Việc Chịu Xức Dầu … là Để Phục Vụ Người nghèo, Tù Nhân và Những
Người Bị Áp Bức
(dongten.net)
Sáng nay, ngày 28-3-2013, thứ Năm Tuần Thánh, tại Đền thờ Thánh
Phê-rô, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã cử hành Thánh Lễ Dầu, với các vị Giám Mục,
hơn 500 linh mục cùng nhiều giáo dân. Trong bài chia sẻ Phúc Âm của mình, ĐTC
Phan-xi-cô nêu lên ba nhân vật trong Kinh Thánh được Thiên Chúa xức dầu: vị Tôi
Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a tiên báo, Vua Đa-vít và Đức Giê-su Chúa chúng ta.
ĐTC nhấn mạnh: “cả ba vị có chung một điểm, là việc xức dầu mà các vị nhận được
là để cho người nghèo, cho các tù nhân và cho những người bị áp bức”. Qua đó,
ĐTC mời gọi các vị Mục Tử của dân Chúa “hãy bước ‘ra-ngoài’ để kinh nghiệm việc
xức dầu của chúng ta, kinh nghiệm về quyền năng, kinh nghiệm về hiệu năng cứu
rỗi của việc xức dầu: nơi “những vùng ngoại ô” hễ còn đó nỗi khổ đau, còn máu
đổ, còn nhiều mù tối đang khát mong nhìn thấy, còn nhiều tù nhân đang nô lệ cho
những chủ nhân xấu”. Dưới đây là bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Thánh Lễ
Truyền Dầu sáng ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Anh chị em thân mến!
Sáng nay, tôi vui mừng cử hành Thánh Lễ Dầu đầu tiên trong tư cách
là Giám Mục Rô-ma. Tôi thân ái chào tất cả anh chị em, đặc biệt là các anh em
linh mục rất thân mến đây, là những người giống như tôi, ngày hôm nay gợi nhắc
lại ngày thụ phong linh mục. Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay nói cho chúng
ta về những người được Thiên Chúa xức dầu: vị Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a
tiên báo, Vua Đa-vít và Đức Giê-su Chúa chúng ta. Ba vị có chung một điểm: việc
xức dầu mà các vị nhận được là để cho người nghèo, cho các tù nhân và cho những
người bị áp bức. Một hình ảnh đẹp nói lên sứ mạng của việc chịu xức dầu là “để
phục vụ” người khác có thể được tìm thấy trong Thánh Vịnh: “Như dầu quý đổ trên
đầu xuống râu xuống cổ áo chầu A-ha-ron” (Tv 133,2). Hình ảnh dầu chảy lan,
chảy xuống râu ông A-ha-ron cho đến vạt áo thánh của ông là hình ảnh xức dầu tư
tế, ngang qua Đức Ki-tô, Đấng được xức dầu, vươn tới tận bờ cõi trái đất, được
tượng trưng qua phẩm phục.
Phẩm phục thánh của vị Thượng Tế Tối Cao rất phong phú về biểu
tượng. Một trong những biểu tượng đó là tên của con cái
Khởi đi từ vẻ đẹp của những gì thuộc phụng vụ, vốn không chỉ là một
sự trang điểm hoặc là một sở thích đối với các phẩm phục, nhưng còn nói lên sự
hiện diện của vinh quang của Thiên Chúa chúng ta chiếu tỏa rạng ngời trên dân
Ngài, một sự hiện diện sinh động và đầy an ủi, chúng ta hướng đến việc xem xét
đến hành vi, hoạt động. Dầu quí giá được xức trên đầu của ông A-ha-ron không
chỉ mang hương thơm cho con người của ông mà thôi, nhưng còn chảy tới những “phần
viền ngoài”. Chúa sẽ nói rõ ràng với ông: việc ông được xức dầu là để phục vụ
người nghèo, các tù nhân, bệnh nhân và những người sầu muộn, lẻ loi. Việc xức
dầu không hướng đến việc làm cho chúng ta thơm tho, và càng không phải để chúng
ta giữ riêng nó trong một cái bình, vì làm như thế dầu sẽ bị ôi .. và trái tim
trở nên cay đắng.
Một vị tư tế tốt lành sẽ được nhận ra ngang qua cách thức dân chúng
của anh ta được xức dầu. Khi các tín hữu được xức dầu hoan lạc thì người ta
nhận ra điều đó ngay, giả dụ như khi họ rời Thánh Lễ với khuôn mặt của người
nhận được Tin Vui. Các tín hữu của chúng ta mong muốn lắng nghe Tin Mừng được
rao giảng với việc “xức dầu” (“unction” – xức-xoa, nd), họ hài lòng khi Tin
Mừng chúng ta rao giảng đụng chạm đến đời sống thường ngày của họ, khi bài
giảng đó chảy xuống như dầu của A-ha-ron chảy tới vạt áo của các thực tại, và
khi nó mang lại ánh sáng cho các khoảnh khắc tăm tối nhất, tới “những vùng
ngoại ô” nơi các tín hữu phải đương đầu với sự tấn công dữ dội của những người
muốn phá hoại đức tin. Các tín hữu biết ơn chúng ta vì họ cảm thấy chúng ta đã
cầu nguyện với những thực tại đời sống hằng ngày của họ, với những lo lắng và
vui mừng, những gánh nặng và hy vọng của họ. Và khi họ cảm nhận được hương thơm
của Đấng được xức dầu, của Chúa Ki-tô, tỏa lan tới họ ngang qua chúng ta, họ
cảm thấy đủ cam đảm để phó thác cho chúng ta tất cả những gì họ muốn dâng lên
Thiên Chúa: “Thưa cha, xin cha cầu nguyện cho con, vì con đang gặp phải một vấn
đề”, “xin chúc lành cho con”, “xin cha cầu nguyện cho con” – những lời này là
dấu chỉ cho thấy việc xức dầu đã đi tới tận các gấu áo choàng vì nó đã biến
thành lời khẩn nguyện. Khi chúng ta ở trong tương quan này với Thiên Chúa và
với dân Ngài, và ơn thánh được thông chuyển qua chúng ta, thì khi ấy chúng ta
là những tư tế, là những người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.
Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta cần liên lỉ khơi dậy ân sủng
của Thiên Chúa, và trong mỗi lời thỉnh cầu, đôi khi không thích hợp, có khi
hoàn toàn là vật chất, và thậm chí là tầm thường, – nhưng nó chỉ có vẻ bên
ngoài như thế-, chúng ta nhân ra lòng khao khát của các tín hữu được xức dầu
thơm, vì họ biết rằng chúng ta có thứ dầu ấy. Để nhận ra và cảm thấy được,
giống như Chúa, nỗi lo âu đầy hy vọng của người đàn bà bị băng huyết khi bà
chạm đến viền áo choàng của Ngài. Tại khoảnh khắc đó, Đức Giê-su, bị đám đông
bao quanh tứ phía, tượng trưng tất cả vẻ đẹp của A-ha-ron mặc phẩm phục tư tế
với dầu chảy xuống y phục của ông. Đó là một vẻ đẹp được dấu ẩn, mà chỉ tỏ lộ
trước những đôi mắt đầy đức tin của người phụ nữ đang bị đau khổ bởi bệnh băng
huyết. Chính các môn đệ, tuy là tư tế tương lai, nhưng không thấy được, không
hiểu được: nơi “những vùng ngoại ô cuộc sống”, họ chỉ thấy cái gì là bề ngoài:
đám đông đang dồn ép Đức Giê-su từ mọi phía (x. Lc 8,42). Trái lại, Thiên Chúa
cảm nhận được quyền năng của việc xức dầu thần linh đi đến tận viền áo của
Ngài.
Vì thế, chúng ta cần “ra-ngoài” để kinh nghiệm việc xức dầu của
chúng ta, kinh nghiệm về quyền năng, kinh nghiệm về hiệu năng cứu rỗi của việc
xức dầu: nơi “những vùng ngoại ô” hễ còn đó nỗi khổ đau, còn máu đổ, còn nhiều
mù tối đang khát mong nhìn thấy, còn nhiều tù nhân đang nô lệ cho những chủ
nhân xấu. Há chẳng phải đã rõ là chính việc tự-kinh nghiệm và “nội quan” (“introspectio”,
khả năng nhìn vào và duyệt xét cõi lòng mình, nd) nhắc bảo chúng ta rằng chúng
ta đang gặp gỡ Đức Chúa đó sao: các tiến trình tự-cứu trong cuộc sống có thể có
hữu ích, thế nhưng để sống đời linh mục của chúng ta bằng việc lướt qua hết
tiến trình này đến tiến trình nọ, hết liệu pháp này đến liệu pháp nọ, nó mang lại
cuộc biến đổi các ngư phủ (dân chài), làm giảm thiểu sức mạnh ân sủng, vốn là
điều được kích hoạt và trào tràn đến mức mà chúng ta, với đức tin, dám ra-đi để
trao tặng chính mình và trao Tin Mừng cho người khác, trao ban một chút việc
xức dầu mà chúng ta dành cho những người chẳng có gì, những người chẳng có gì
cả.
Người linh mục, người ít ra-khỏi mình, người xức ít dầu – tôi không
nó là “chẳng xức gì” bởi lẽ, tạ ơn Chúa, nếu không dân chúng sẽ đánh cắp dầu
của chúng ta mất – là người trộn lẫn vào phần tốt nhất của dân chúng của chúng
ta. Ấy là phần có khả năng kích hoạt phần sâu thẳm nhất cõi lòng của người linh
mục. Ai không ra khỏi mình, thì thay vì anh ta là vị trung gian, anh ta dần dần
trở thành tay môi giới, một nhà quản lý. Hết thảy chúng ta đều biết được sự
khác biệt: tay môi giới và nhà quản lý “thì họ đã nhận phần thưởng của họ rồi”,
và vì họ không để lòng dạ mình vui tươi, nên họ cũng chẳng nghe thấy được lời
cám ơn thiệt tình, là lời phát sinh tự đáy lòng. Rõ ràng đây cũng là lý do tại
sao có những linh mục bất mãn, rồi đâm ra buồn chán, trở thành linh mục chán
đời, và theo một nghĩa nào đó họ lại biến thành những kẻ thu thuế thời cổ hoặc
thời đại mới, trong khi đúng ra họ phải là người “đẫm mùi cừu”, là các mục đồng
giữa đàn chiên, là những ngư phủ lưới người.
Đúng thật cái gọi là cuộc khủng hoảng căn tính linh mục đang đe dọa
hết thảy chúng ta, và còn thêm vào đó là cuộc khủng hoảng nền văn hóa nữa, tuy
nhiên nếu chúng ta biết phá vỡ làn sóng của nó, thì chúng ta có thể vươn tới
giữa lòng hồ nhân danh Đức Chúa, và thả lưới. Cũng không tệ lắm khi mà cùng một
thực tại ấy lại buộc chúng ta phải đi đến nơi ấy (“ra chỗ nước sâu”) , nơi mà
nhờ ân sủng của Thiên Chúa chúng ta được hiện rõ như ân sủng tinh ròng, trong
lòng biển cả thế giới đang diễn ra đây, nơi mà việc “xức” (“unction”, xức-xoa)
mới được tính đến – chứ không phải là “chức năng” (“function”) – và duy chỉ
việc thả lưới nhân danh Ngài, nhân danh Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tín
thác, là Chúa Giê-su, thì các mảnh lưới của chúng ta mới sinh kết quả đồi dào.
Anh chị em tín hữu giáo dân thân mến, anh chị em hãy gần gũi với
các vị linh mục của anh chị em bằng tình cảm và bằng lời cầu nguyện, để họ luôn
là những vị Mục Tử theo lòng Chúa mong ước.
Anh em linh mục thân mến, nguyện xin Thiên Chúa Cha đổi mới nơi
chúng ta Thần Khí Thánh của Ngài, mà với Thần Khí ấy hết thẩy chúng ta được
hiệp nhất với nhau. Nguyện cho Thần Khí Thánh của Ngài đổi mới nơi cõi lòng
chúng ta trong cách thức mà việc xức dầu sẽ lan tỏa và vươn tới mọi người, vươn
tới cả “những vùng ngoại ô” nữa, nơi ấy là nơi mà những người thành tín nhất
của chúng ta đang chờ mong và trân trọng việc xức dầu. Nguyện cho dân của chúng
ta biết nghe chúng ta như những người môn đệ của Chúa. Nguyện cho dân cảm biết
rằng tên của họ đã được viết trên chiếc áo tư tế của chúng ta. Nguyện cho dân
cũng nghe biết rằng chúng ta không tìm căn tính nào khác; và qua những lời nói
và việc làm của chúng ta, nguyện cho dân chúng có thể nhận lãnh được dầu này,
là dầu của niềm vui, dầu mà Chúa Giê-su, Đấng được xức dầu, Ngài đã đến và mang
lại cho chúng ta. A-men.
Từ RadioVaticana, ngày 28-3-2013
Minh Triệu và Thái Hiệp chuyển ngữ và giới thiệu