Trăm ngày “tươi đẹp”
tại vị giáo hoàng kết thúc?
Alessandro Speciale (*) từ Vatican
Người dân kính mến
ngài, nhưng nội bộ
Trăm ngày sau cuộc bầu
chọn, Đức Giáo hoàng Phanxicô đang tận hưởng những thời khắc đẹp đẽ cùng với
các tín hữu Công giáo và cả những người không tôn giáo trên toàn thế giới.
Nhưng có dấu hiệu cho thấy sự bất bình bắt đầu xuất hiện trong nội bộ Giáo Hội.
Đức Thánh Cha mời một
thanh niên bệnh Down đứng cùng ngài trên xe giáo hoàng tại Quảng trường Thánh
Phêrô. - Ảnh: AFP Photo / Tiziana Fabi
Không thể phủ nhận Giáo
hoàng “từ bên kia thế giới” - như Đức Phanxicô tự mô tả mình vào đêm bầu chọn -
đã để lại dấn ấn quyết định trong cương vị Giáo hoàng vào tháng đầu tiên nhận
sứ vụ. Sự thay đổi chủ yếu diễn ra từ phong cách giản dị, phương thức tiếp cận
trực tiếp vai trò linh mục của Chúa Kitô trên trần gian đã để lại ấn tượng mạnh
mẽ đến hầu hết giáo dân và các phương tiện truyền thông.
Các động thái này có
thể được hiểu là hoa trái của đức khiêm nhường cá nhân ngài đang bắt đầu xuất
hiện như là một phần cách thức ngài giải quyết tính quan liêu của bộ máy hành
chính
Chẳng hạn như việc ở
lại Nhà khách
Trong thời vị tiền
nhiệm, các vị khách hầu như không có cơ hội gặp Đức Giáo hoàng. Họ chỉ có thể
gặp Đức Giáo hoàng khi đệ trình yêu cầu chính thức và được xếp lịch. Với Đức
Phanxicô, họ có thể gặp ngài hằng ngày vào buổi ăn tối tại phòng ăn tập thể.
Bằng cách này, Đức
Phanxicô lập tức giảm ngay quyền lực “triều đại” Giáo hoàng.
Nhưng ngay cả khi hàng
chục ngàn người đến Quảng trường Thánh Phêrô mỗi tuần để gặp Giáo hoàng thì một
số người bên trong và bên ngoài
Thực tế đã có những lời
than phiền thầm lặng, rằng Đức Giáo hoàng “nói quá nhiều”, và đôi khi nóng vội
phá vỡ truyền thống, chẳng hạn thông lệ nghỉ hè tại Dinh thự Giáo hoàng Castel
Gandolfo.
Các bài giảng ứng khẩu
vào lễ sáng tại Nhà khách Santa Marta đôi khi bị chỉ trích, vì theo các nhà phê
bình, phong cách ứng khẩu trực tiếp của Đức Giáo hoàng có nguy cơ làm cho các
tín hữu hiểu lầm một số điểm giáo lý Công giáo, chẳng hạn khi ngài nói bóng gió
rằng người vô thần cũng có thể được cứu độ.
Trong bài giảng của
mình, ngài cũng thường xuyên lặp đi lặp lại rằng 12 tông đồ không cần tài khoản
ngân hàng nào cả - là điều mà các nhà bình luận xem như là gợi ý ngài muốn một
sự cải tổ sâu rộng đối với Ngân hàng Vatican với nhiều bê bối.
Hệ thống quản lý mới
của ngân hàng được Đức Bênêđictô XVI thành lập trên nền tảng minh bạch và trách
nhiệm, đang bị giới truyền thông toàn cầu chú ý, khi tổng giám đốc thậm chí
tuyên bố rằng ngân hàng là không thể thiếu để đảm bảo sự tự do của Giáo Hội.
Đức Phanxicô ngay lập
tức chứng tỏ ngài không sợ gây xáo trộn bằng cách chỉ định một nhà ngoại giao
Vatican đáng tin cậy làm giám sát ngân hàng, một vị trí bị bỏ trống trong nhiều
năm.
Nội dung của những cuộc
họp riêng và những gì công bố ra bên ngoài không phải là nguyên bản của cuộc
đối thoại, nhưng những điều này đã được các phương tiện truyền thông thế giới
dẫn lời, cho thấy rằng Đức Giáo hoàng cuối cùng tự làm khó mình vì những phát
biểu không có sự chuẩn bị.
Đức Phanxicô có vẻ
không quan tâm mấy đến nguy cơ này.
Ngài thường xuyên lặp
lại rằng thà làm sai còn tốt hơn là không làm gì cả, và rằng Giáo Hội không nên
dựa quá nhiều vào các kế hoạch dựng sẵn một cách cẩn thận nhưng cần để không
gian Chúa Thánh Thần hành động.
Theo tài liệu, Đức
Phanxicô đã nói rõ rằng Ngài rất quan tâm đến việc cải tổ
Điều đáng chú ý? Từ
ngày 1 đến 3-10 tới nhóm các hồng y phụ trách cải tổ giáo triều do Đức Giáo
hoàng bổ nhiệm sẽ gặp nhau lần đầu tiên.
------------------
(*) Alessandro Speciale
là một nhà báo và nhà bình luận các vấn đề
Nguồn: UCANews