Allô? Tôi là Phanxicô đây”:
một cuốn sách trình bầy đặc sủng truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô
vi.radiovaticana.va/2014-07-17 19:48:14 – “Allô? Tôi là Phanxicô đây”.
Đó là tựa đề cuốn sách trình bầy kiểu truyền thông cách mạng
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong gần một năm rưỡi giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo
Hội hoàn vũ. Cuốn sách duyệt qua các kiểu truyền thông Đức Thánh Cha
Phanxicô dùng: từ các cú điện thoại trực tiếp cho tới các sứ điệp ngắn phóng
lên mạng Tweeter, từ các bài giảng thánh lễ cử hành mỗi sáng trong nguyện đường
Nhà trọ thánh Marta cho tới các bài huấn dụ trong các buổi tiếp kiến ngày thứ
tư hàng tuần hay đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với tín hữu và du khách
hành hương, cũng như các diễn văn và bài giảng trong các chuyến công du và viếng
thăm mục vụ trong và ngoài nước Italia. Chính kiểu truyền thông của Đức Thánh
Cha lôi cuốn tín hữu tuốn về Roma, đạt con số kỷ lục vượt cả thời Đức Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Sự kiện Đức Thánh Cha
Phanxicô là một nhà truyền thông qua các lời nói, cử chỉ của ngài là điều ai
cũng nhận ra ngay trong những lần xuất hiện đầu tiên sau khi ngài được Hồng Y
Đoàn bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Sự đơn sơ, không trịnh trọng quan cách
ngay trong thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y cho chúng ta thấy điều đó. Sau Phúc Âm ngài đứng giảng như một cha sở, chứ không ngồi như các
Giáo Hoàng thường làm. Tiếp đến sau thánh lễ thay vì ngồi trên ngai,
ngài đứng bắt tay các Hồng Y và nhận sự vâng phục của
các vị. Đến lượt Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài
Gòn, khi nghe Đức Hồng Y tự giới thiệu ngài nói ngay “Giáo Hội Việt Nam tử đạo”,
rồi khiêm nhường cúi xuống hôn tay và nhẫn Đức Hồng Y, qua đó ngài hôn Giáo Hội
tử đạo Việt Nam. Ngài cũng làm như thế đối với Đức Hồng Y
Hồng Kông.
Từ
khi làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô ở lại trong nhà trọ thánh Marta chứ không ở
trong Dinh Tông Tòa. Sáng nào ngài cũng dâng thánh lễ có các
linh mục đồng tế và tín hữu tham dự, và giảng sau Phúc Âm. Các bài giảng
của ngài đơn sơ, ngắn gọn, nhưng rất cụ thể, dễ hiểu và không kém phần sâu sắc.
Ước muốn gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với dân chúng khiến cho Đức Thánh
Cha Phanxicô từ chối dùng xe díp bọc kính chắn đạn trong các chuyến công du và
trong các buổi tiếp kiến chung. Mỗi khi bắt đầu buổi tiếp kiến hay học Kinh
Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngài luôn nói: “Chào anh chị em” đơn
sơ như người thân hay bạn bè chào nhau. Buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần
chính thức bắt đầu lúc 10 giờ 30, nhưng Đức Phanxicô bao giờ cũng ra quảng
trường trước 45 phút để chào dân chúng, hôn các trẻ em, vuốt ve, xoa đầu các
em, bắt tay tín hữu. Đôi khi gặp các cụ già bổn đạo cũ
của ngài tại Buenos Aires réo gọi, ngài nhận ra họ và bảo tài xế dừng xe díp để
ngài xuống ôm hôn và nói chuyện với các cụ. Cũng thường xảy ra là các nhóm trẻ
réo gọi và ngài xuống bắt tay hỏi chuyện các em.
Khi lên tới khán đài
Đức Phanxicô bao giờ cũng bắt tay chào các Đức ông và linh mục thuộc Phủ Quốc
Vụ Khanh Tòa Thánh có nhiệm vụ giới thiệu các nhòm hành hương, tóm tắt bài huấn
dụ và dịch lời chào của ngài bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Huấn
dụ thường chỉ dài 10 phút và kể cả các lời tóm tắt và lời chào nữa, tổng cộng
là 30 phút. Nhưng sau khi ban phép lành cho mọi người Đức Thánh Cha còn
đứng chào các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, nhân viên ngoại giao đoàn và khách,
có khi cả trăm người. Tiếp đến ngài chào và nói chuyện với
tín hữu đứng hai bên khán đài, rồi tới phiên các cặp vợ chồng mới cưới.
Khi có đông người bệnh và tàn tật ngồi trên xe lăn,
Đức Thánh Cha dành giờ để chào, hôn, vuốt ve và nói chuyện với họ có khi cả giờ
đồng hồ. Trong những ngày hè nóng nực, các bệnh nhân và người
tàn tật được tụ tập trong đại thính đường Phaolô VI. Đức Thánh Cha đến
chào và ban phép lành cho họ trước khi ra quảng trường chào tín hữu và chủ sự
buổi tiếp kiến chung.
Mỗi một buổi tiếp kiến chung đều vui như lễ hội, các trẻ em và học sinh la hét và
không ngớt réo gọi tên Đức Thánh Cha. Hàng chục trẻ em, có em mới mấy tháng,
được các cận vệ bế lên cho Đức Thánh Cha hôn, chúc lành và vuốt ve, xoa đầu các
em, khiến cho các bà mẹ rất vui sướng. Thỉnh thoảng có em
nhát, sợ qúa khóc thét lên, nhưng cũng có em cứ ôm lấy cổ và nắm áo Đức Thánh
Cha và không muốn rời nữa. Một đôi khi có em dạn hơn vượt rào cản chạy
lên xe díp của Đức Thánh Cha ôm chân ngài và xin ngồi
trên ghế của ngài. Đức Thánh Cha mỉm cười cho phép và nói
chuyện với em. Trong các buổi tiếp kiến tín hữu thường
tặng “mũ calốt” trắng cho Đức Thánh Cha. Thời gian ban đầu ngài lấy mũ
mới đội ngay và cho họ cái mũ của ngài để làm kỷ niệm. Sau
này có lẽ có cái không vừa, nên ngài chỉ lấy mũ giáo dân muốn tặng đội lên đầu
rồi trả lại cho họ. Tín hữu cũng tặng khăn, tặng áo
thun Đức Thánh Cha. Và cũng có người đưa nước ngọt cho
ngài uống. Ngài đơn sơ cầm uống ngay. Chính
cung cách yêu thương, giản dị, đơn sơ, không kiểu cách này đã lôi kéo tín hữu
và du khách năm châu tuốn về Roma để gặp gỡ vị Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo Hoàn
Vũ. Nó chúng minh cho đặc sủng truyền thông của Đức Phanxicô.
Sau
đây chúng tôi xin gửi gới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Massimo Enrico
Milone, tác giả cuốn sách nói trên và là người phụ trách đài phát thánh Radio
Hỏi: Thưa ông Milone,
cuốn sách trên đây của ông có dạng thái như thế nào?
Đáp: Nó là một loại ghi
chép nhật ký dọc dài một năm các suy tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hiến
tặng cho các nhân viên truyền thông xã hội, và ngài đã muốn làm liên quan tới
lãnh vực truyền thông. Hầu như nó là một loại Thông điệp về
truyền thông xã hội. Ngay sau Mật nghị Hồng Y bầu Giáo
Hoàng, Đức Phanxicô đã xin kể lại sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp. Sự cách
mạng này của tinh thần, cuộc cách mạng của một Giáo Hội, cống hiến đề nghị cách
mạng của Tin Mừng, hai ngàn năm sau, trong chìa khóa tân tiến của sự đồng hành
với tín hữu và những người không tin. Từ chuyến công du đầu tiên sang Rio de
Janeiro cho tới bài phỏng vấn dành cho nguyệt san Văn Minh Kitô, cho tới cuộc
nói chuyuện với ông Scalfari, các cuộc điện thoại, các tư tưởng đưa lên mạng
Tweeter, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi qua đi lại và thăm lại tất cả các khoản
luật của việc truyền thông tấn tiến,
Hỏi: Từ các cuộc nói
chuyện bằng điện thoại cho tới các tư tưởng của ngài, từ các bài giảng cho tới
các chuyến công du quốc tế, kiểu truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô di
chuyển từ cá nhân sang tập thể, và đây là điều khiến cho người ta rất thích. Có thể nói tới Đức Thánh Cha Phanxicô như một trong những nhà
truyền thông lớn nhất thế kỷ XX không thưa ông?
Đáp: Chắc chắn là có
thể rồi. Đức Phanxicô là một trong những nhà truyền thông lớn
nhất. Không phải là tôi nói đâu, nhưng là chính các
nhà bình luận và các người chuyên đưa ra các ý kiến trên toàn thế giới đã nêu
bật như vậy. Chỉ cần nhớ rằng năm 2013 khi tờ Thời báo Times đã bình
chọn ngài là nhân vật số một của thế giới, hay khi hình Đức Phanxicô được đăng
tải trên trang bìa của nguyệt san nhạc rock Rolling Stones. Tất cả các giới
truyền thông quốc tế đều đã thừa nhận đặc sủng này của ngài: một vị Giáo Hoàng
cô đọng, luôn luôn nhắm vào trái tim con người và
đương nhiên nhắm vào trái tim của đề nghị kitô.
Hỏi: Khả năng truyền
thông này của Đức Giáo Hoàng phản ảnh trên tín hữu công giáo và không công giáo
như thế nào thưa ông?
Đáp: Trước hết đó đã là
một cú roi quất vào thế giới công giáo có lẽ đang ngủ gà ngủ gật hơn là ngủ
say. Và nó cũng là một cú đánh đối với những tín hữu không
công giáo và những người không tin, và chắc cũng là một khả thể của một cuộc
gặp gỡ nữa. Đức Thánh Cha Phanxicô đồng hành với chúng ta hằng ngày dọc
dài các con đường của một cuộc tìm kiếm. dối với các
người không công giáo đó là khả thể của một cánh cửa rộng mở. Sự dễ dàng gặp gỡ đã là một chìa khóa chiến thắng và cũng vì thế nó
là cách mạng.
Hỏi: Đâu là sứ điệp và
cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh
động ông nhất trên bình diện sự hữu hiệu của việc truyền thông?
Đáp: Đó là cuộc họp báo
trong đó Đức Thánh Cha trả lời tất cả mọi vấn đề mà không dấu điếm bất cứ gì
trên máy bay trở về Roma sau các ngày tuyệt diệu tại
(RG 6-7-2014)
Linh Tiến Khải