Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập
tại
vi.radiovaticana.va/2014-06-09 15:08:44 –
Cuộc gặp gỡ cầu nguyện
hòa bình này diễn ra theo lời mời của ĐTC Phanxicô
ngày 25-5 năm nay trong cuộc viếng thăm của ngài tại
Hai tổng thống Shimon
Peres và Mahmoud Abbas, cũng gọi là Abu Mazen, đã nhận lời mời và ĐTC cũng mời
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantiple bên Thổ Nhĩ Kỳ
và cũng là đứng đầu của các vị Thượng Phụ Chính Thống.
Đức Thượng Phụ
Bartolomaios có mặt tại Vatican từ chiều thứ bẩy 7-6, còn hai vị Tổng thống đã
đến Vatican chiều chúa nhật và được ĐTC tiếp và hội kiến riêng tại Nhà Trọ
thánh Marta nơi ngài cư ngụ. Lúc gần 7 giờ, Đức Thượng Phụ đến chào hai vị Tổng
thống và cả 4 vị cùng đi xe minibus ra sân cỏ hình tam giác trong vườn Vatican
cạnh Trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh và Bảo tàng viện Vatican. Sân cỏ có hai hàng cây cao ở hai bên.
Tại đây đã có 3 phái
đoàn của 2 vị Tổng thống và của ĐTC chờ sẵn, mỗi đoàn gồm từ 15 đến 20 vị.
Trong 20 vị thuộc đoàn của ĐTC, ngoài Đức Thượng Phụ Bartolomaios là khách mời,
còn có ĐHY Quốc vụ khanh Parolin, các vị HY chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý
và Hòa bình, đối thoại liên tôn, hiệp nhất các tín hữu Kitô, Tổng trưởng Bộ các
Giáo hội Công Giáo Đông Phương, cha Pizzaballah, Bề trên dòng Phanxicô tại
Thánh Địa và cũng là người phối hợp chính của buổi cầu nguyện này. Ngoài ra, còn có một ban nhạc gồm 5 người, một số là người Do thái,
chơi các nhạc khí giúp suy niệm giữa các bài đọc và các lời khẩn cầu hòa bình.
Chương trình cầu nguyện
diễn ra lần lượt theo thứ tự: Do thái giáo, Kitô giáo
và Hồi giáo, với phần âm nhạc, kinh nguyện, suy tư và khẩn cầu hòa bình. Cả ba
đều theo cùng một cơ cấu: trước tiên là ca ngợi Thiên Chúa Đấng sáng tạo và ban
cho con người công trình tạo dựng của ngài, tất cả chúng ta là con cái Thiên
Chúa, tiếp đến là lời khẩn cầu ơn tha thứ vì những tội chống lại Thiên Chúa và
tha nhân, đã không cư xử với nhau như anh chị em con của cùng một cha, và sau
cùng là khẩn cầu Thiên Chúa ban bình an cho Thánh Địa, cho Trung Đông và thế
giới.
PHÁT BIỂU
Trong phần cuối, hai vị
Tổng thống lần lượt lên tiếng và nói lên những lời nguyện cầu xin Thiên Chúa
ban hòa bình. Tổng thống Simon Peres gọi việc ĐTC Phanxicô mời gọi thực hiện
buổi khẩn cầu hòa bình này là một lời mời đặc biệt và ông nói với ĐTC: “Trong
cuộc viếng thăm lịch sử của ngài tại Thánh Địa, ngài đã làm cho chúng tôi cảm
động vì tâm hồn nồng nhiệt, các ý hướng chân thành, sự khiêm tốn và nhã nhặn. Ngài đã đánh động tâm hồn dân chúng, không phân biệt tín ngưỡng và
quốc tịch. Ngài như một người xây dựng những nhịp cầu
huynh đệ và hòa bình. Tất cả chúng tôi đều cần những
gợi hứng của ngài”. Và tổng thống nói thêm rằng: “Khi tôi còn là một
thiếu niên 9 tuổi, tôi đã nhớ đến chiến tranh! Không bao giờ
nữa, không bao giờ nữa!”
Tổng thống Abu Mazen,
trong lời phát biểu cũng cám ơn ĐTC vì lời mời và cuộc viếng thăm mới đây của
ngài tại Thánh Địa, đặc biệt là tại thành thánh Jerusalem và Bethlehem của chúng
tôi, và Tổng Thống dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện: “xin cho sự thật, hòa
bình và công lý được thể hiện tại quê hương Palestine của con, trong vùng và
trên toàn thế giới. Lạy Chúa con khẩn cầu, xin Chúa làm cho tương lai dân tộc
chúng con được thịnh vượng và đầy hứa hẹn, với tự do của một quốc gia có chủ
quyền và độc lập. Lạy Chúa, xin ban cho vùng chúng con và dân tộc trong vùng
này được an ninh, được cứu thoát và được ổn định. Xin
Chúa cứu thành thánh
PHÁT BIỂU VÀ KINH
NGUYỆN CỦA ĐTC
Về phần ĐTC, trong bài
phát biểu và kinh nguyện, ngài nói:
Kính thưa hai vị Tổng
Thống, Đức Thượng Phụ và anh chị em!
Tôi
rất vui mừng chào quí vị và tôi đáp lại quí vị cũng như các phái đoàn tháp tùng
quí vị sự tiếp đón nồng nhiệt mà quí vị đã dành cho tôi trong cuộc hành hương
mới đây tại Thánh Địa.
“Tôi thành tâm cám ơn
quí vị đã nhận lời mời đến đây để cùng nhau khẩn cầu Thiên Chúa hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ này là một con đường
tìm kiếm những gì nối kết, để vượt thắng những gì gây chia rẽ.
Và
tôi cám ơn Đức Thượng Phụ, Bartolomeo, người Anh đáng kính đã đến đây để cùng
với tôi đón tiếp các vị khách quí này. Sự tham dự của Đức
Thượng Phụ là một món quà lớn, một sự nâng đỡ quí giá và là chứng tá về con
đường mà chúng ta đang thực hiện với tư cách là Kitô hữu để tiến về sự hiệp
nhất trọn vẹn.
Thưa nhị vị Tổng Thống,
sự hiện diện của quí vị là một dấu chỉ lớn nói lên tình huynh đệ quí vị đang
thực thi trong tư cách là con cháu Abraham, và biểu lộ cụ thể lòng tín thác nơi
Thiên Chúa, là Chủ Tể của lịch sử, ngày hôm nay Cúa đang nhìn chúng ta như anh
em với nhau và ước muốn dẫn đưa chúng trên những con đường của Ngài.
Cuộc gặp gỡ này của
chúng ta, khẩn cầu hòa bình cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới được
tháp tùng bằng lời cầu nguyện của rất nhiều người, thuộc các nền văn hóa, tổ
quốc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau: những ngừơi đã cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ
này và giờ đây họ liên kết với chúng ta trong cùng một lời khẩn cầu. Đây là một cuộc gặp gỡ đáp ứng ước muốn nồng nhiệt của bao nhiêu
người đang khao khát hòa bình và mơ ước một thế giới trong đó mọi người nam nữ
có thể sống như anh chị em với nhau chứ không phải như đối thủ hoặc kẻ thù.
Thưa nhị vị Tổng Thống,
thế giới là một gia sản mà chúng ta đã nhận lãnh từ tiền nhân: đúng vậy, nhưng
đó cũng là một của mượn của con cháu chúng ta: những ngừơi con đã mỏi mệt và
kiệt lực vì những cuộc xung đột và mong ước đạt tới bình minh hòa bình; những
ngừơi con đang yêu cầu chúng ta phá đổ những bức tường thù hận và tiến bước
trên con đường đối thoại và hòa bình để tình thương và tình thân hữu chiến
thắng.
Nhiều
người, rất tiếc là quá nhiều người con ấy đã ngã gục như nạn nhân vô tội của
chiến tranh và bạo lực, họ như những cây đầy sức sống bị nhổ bỏ. Nghĩa
vụ của chúng ta là làm sao để sự hy sinh của họ không vô ích. Việc tưởng
niệm họ đổ tràn trong chúng ta lòng can đảm hòa bình, sức mạnh kiên trì trong
đối thoại với bất kỳ giá nào, sự kiên nhẫn kết dệt mỗi ngày những đường chỉ
ngày càng vững mạnh để dệt lên một cuộc sống chung hòa bình trong sự tôn trọng
nhau và an bình, để làm vinh danh Thiên CHúa và mưu ích cho mọi người.
Lịch
sử dạy chúng ta rằng sức riêng của chúng ta vẫn không đủ. Hơn
một lần chúng ta đến gần hòa bình, nhưng ma quỉ bằng nhiều phương thế, đã ngăn
cản được hòa bình. Vì thế, chúng ta ở đây, là vì chúng ta biết và tin
rằng chúng ta cần ơn phù trợ của Thiên Chúa, Chúng ta không từ khước trách
nhiệm của mình, nhưng chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa như một hành vi trách nhiệm
tối cao, đứng trước lương tâm chúng ta và trước dân tộc chúng ta. Chúng ta đã
nghe một lời kêu gọi, và chúng ta phải đáp lại: lời kêu gọi phá vỡ cái vòng lẩn
quẩn bạo lực và oán thù, phá vỡ nó bằng một lời duy nhất, đó là “người anh em”.
Nhưng để nói lời này, tất cả chúng ta phải hướng cái nhìn lên Trời, nhìn nhận
mình là con cái của người Cha duy nhất.
Trong Thánh Linh của
Chúa Giêsu Kitô, tôi dâng lên Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ
Maria, người con của Thánh Địa và là Mẹ chúng ta.
Và ĐTC dâng lời khẩn
nguyện:
“Lạy
Thiên Chúa hòa bình, xin lắng nghe lời khẩn nguyện của chúng con!
“Bao nhiêu lần và trong
bao nhiêu năm, chúng con đã cố gắng giải quyết các cuộc xung đột bằng sức riêng
của chúng con và kể cả bằng võ khí: bao nhiêu thời điểm đố kỵ và tăm tối: bao
nhiêu máu đã đổ ra; bao nhiêu sinh mạng bị đốn ngã; bao nhiêu hy vọng bị chôn
vùi.. Nhưng những nỗ lực của chúng con vô ích. Giờ
đây, lạy Chúa, xin giúp chúng con! Xin ban hòa bình cho chúng con, xin dạy
chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tiến về hòa bình. Xin mở mắt
và tâm trí chúng con và ban cho chúng con niềm can đảm nói rằng: “Không bao giờ
chiến tranh nữa!”; với chiến tranh tất cả bị hủy
hoại!” Xin đổ tràn trong chúng con lòng can đảm thực thi những cử chỉ cụ thể để
kiến tạo hòa bình, lạy Chúa, là Thiên Chúa của Abraham và của các Ngôn Sứ,
Thiên Chúa Tình Thương Đấng đã tạo dựng chúng con và kêu gọi chúng con sống với
nhau như anh em, xin ban cho chúng con khả năng từ nhân nhìn mọi anh chị em
chúng con gặp trên đường. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu
của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biết các võ khí của mình thành
những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hải thành tín nhiệm và những căng thẳng của
chúng con thành tha thứ. Xin giữ cho ngọn lửa hy vọng trong chúng con được luôn
cháy sáng để kiên nhẫn bền chí thực hiện những chọn lựa đối thoại và hòa giải
để hòa bình sau cùng được chiến thắng. Và từ tâm lòng mỗi người, ước gì những
lời này bị khai trừ: chia rẽ, oán thù, chiến tranh! Lạy Chúa, xin giải giáo
miệng lưỡi và đôi tay chúng con, xin đổi mới tâm trí chúng con để lời làm cho
chúng con gặp gỡ nhau luôn luôn là lời “anh em” và lối sống của chúng con trở
thành: shalom, hòa bình, salam! Amen”
Cuối buổi cử hành dài 1
tiếng rưỡi, ĐTC, 2 Tổng Thống và Đức Thượng Phụ đứng cạnh nhau và các phái đoàn
tiến qua để chào các vị.
4 vị cũng cùng nhau
trồng một cây Oliu để lưu niệm, trước khi tiến vào trụ sở Hàn lâm viện khoa học
Tòa Thánh cạnh đó, để gặp gỡ riêng.
G. Trần Đức Anh OP