ Lan : dự án luật cho phép phá thai với một số điều kiện nhất định.

Ngày 18/12,chính phủ Ái Nhĩ Lan đã thông báo “sẽ đưa ra một dự án luật cho phép phá thai trong trường hợp sự sống của thai phụ gặp nguy hiểm”. Biện pháp nầy theo sau “cái chết của một phụ nữ trẻ bị từ chối phá thai trong một bệnh viện. Theo một thông cáo từ bộ y tế Ái Nhĩ Lan,”việc đưa ra luật nầy phải định nghĩa rõ ràng khi nào thì được phá thai,nghĩa là khi có một mối nguy hiểm thực sự và chắc chắn cho sự sống - hoặc sức khoẻ - của nữ bệnh nhân và khi nguy hiểm nầy chỉ có thể bị đẩy lui bằng việc phá bỏ thai”. Đối với bộ trưởng y tế James Reilly,”đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm.Nhưng chính phủ muốn rằng sự an toàn của các thai phụ ở Ái Nhĩ Lan được bảo đảm và tăng cường củng cố”. Ngoài ra,”chính phủ đã hứa sẽ ban những lệnh rõ ràng cho những người hành nghề y trong khi vẫn tôn trọng quyền được sống của em bé sẽ được sinh ra.

 

+ (CathNews 19/12) Linh mục người Ấn đối mặt với cáo buộc buôn người

Các giám mục Công giáo bang Kerala,Ấn Độ đã đình chỉ một linh mục bị cáo buộc phạm tội ác về buôn người. Ch Jaison Kollamur, người phục vụ uỷ ban thanh thiếu niên của các Giám mục bang Kerala, bị cáo buộc đã bán các thanh thiếu niên từ Ấn Độ sáng Texas dưới những chiêu bài lừa gạt,tuyên bố rằng họ được đưa vào một chương trình trao đổi sinh viên học sinh. Cha Kollamur bị cho là đã nhận của mỗi người trong số 44 sinh viên học sinh 55.000 rupi (# 1,000 USD).

 

+ (CWN 19/12) Khuyến khích tín hữu Công giáo hết lòng đón nhận Giáo hạt Tòng Nhân Anh giáo

Trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Catholic Herald,tân tổnng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nói rằng các tín hữu Công giáo ở nước Anh nên toàn tâm toàn ý chào mừng các cựu tín đồ Anh giáo đã gia nhập Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Bà Washingham. Đức TGM Gerhard Muller dường như đang khuyến khích các nhà lãnh đạo Công giáo Anh,vốn rất chậm chạp ủng hộ Giáo hạt tòng nhân Anh giáo, khi ngái nói rõ :” rất nhiều trong số các tín đồ Anh giáo đó đã hiệp thông trọn vẹn qua các giáo hạt nầy đã hy sinh rất nhiều để trng thành với lương tâm của họ. Họ phải được chào đón hết lòng bởi cộng đồng Công giáo – không phải như những đưa con hoang đàng,mà như những anh chị em trong Chúa Kitô,những kẻ mang theo với họ khi gia nhập Giáo Hội một di sản đáng kính về phượng tự và linh đạo”.  Đức TGM cũng nói về những đàm phán gơũa Vatican và SSPX,cho biết rằng nhóm duy truyền thống nầy phải “phân biệt giữa giáo huấn thật sự của CĐ Vatican II và những lạm dụng riêng biệt xảy ra sau Công Đồng,nhưng không có nền tảng trong các tài liệu của Công Đồng”.

 

+ (CWN 20/12)  Toà thượng thẩm chỉ thị chính quyền Obama viết lại sắc lệnh HHS

Toà thượng thẩm Quận Columbia (có Washington DC) đã ra phán quyết rằnf chính quyền Obama phải viết lại sắc lệnh gây tranh cãi HHS, vốn trong hình thức hiện tại sẽ ép buộc nhiều cơ sở tôn giáo như các trường đại học và các cơ quan từ thiện phải chi trả bảo hiểm cho việc sử dụng các phương tiện ngừa tránh thai và đình triệt sản bắt đầu từ 01/08/2013,theo đơn kháng cáo của trường cao đẳng Belmont Abbey (Công giáo) và Cao đẳng Wheaton (Tin Lành) trong cùng một vụ kiện đã bị các toà án cấp dưới không thụ lý vì cho rằng các cơ sở nầy chưa bị sắc lệnh HHS gây hại[…] Toà tuyên bố trong phán quyết rằng chính phủ sẽ không bao giờ được bắt những nguyên kháng nầy hoặc các cơ sở có tình huống tương tự,phải thi hành sắc lệnh HHS trong hình thức hiện tại.[…]. Phán quyết nầy được viết bởi các thẩm phán Arthur Raymond Randolph, Merrick Garland và Thomas Griffith . Dù không bảo đảm rằng các điều sửa lại sẽ làm các trường nầy hài lòng, chủ tịch William Thierfelder,cao đẳng Belmont Abbey,ca ngợi phán quyết nầy: “Giáng sinh năm nay đã gần kề. Phán quyết của Toà Thượng Thẩm Lưu Động Liên Bang là một thắng lợi quan trọng cho trường trong thánh thức sắc lệnh HHS. Hai nhượng bộ từ các luật sư của chính phủ tại toà […] là những câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng tôi”.

 

+ (CWN 20/12) Nguyên tắc chỉ đạo cho hôn nhân Kitô giáo - Hồi giáo ở Anh.

Diễn Đàn Kitô giáo - Hồi giáo,một tổ chức do ĐGM phụ tá giáo phận Southwark,Paul Hendricks,đồng chủ tịch, đã phổ biến những nguyên tắc chỉ đạo về các hôn nhân Kitô giáo - Hồi giáo. Theo Diễn Đàn nầy,có 4,3% người theo đạo Hồi ở Anh và 9,3% ở Tô Cách Lan kết hôn với các Kitô hữu. ĐGM Hendricks cho biết: “các nguyên tắc chỉ đạo nầy áp dụng cho cả các linh mục lẫn giáo sĩ Hồi giáo.Với việc gia tăng con số các cặp hôn nhân Kitô giáo - Hồi giáo, chúng ta cũng cần một ý thức tăng cao về mục vụ cụ thể,nhằm giúp hõ và những người thân khám phá hôn nhân của họ như một nơi đối thoại và là một mối liên lạc hữu ích giữa hai tôn giáo”. Các nguyên tắc nầy kêu gọi “không cưỡng bách cải đạo” và “không có bạo lực và lạm dụng bao gồm gây hại về tình dục,thể lý và tâm lý”.

 

+ (VIS 20/12) Các sắc lệnh của Thánh Bộ Phong Thánh.

Đức Thánh Cha đã triềy yết ĐHY Angelo Amato,SDB,Tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh và cho phép công bố các sắc lệnh sau đây:

1. CÁC PHÉP LẠ

- Chân phước Antonio Primaldo và các bạn,tử vì đạo 13/08/1480 ở Otranto,Ý

- Chân phước Laura Thánh Catarina Sienna (1874 – 1949, Columbia

- Chân phước Maria Guadelup (1878 – 1963,Mehico

- Đấng Đáng Kính Antonio Franco,giám mục người Ý (1585 – 1626)

- Đấng Đáng Kính Giuseppe Gabriel del Rosario Brochero,linh mục người Achentina (1840 – 1914)

- Đấng Đáng Kính Cristobal de Santa Catalina,linh mục người Tây Ban Nha (1638 – 1690)

- Đấng Đáng Kính Sofia Czeska-Maciejowska,nữ tu người Ba Lan (1584 – 1650)

- Đấng Đáng Kính Margarit Lucia Szewczyk, nữ tu người Ba Lan (1828 – 1905)

2. CÔNG NHẬN PHÚC TỬ VÌ ĐẠO

- Francesco Saverio Petagna, giám mục người Ý (1812 – 1878)

- Juan Jose Santiago Bonal Cortada, linh mục người Tây Ban Nha (1769 – 1829)

- Louis Marie Baudouin,linh mục người Pháp (1765 – 1835)

- Giovannina Franchi,nữ tu người Ý (1807 – 1872)

- Marcelina de San Jose,nữ tu người Venezuela (1874 – 1959)

- Claudia Russo, nữ tu người Ý (1889 – 1964)

- Maria Francisca Bảy Dấu,nữ tu người Ecuador (1874 – 1964)

- Clara Ludmilla Szczesna,nữ tu người BaLan ( 1863 – 1916)

- Consuelo, nữ tu người Tây Ban Nha (1857 – 1940)

 

Giuse Nguyễn Thế Bài chọn lọc và chyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục