ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I Ký Tuyên Bố Chung

(muoianhsang.com) Thứ hai, 01 Tháng 12 2014 15:19

Chúng tôi, Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I, thể hiện lòng tạ ơn sâu sắc lên Thiên Chúa vì hồng ân của cuộc gặp gỡ mới này làm cho chúng tôi, trong sự hiện diện của các thành viên của Thượng Hội Đồng Toà Thánh, hàng giáo sỹ và các tín hữu của Toà Thượng Phụ Đại Kết, để cùng nhau cử hành ngày lễ kính Thánh An-rê, Vị Tông Đồ Đầu Tiên và là anh em của Tông Đồ Phêrô. Sự tưởng nhớ của chúng tôi về các Tông Đồ, những vị đã loan báo tin vui của Phúc Âm cho toàn thế giới qua sự rao giảng của các Ngài và chứng tá tử đạo của các Ngài, củng cố ở nơi chúng tôi động lực để tiếp tuc cùng bước đi với nhau để vượt qua, trong tìn yêu và trong sự thật, những trở ngại làm chia cách chúng tôi.

Vào dịp gặp gỡ của chúng tôi tại Giê-ru-sa-lem vào Tháng Năm vừa qua, trong đó chúng tôi cùng nhớ đến cái ôm lịch sử của các vị tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Đại Kết Athenagoras, chúng tôi đã ký một tuyên bố chung. Hôm nay vào dịp tuyệt vời của cuộc gặp gỡ huynh đệ xa hơn nữa này, chúng tôi mong muốn cùng nhau tái khẳng định lại những ý hướng và những bận tâm chung của chúng tôi.

Chúng tôi thể hiện lòng kính trọng và quyết tâm vững vàng của chúng tôi, trong sự tuân phục thánh ý cảu Chúa Giêsu Kitô, để gia tăng những nỗ lực của chúng tôi nhằm cổ võ cho một sự hiệp nhất toàn vẹn của tất cả các Kitô hữu, và trên hết tất cả là giữa anh chị em Công Giáo và Chính Thống Giáo. Cũng thế, chúng tôi có ý muốn hỗ trợ cuộc đối thoại về mặt thần học được Hội Đồng Chung Quốc Tế triển khai, đã được thiết lập chính xác là ba mươi lăm năm trước bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Dimitrios và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở đây ngay tại Phanar này, và Hội Đồng này đang giải quyết các vấn đề nan giải nhất đã đánh dấu lịch sử sự chia cách của chúng tôi và vấn đề đang đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ càng và chi tiết. Hướng tới cùng đích này, chúng tôi cùng đảm bảo sự cầu nguyện của chúng tôi trong tư cách là Các Mục Tử của Giáo Hội, mời gọi các tín hữu của chúng tôi cùng dự phần vào việc cầu nguyện cùng chúng tôi “để tất cả được nên một, thế gian sẽ tin” (Ga 27:21).

Chúng tôi cùng thể hiện mối bận tâm chung về tình hình hiện tại ở Irag, Syria và toàn bộ khu vực Trung Đông. Chúng tôi cùng hiệp nhất trong sự khao khát hoà bình và sự bình ổn và trong thiện chí muốn cổ võ sự quyết tâm giải quyết các mâu thuẫn thông qua đối thoại và hoà giải. Mặc dù đã thấy được những nỗ lực đã được thực hiện để mang lại sự trợ giúp cho khu vục, đồng thời, chúng tôi kêu gọi tất cả những ai chịu trách nhiệm về số mệnh của các dân tộc để đào sâu sự cam kết dấn thân của họ cho các cộng đồng đang chịu đau khổ, và để giúp họ, bao gồm cả các cộng đoàn Kitô hữu, được ở lại trên mảnh đất quê hương của họ. Chúng tôi không thể đầu hàng bản thân chúng tôi cho một Trung Đông không có anh chị em Kitô hữu, những người đã tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu ở đó hai ngàn năm qua. Nhiều anh chị em của chúng tôi đang chịu bách hại ở đó và đã bị buộc phải rời khỏi căn nhà của mình bằng bạo lực. Thậm chí đôi khi dường như giá trị về sự sống con người đang bị đánh mất, rằng con người nhân loại không còn là vấn đề nữa mà có khả năng bị hy sinh vì lợi ích của những người khác. Và, đáng buồn thay, tất cả điều này đều nhận được sự thờ ơ của nhiều người. Như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12:26). Đây là luật của đời sống Kitô Giáo, và theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng cũng sẽ có một sự đại kết về nỗi thống khổ. Cũng như máu của các vị tử đạo là hạt giống của sức mạnh và sự màu mở cho Giáo Hội, thì cũng vậy sự đồng cam cộng khổ cũng có thể trở thành một phương thế hữu hiệu cho sự hiệp nhất. Tình hình khủng khiếp của các Kitô hữu và tất cả những ai đang đau khổ tại Trung Đông mời gọi không chỉ sự cầu nguyện liên lỉ của chúng ta, mà còn cả một sự đáp trả phù hợp trong tư cách là một cộng đồng quốc tế.

Những thách đố khủng khiếp mà thế giới đang đối diện trong hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi sự liên đời của tất cả mọi người thiện chí, và cũng thế chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc cổ võ một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với anh em Hồi Giáo dựa trên sự tôn trọng và tình bằng hữu dành cho nhau. Được gợi hứng từ các giá trị chung và được cũng cổ bằng những tình cảm mang tính huynh đệ đúng đắn, anh em Hồi Giáo và Kitô Giáo được mời gọi hợp tác với nhau nhân danh công lý, hoà bình, và sự tôn trọng vì phẩm giá và quyền lợi của mọi người, đặc biệt ở những khu vực này nơi mà người ta đã sống hàng nhiều thế kỷ trong sự đồng hiện hữu hoà bình và giờ đây đang cùng chịu đau khổ cách thê thảm sự kinh hoàng của chiến tranh. Hơn thế nữa, trong tư cách là các nhà lãnh đạo Kitô Giáo, chúng tôi mời gọi tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy xây dựng một nền văn hoá của hoà bình và sự đoàn kết giữa con người với nhau và giữa các dân tộc với nhau. Chúng tôi cũng nhớ đến tất cả những người đang trải nghiệm những nỗi thống khổ của chiến tranh. Đặc biệt, chúng tôi cầu nguyện cho nền hoà bình tại Ukraine, một đất nước của truyền thống Kitô Giáo cổ xưa, trong khi đó chúng tôi kêu gọi các đảng phái có liên hệ tiếp tục theo đuổi con đường của đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế để cùng kết thúc mâu thuẫn và làm cho tất cả mọi người Ukraine sống trong sự hoà hợp.  

Mọi tư tưởng của chúng tôi hướng đến tất cả mọi tín hữu của các Giáo Hội của chúng tôi trên toàn thế giới, chúng tôi xin gửi đến họ lời chào, và tín thác họ cho Đức Kitô Đấng Cứu Độ của chúng ta, để họ vẫn tiếp tục không mỏi mệt là những chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện thiết tha lên Chúa để xin Ngài ban cho chúng ta ơn bình an trong tình yêu và sự hiệp nhất cho toàn bộ gia đình nhân loại.

“Chúa là nguồn mạch bình an, xin Người ban cho anh em được bình an mọi lúc và về mọi phương diện. Xin Chúa ở cùng tất cả anh em” (2 Tx 3:16).

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ News.va)


Trang Mục Lục