Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban
phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới
Radiovaticana 2012-12-25
18:36:22 – Ngày 25-12-2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ sự buổi đọc
sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn
thế giới. Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa
đền thờ thánh Phêrô giữa tiếng vỗ tay của gần 100 ngàn tín hữu và du khách hành
hương.
Trước thềm đền thờ Thánh Phêrô có đội Cận vệ Thủy Sĩ và
đại diện các binh chủng Italia dàn hàng chào danh dự. Ban quân nhạc đã cử hành
quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Italia.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói: “Veritas de terra orta
est! Chân lý đã nẩy mầm từ trái đất” (Tv 85,12). Anh chị em của thành Roma và
toàn thế giới thân mến, xin chúc tất cả anh chị em và gia đình anh chị em lễ
Giáng Sinh tốt lành.
Trong Năm Đức Tin này tôi diễn tả lời chúc mừng Giáng
Sinh của tôi với các lời này, trích từ một Thánh vịnh: “Chân lý đã nảy mầm từ
trái đất”. Trong văn bản thánh vịnh chúng ta thấy nó ở thể tương lai: “Tình yêu
và chân lý sẽ gặp nhau, công lý và hòa bình sẽ hôn nhau. Chân lý sẽ nẩy mầm từ
trái đất và công lý sẽ nhìn xuống tự trời cao. Vâng chính Chúa sẽ tặng ban phúc
lộc và đất chúng ta sẽ trổ sinh hoa trái; công lý đi tiền phong trước mặt
Người: mở lối cho Người đặt bước chân” (Tv 85,11-14).
Hôm nay lời tiên tri này đã hiện thực! Nơi Đức Giêsu
được sinh ra tại Bếtlêhem bởi Trinh Nữ Maria, thực sự tình yêu và chân lý đã
hội ngộ, công lý và hòa bình đã giao duyên; chân lý đã mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao. Trích lời giải thích của thánh Agostino Đức
Thánh Cha nói “Chân lý ở trong cung lòng Thiên Chúa Cha đã mọc ra từ đất để ở
cả trong cung lòng của một người mẹ. Chân lý đỡ nâng toàn thế giới đã mọc ra từ
đất để được đỡ nâng bởi bàn tay phụ nữ... Chân lý mà các tầng trời không chứa
nổi đã mọc lên từ đất để được đặt nằm trong một máng cỏ. Lợi lộc gì cho ai, khi
một vì Thiên Chúa tự hạ mình đến thế? Chắc chắn là không phải cho chính Người,
mà là lợi lộc lớn cho chúng ta, nếu chúng ta tin” (Sermones 185,1).
Tiếp tục sứ điệp Giáng Sinh 2012 Đức Thánh Cha nói: “Nếu
chúng ta tin” Đó là quyền năng của đức tin! Thiên Chúa đã làm ra tất cả, đã làm
điều không thể được: đã trở thành thịt xác. Quyền năng tình yêu thương của
Người đã thực hiện điều vượt qúa sự hiểu biết của con người: Đấng Vô Tận đã trở
thành trẻ thơ, đã bước vào nhân loại. Thế nhưng vì Thiên Chúa ấy không thể bước
vào trong tim tôi, nếu tôi không mở cửa cho Người. Cửa đức tin! Chúng ta có thể
hoảng sợ trước sự toàn năng đảo ngược này. Quyền của con người tự khép kín
chính mình đối với Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta sợ hãi. Nhưng này đây
thực tại xua đuổi tư tưởng tối tăn mày, niềm hy vọng chiến thắng sự sợ hãi:
chân lý đã nẩy mầm! Thiên Chúa đã sinh ra! “Trái đất đã trổ sinh hoa trái” (Tv
67,7). Phải, có một thửa đất tốt, một thửa đất thánh thiện, tự do khỏi mọi ích
kỷ và khép kín. Trong thế giới có một vùng đất mà Thiên Chúa đã chuẩn bị đến ở
giữa loài người. Một nơi ở cho sự hiện diện của Người trên thế giới. Vùng đất
này hiện hữu, cả ngày nay, trong năm 2012 này, từ vừng đất này đã nảy sinh ra
chân lý! Vì thế có hy vọng trong thế giới, một niềm hy vọng đáng tin cậy, cả
trong những lúc và trong các hoàn cảnh khó khăn nhất. Chân lý đã nẩy mầm đem
theo tình yêu, công lý và hòa bình.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho các nước
Siria, Thánh Địa, các nước Bắc Phi, Á châu, Mali, Nigeria, Congo, Kenya và các
nước châu Mỹ Latinh. Ngài nói:
Phải, ước chi hòa bình mọc lên cho nhân dân Siria đang
bị thương tích sâu đậm và chia rẽ vì một cuộc xung khắc không tha cho cả những
người không phương thế tự vệ và gây chết chóc cho các nạn nhân vô tội. Một lần
nữa tôi kêu gọi ngưng đổ máu, tạo dễ dãi cho việc trợ giứp các nggời tị nạn tản
cư, và qua đối thoại tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.
Ước chi hòa bìmh nẩy mầm trên vùng đất nơi Đấng Cứu Thế
đã sinh ra, và xin Người ban cho người
Tại các nước Bác Phi đang trải qua một thời kỳ chuyển
tiếp sâu xa kiếm tìm một tương lai mới - đặc hiệt là tại Ai Cậo, miền đất được
yêu thương và chúc phúc bởi thời thơ ấu của Chúa Giêsu - ước chi người dân cùng
nhau xậy dựng các xã hội dựa trên công lý, tôn trọng tự do và phẫm gía của mọi
người.
Rồi Đức Thánh Cha cầu chúc hòa bình cho Á châu như sau:
Ước chi hòa bình nảy mầm trong Lục địa Á châu rộng lớn. Xin Chúa Giêsu Hài Đồng
thương nhìn nhiều dân tộc sống trong các vùng đất này, và một cách đặc biệt
những kẻ tin nơi Người. Ngoài ra, xin Vua Hòa Bình đưa mắt nhìn các vị tân lãnh
đạo của Cộng hòa nhân dân Trung quốc vì nhiệm vụ cao cả đang chờ đợi họ. Tôi
cầu chúc đại lục Á châu đánh giá cao phần đóng góp của các tôn giáo trong việc
tôn trọng từng tôn giáo, và các tôn giáo góp phần vào việc xây dựng một xã hội
liên đới, mưu ích cho dân tộc Trung Quốc cao qúy và toàn thế giới.
Ước chi lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô tạo thuận tiện cho
hòa bình trở lại với nước Mali và cho sự hòa hợp của nước Nigeria, nơi các vụ
khủng bố tiếp tục gậy chết chóc cho các nạn nhân, đặc biệt giữa các kitô hữu.
Xin Đấng Cứu Thế trợ giúp và an ủi các người tị nạn miền Đông Cộng hòa dân chủ
Xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho đông đảo tín hữu
cử hành Chúa bên châu Mỹ Latinh. Xin Người gia tăng nơi họ các nhân đức nhân
bản và kitô, nâng đỡ những người bị bắt buộc phải bỏ gia đình và quê hương di
cư, xin Người củng cố hàng lãnh đạo trong dấn thân
phát triển và chống lại nạn tội phạm.
Anh em chị em thân mến, Tình yêu và chân lý, công lý và
hòa bình đã gặp nhau và đã nhập thể nơi Con Người sinh ra bởi Đức Maria tại
Bếtlêhem. Con Người ấy là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa hiện ra trong lịch sử.
Việc sinh ra của Người là một mầm giống sự sống mới cho toàn thể nhân loại. Ước
chi mọi vùng đất đều trở nên một vùng đất tốt, tiếp nhận và nảy mầm tình yêu,
công lý và hòa bình. Xin kính chúc tất cả mọi người một lễ Giáng Sinh tốt lành.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chúc mừng Giáng Sinh bằng 65
thứ tiếng khác nhau, đầu tiên là tiếng Ý và sau cùng là tiếng Latinh. Ngoài các
thứ tiếng Tây Ây và Đông Âu, cón có các thứ tiếng Slave và nhiều thứ tiếng khác
kể cả tiếng Mông Cổ Maori và Guarani. Riêng vùng Á châu, ngoài các thứ tiếng
Tagalog của Philippines, Thái Lan, Indonesia và Campuchia, Đức Thánh Cha đã
chúc mừng lễ bằng các thứ tiếng Tầu, Nhật Bản, Đại Hàn, và Việt Nam.
Tiếp đến Đức Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế tuyên bố Đức
Thánh Cha sẽ ban phép lành toàn xá cho các tín hữu hiện diện cũng như theo dõi
trên đài phát thanh và truyền hình. Rồi Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện và
công thức ban ơn toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới:
Chiều 24 tháng 12 đã có lễ nghi khai mạc hang đá tại
quảng trường thánh Phêrô do Đức Hồng Y Angelo Comastri, Linh mục trưởng đền thờ
Thánh Phêrô chủ sự, với sự tham gia của ca đoàn thiếu nhi và ca đoàn người lớn.
Hang đá năm nay do vùng
Vào lúc 6 giờ chiều Đức Thánh Cha đã thắp lên “ngọn đèn
hòa bình” và đặt ngoài cửa sổ phòng làm việc của ngài. Lửa được lấy từ ngọn đèn
thằp từ lửa của ngọn đèn cháy trong Hang Đá Bếtlêhem, và được chuyền đến nhiều
nước Âu châu.
Vào lúc sau 10 giờ tối đã có buổi hát Kinh thần vụ. Sau
đó là thánh lễ đo Đức Thánh Cha chủ sự có sự tham dự của nhiều Hồng Y, Tổng
Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ và 10 ngàn tìn hữu. Giảng trong thánh lễ Đức
Thánh Cha đã nêu bật tầm quan trọng của việc nhận ra Chúa Giêsu nơi các anh chị
em di cư, tị nạn. Ngài cũng mời gọi tín hữu “tỉnh thức” chống lại việc lạm dụng
tôn giáo cho các mục đích nhân loại. Đức Thánh Cha nói: Vẻ dẹp luôn mới mẻ của
thực tại Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhập thể làm người mời gọi tín hữu nhận
ra Người để yêu thương và tiếp đón Người nơi các anh chị em đang cần được trợ
giúp như các người di cư và tị nạn. Chúa đến gõ cửa tâm trí và cuộc sống chúng
ta, nhưng thường khi chúng ta từ chối mở cửa và tiếp đón Người. Chúng ta thường
đầy chính mình và không dành chỗ cho người khác, cho các trẻ em, cho người
gnhèo túng, cho người khổ đau, các người ngoại kiều và những người bị gạt bỏ
ngoài lề xã hội. Nhưng nơi đâu Thiên Chúa bị lãng quên, khước từ và hất hủi,
thì nơi đó không có hòa bình.
Thật lầm lẫn chững trào lưu cho rằng tôn giáo là lý do
của bạo lực, chiến tranh và bất khoan nhượng. Một tôn giao có thể bị bệnh và
đưa tứi chỗ chống lại bản chất sâu xa nhất của nó, khi con người sử dụng dụng
lèo lái tôn giáo các ý tưởng sai lầm của mình. Vì thế tín hữu phải tỉnh thức để
ánh sáng của Thiên Chúa không bị tắt đi, vì nếu nó tắt đi, thì
phẩm giá của con người cũng bị tắt ngấm. Đức Thánh Cha đã cầu xin cho ánh sáng
đức tin chiếu soi trong đêm tối của tội lỗi và bạo lực. Xin Chúa cho con người
ngày nay biết rèn gươm giáo thành lưỡi hái lưỡi cầy, cho sự trợ giúp các người
hkổ đau thay thế các vũ khí chiến tranh. Xin Chúa soi sáng cho những người tin
rằng phải thi hành bạo lực nhân danh Chúa, để họ hiểu ra sự vô lý của bạo lực
và nhận biết gương mặt thật của Chúa. Lậy Chúa, xin giúp chúng con tái trở
thành người theo hình ảnh của Chúa và như thế trở thành người của hòa bình.
Linh Tiến Khải