Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi: Đức Thánh Cha Phanxicô
Phong Chức Linh Mục Cho 10 Thầy Phó Tế
vi.radiovaticana.va2013-04-21
16:13:49 –
Đồng
tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các Giám mục, và các bề trên liên
quan đến các tiến chức.
Nghi
thức truyền chức bắt đầu sau bài Phúc Âm. Thầy Phó Tế được ủy nhiệm lần lượt
điểm danh 10 tiến chức và ĐHY Giám quản xin ĐTC truyền chức linh mục cho các
thầy.
Sau
nghi thức giới thiệu, ĐTC đã diễn giảng ý nghĩa của việc phong chức linh mục và
nhiệm vụ của các linh mục trong việc xây dựng Giáo hội là Hiền Thê của Chúa
Kitô. Sau đây là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa
hiện diện.
Bài
giảng của Đức Thánh Cha
“Anh chị
em biết rõ rằng Đức Giêsu là tư tế Tối Cao Duy nhất của Tân ước, nhưng nơi Ngài
tất cả dân thánh của Thiên Chúa được trở thành dân tư tế. Dầu vậy, trong số các
môn đệ của mình, Đức Giêsu muốn chọn đặc biệt một số người, để ngang qua việc
thực thi một cách công khai chức vụ tư tế trong Giáo hội vì lợi ích của con
người, họ sẽ tiếp tục sứ mạng của Ngài như là thầy, tư tế và mục tử.
Thực
vậy, Đức Giêsu đã được Chúa Cha sai đi như thế nào, thì đến lượt mình, Ngài
cũng sai vào thế giới trước hết là các tông đồ, rồi đến các giám mục và các
cộng sự của họ, và cuối cùng là những cộng tác viên, các linh mục – những người
nối kết với các giám mục trong chức vụ tư tế – để phục vụ dân Chúa như vậy.
Sau
khi phản tỉnh và cầu nguyện đầy đủ, giờ đây chúng ta hiện diện nơi đây để phong
chức linh mục cho những người anh em của mình để nhờ việc phục vụ Đức Kitô, là
Thầy, Tư tế và Mục tử, họ sẽ lao tác và xây dựng Thân Thể Chúa Kitô là Giáo hội
nơi dân Thiên Chúa và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
Họ sẽ
trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Tư tế Tối cao và đời đời, nghĩa là họ
sẽ được thánh hiến để trở thành các tư tế đích thực của Tân Ước và qua tước
hiệu này, họ sẽ được nối kết với các giám mục của họ trong chức vụ tư tế. Họ sẽ
là những nhà truyền giảng Tin Mừng, mục tử Dân Thiên Chúa và chủ sự các nghi lễ
phụng vụ, đặc biệt là trong việc của hành sự hiến tế của Thiên Chúa.”
Kế đến
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tiến chức sứ mạng của mình, là Mục tử của Dân Thiên
Chúa. Ngài nói:
“Anh
em sẽ được phong chức linh mục, anh em hãy nhớ rằng ngang qua việc thực thi
thừa tác vụ về Giáo thuyết thánh, anh em được dự phần vào sức mạng của Đức
Kitô, là Thầy Duy nhất. Hãy phân phát cho mọi người Lời Chúa mà chính anh em đã
lãnh nhận trong niềm vui. Hãy nhớ đến cha mẹ, ông bà, các giáo lý viên, những
người đã trao cho anh em lời Chúa, đức tin.. món quà Đức tin. Chính các vị ấy
đã thông chuyển cho anh em món quà đức tin. Hãy đọc và năng suy niệm Lời Chúa,
hãy tin những gì mình đã đọc, dạy những gì mình tin, và sống những gì mình dạy.
Hãy nhớ rằng, Lời Chúa không phải là tài sản của anh em: là Lời của Thiên Chúa.
Và Giáo hội là người bảo vệ Lời Chúa.
Vì
thế, anh em hãy nuôi dưỡng Dân Chúa bằng giáo thuyết của mình, hãy nuôi dưỡng
và trao cho các tín hữu niềm vui bằng hương thơm đời sống của anh em, để với
lời và gương mẫu, anh em có thể xây ngôi nhà của Thiên Chúa, là Giáo hội. Anh
em hãy tiếp tục những hành động thánh hiến của Đức Kitô. Nhờ vào thừa tác vụ
của anh em, sự thánh hiến thiêng liêng của các tín hữu trở nên hoàn thiện. Vì
qua bàn tay anh em, nhân danh toàn thể Giáo hội, sự thánh hiến của các tín hữu
sẽ được kết hợp với sự thánh hiến của Đức Kitô, được dâng lên bàn thờ khi cử
hành các Mầu Nhiệm Thánh. Hãy nhớ điều anh em sẽ làm. Bắt chước điều anh em cử
hành, để nhờ vào việc dự phần vào mầu nhiệm cái chết và phục sinh của Thiên
Chúa, anh em mang lấy nơi chi thể mình cái chết của Đức Giêsu và bước đi với
Ngài trong đời sống mới.
Với Bí
tích rửa tội, anh em hãy giúp những người tân tòng gia nhập vào Dân Thiên Chúa.
Nhờ bí tích Hòa giải, anh em hãy tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo
hội: Hôm nay, tôi mời gọi anh em, nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội, xin anh em
đừng bao giờ mệt mỏi thương xót. Với dầu thánh, anh em hãy xoa dịu nổi đau của
những người bệnh và người già: đừng ngại bày tỏ sự thắm thiết-dịu dàng đối với
những người già. Ngang qua các cử hành phụng vụ thánh và việc tham dự các giờ
kinh nguyện khác nhau trong ngày, anh em hãy trở thành tiếng nói của Dân Thiên
Chúa và toàn thể con người.”
“Cuối
cùng, bằng việc dự phần vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, là Đầu và Mục Tử, trong sự
hiệp thông con thảo với giáo mục của mình, anh em hãy nỗ lực để giúp các tín
hữu hiệp nhất với nhau trong một gia đình duy nhất, để dẫn họ đến với Thiên
Chúa là Cha, nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Hãy luôn giữ trước mắt anh em
mẫu gương của vị Mục Tử Tốt Lành, Đấng đã tới không phải để được phục vụ, nhưng
để phục vụ, và Đấng đến để cứu những gì đã hư mất.”
Kinh
Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Thánh
lễ kết thúc lúc 11h45, vào đúng 12h trưa, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ
phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn
tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời nắng đẹp. Nhắn nhủ với
các tín hữu và khách hành hường, Đức Thánh Cha đã quãng diễn về ý nghĩa của lời
Chúa trong ngày lễ Chúa Nhật thứ Tư Phục sinh. Ngài nói:
Anh
chị em thân mến!
Hôm
nay là Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh. Ngày Chúa Nhật này được đặc trưng bởi bài
Phúc Âm nói về Vị Mục Tử Nhân Lành - trong chương X của Tin Mừng Gio-an - bài
Phúc Âm này được đọc hằng năm. Đoạn Tin Mừng của ngày hôm nay trình bày lại cho
chúng ta những lời của Chúa Giê-su:
"Chiên
của tôi thì nghe tiếng tôi;
tôi biết chúng và chúng theo
tôi.
Tôi ban cho chúng sự sống đời
đời;
không bao giờ chúng phải diệt
vong
và không ai cướp được chúng
khỏi tay tôi.
Cha tôi, Ðấng đã ban chúng cho
tôi,
thì lớn hơn tất cả,
và không ai cướp được chúng
khỏi tay Chúa Cha.
Tôi và Chúa Cha là một"
(Ga 10, 27-30)
Bốn
câu này hàm chứa tất cả sứ điệp của Chúa Giêsu: Ngài mời gọi chúng ta hãy thông
dự vào trong mối tương quan của Ngài với Chúa Cha, và đây chính là sự sống đời
đời.
Chúa
Giêsu muốn thiết lập với các bạn hữu của Ngài một mối tương quan, phản ánh mối
tương quan của chính Ngài đã có với Chúa Cha: một mối tương quan phụ thuộc lẫn
nhau trong niềm tín thác trọn vẹn và tình hiệp thông thắm thiết. Để diễn tả mối
tương quan sâu đậm này, trình thuật Tin Mừng về mối tương quan tình bằng hữu
của Chúa Giê-su đã dùng đến hình ảnh người mục tử với chiên của mình: người mục
tử gọi chúng và chúng nhận ra tiếng của anh, chiên nghe tiếng gọi của chủ và
theo chủ. Dụ ngôn này thật đẹp biết bao! Mầu nhiệm của tiếng gọi có tính gợi ý:
ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ, chúng ta học biết nhận ra tiếng của mẹ và
tiếng của cha; từ một cung điệu của lời được cất lên, chúng ta cảm nhận được sự
yêu thương hay khinh miệt, yêu mến hay lạnh nhạt. Tiếng của Chúa Giêsu là độc
nhất! Nếu chúng ta học để nhận ra được tiếng ấy, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta
trên nẻo đường sự sống, một con đường băng qua vực thẳm của sự chết!
Tiếp
đến Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ lắng nghe lời mời gọi của Đức Giêsu và
bước theo Ngài một cách gần gũi hơn. Ngài nói:
Chúa
Giê-su nói và ám chỉ đến các con chiên của mình: "Cha của tôi, Đấng đã
trao chúng cho tôi…" (Ga 10,29). Đây là điều rất quan trọng, là một mầu
nhiệm sâu xa, chẳng dễ hiểu chút nào: nếu như tôi cảm được sự hấp dẫn từ Chúa
Giêsu, nếu như tiếng của Ngài sưởi ấm trái tim tôi, thì đó chính là ơn sủng từ
Chúa Cha, Đấng đã đặt trong trí tim tôi khao khát tình yêu, chân lý, sự sống,
và cái đẹp… và Đức Giêsu là tất cả những điều ấy trong sự trọn đầy!
Điều
này giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm của ơn gọi, cách riêng là mầu nhiệm của
tiếng gọi bước theo một sự thánh hiến đặc biệt. Đôi khi Đức Giêsu gọi chúng ta,
mời chúng ta bước theo Ngài, nhưng có lẽ điều đó xảy ra mà chúng ta lại không
nhận ra đó chính là Ngài, đúng như nó đã từng xảy ra với trẻ Samuel. Hôm nay,
tại quảng trường này, có rất nhiều bạn trẻ. Cha muốn hỏi các con: có lúc nào đó
các con cảm được tiếng của Đức Chúa, qua một ước muốn, một niềm thổn thức, mời
gọi các con bước theo Ngài một cách gần gũi hơn không? Các con có muốn trở
thành người tông đồ của Chúa Giê-su không?
Người
trẻ cần đặt ước muốn ấy vào cuộc chơi cho những lý tưởng cao đẹp. Hãy hỏi Chúa
Giêsu điều Ngài muốn và hãy can đảm lên! Trước và sau mỗi ơn gọi làm linh mục
hoặc ơn gọi đời sống thánh hiến, vẫn luôn có những lời cầu nguyện mạnh mẽ và
quyết liệt của một người nào đó, chẳng hạn như lời cầu của ông bà nội ngoại,
của cha mẹ, của cộng đoàn… Quả thực Chúa Giê-su đã nói: "Vậy anh em hãy
xin chủ mùa gặt - chính là Chúa Cha - sai thợ ra gặt lúa về!" (Mt 9,38).
Ơn gọi được nảy sinh trong lời cầu nguyện và bởi lời cầu nguyện; và chỉ trong
lời cầu nguyện mà thôi, những ơn gọi ấy mới được gìn giữ và trổ sinh hoa trái.
Cha cũng muốn nhấn mạnh rằng hôm nay là "Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn
Gọi". Chúng ta hãy cầu nguyện cách đặc biệt cho các tân Linh Mục của Giáo
Phận Rô-ma, là những người đã có niềm vui của việc thụ phong sáng nay. Và chúng
ta hãy khẩn nài sự cầu bầu của Đức Maria, là Đức Mẹ của tiếng "Vâng".
Mẹ đã học để biết nhận ra tiếng của Chúa Giêsu kể từ lúc Mẹ cưu mang Ngài trong
bụng. Xin Đức Maria giúp chúng ta nhận ra tiếng của Giêsu tốt hơn và bước theo
Ngài, để tiến bước trên con đường của sự sống!
Sau
kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC đã ban phép lành cho mọi người hiện diện tại
quảng trường.
Sau đó
ĐTC đã bày tỏ sự gần gũi đối với những gì đang diễn ra ở
Kế
đến, ĐTC cũng mời gọi mọi nhớ đến các nạn nhân đang bị ảnh hưởng bởi động đất ở
Trung quốc. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và những người
phải gánh chịu đau khổ vì thiên tai này.
Nguyễn
Minh Triệu sj