ĐGH Phanxicô Khích Lệ Các Giám Mục Bosina và Herzegovina Trong Sự Hoà Giải

(muoianhsang.com) Thứ ba, 17 Tháng 3 2015 16:55

Vatican, 17/03/2015 (MAS/SLM) – Trong bài diễn văn của Ngài trước các giám mục Bosnia và Herzegovina vào Thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các vị nuôi dưỡng sự hoà giải và sự hiện hữu song phương hoà bình trong đất nước của họ, là đất nước đang có những căng thẳng về tôn giáo.

“Xã hội mà anh em đang sống mang một chiều kích đa văn hoá và đa chủng tộc. Và anh em đã được uỷ thác nhiệm vụ là cha của tất cả mọi người, bên cạnh những giới hạn về vật chất và cuộc khủng hoảng mà trong đó anh em đang hoạt động”, Ngài nói vào ngày 16/03.

“Chớ gì tâm hồn anh em luôn luôn đủ lớn để chứa đựng tất cả, cũng như tâm hồn của Đức Kitô có thể đón nhận mọi con người nhân loại – bằng tình yêu thánh”.

Ngài bắt đầu hướng đến chuyến thăm của Ngài đến Sarajevo, thủ đô của đất nước, là nơi được lên lịch trình dành cho ngày 06/06, trong khi nói rằng Ngài sẽ “vui cùng người dân của anh em thật là vui mừng và tốt lành biết bao khi anh em sống trong sự hiệp nhất”.

Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tập trung vào vấn đề di dân; Ngài nói rằng “tôi đã cầu nguyện cho tất cả những ai bị giới hạn phải tìm kiếm sự tỵ nạn ở nơi đất khách quê người vì chiến tranh, thất nghiệp, và thiếu những tiềm năng”.

Các cuộc bạo loạn nổ ra ở Bosnia và Herzegovina vào Tháng 1/2014 vì nạn thất nghiệp – tỷ lệ vào khoảng 40 đến 50%, với tỷ lệ thất nghiệp ở nơi người trẻ lên tới 75%.

Hơn thế nữa, kéo theo sự độc lập từ việc ly khai ra khỏi Yugoslavia, đất nước đã được thêu dệt trong Cuộc Chiến Bosina từ năm 1992 đến 1995 mà trong đó nạn diệt chủng và xoá bỏ các sắc tộc diễn ra.

Kết quả là việc di dân “mở ra một sự khó khăn cho sự trở lại của nhiều người trong số những người đồng hương của anh em, sự hiếm hoi nguồn việc làm, sự bất ổn của các gia đình, sự tan rã mang tính xã hội của toàn bộ các cộng đồng, sự bấp bênh thực tế của nhiều giáo xứ, và những ký ức về mâu thuẫn còn nguyên vẹn, cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng, mà trong đó nhiều tâm hồn bị thương tích vẫn đau đớn”, Đức Giáo Hoàng suy tư.

“Do đó tôi khích lệ anh em đừng tiếc công sức trong sự trợ giúp những người yếu thế, giúp đỡ - bằng tất cả mọi cách có thể - những người có một lòng khao khát chính đáng và chân thực để ở lại trên mảnh đất quê hương nơi họ sinh ra, mang lại sự trợ giúp cho cơn đói thiêng liêng của những người tin vào những giá trị không thể mất mát, được khởi đi từ Tin Mừng, là điều trải qua nhiều thế kỷ đã nuôi dưỡng đời sống của các cộng đồng của anh em”.

Bosnia và Herzegovina đang bị chia rẽ một cách sâu sắc ngay giữa các nhóm sắc tộc lớn: Nhóm Bosina Hồi Giáo chiếm khoảng 48% dân số; Nhóm Chính Thống Serbia chiếm 37%; và nhóm Công Giáo Croatia chiếm 15%.

Trên vùng đất bị chia cắt này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ các giám mục rằng “mỗi cộng đồng Kitô Giáo biết rằng cộng đồng của mình được mời gọi để mở chính mình ra và để chiếu giãi ánh sáng của Tin Mừng; cộng đồng ấy không thể khép kín trong chính những truyền thống của mình... Cộng đồng ấy phải đi ra khỏi “sự khép kín” của mình, kiên vững trong niềm tin, được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện và được khích lệ bởi các vị mục tử, để sống và loan báo sự sống mới có một nơi trú ngụ của nó, sự sống của Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc muôn người”.

Ngài khích lệ “những sáng kiến có thể mở ra sự hiện diện của Giáo Hội vượt ra khỏi những chiều kích phụng vụ, mang lấy với sự hình dung rằng mọi hành động khác có thể ảnh hưởng đến xã hội, mang theo cùng với nó một tinh thần nguyên vẹn của Tin Mừng. Mỗi người cần phải, ngay cả khi không biết điều đó, gặp gỡ Đức Giêsu”.

Trở lại với suy tư về di dân, Đức Giáo Hoàng nói với các giám mục hãy biết “tìm kiếm để cổ võ một kiểu mục vụ xã hội vững vàng trong mối quan hệ với người tín hữu, đặc biệt là với người trẻ, để đảm bảo rằng lương tâm được hình thành, sẵn sàng ở lại trong những lãnh địa của riêng họ như là những tác nhân và những người hành động chính trong việc tái thiết và phát triển đất nước của anh em, mà từ đó họ không chỉ mong chờ được nhận”.

Trong việc mục vụ này, Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo huấn xã hội của Giáo Hội, nói rằng đó là “một cách để vượt qua tàn dư của chủ nghĩa vật chất cũ kĩ vẫn đang hiện hữu trong não trạng và lối hành xử của một số lãnh vực của xã hội nơi anh em sống”.

Nhấn mạnh đến sứ vụ mục vụ, đại kết và liên tôn của các vị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ các giám mục rằng họ là cha của mọi người, trong khi khiển trách các vị rằng “điều này không giải thoát họ khỏi sự cân thiết để làm chứng một cách công khai và cụ thể cho việc thuộc về Đức Kitô của anh em”.

Trong sự suy xét này Ngài mời gọi các giám mục hãy học từ các linh mục của mình, các tu sỹ, và giáo dân của mình để rồi khích lệ họ nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các linh mục thế tục và linh mục có niềm tin.

“Trong năm dành cho Đời Sống Thánh Hiến này, chúng ta phải thể hiện mọi đặc sủng và việc mục vụ dành cho vinh quang của Thiên Chúa và ơn cứu độ cho hết mọi người, quan tâm đến việc đoan chắc rằng những việc này được định hướng cách hiệu quả hướng đến pháp lệnh của Nước Thiên Chúa và không bị làm ra ô uế bởi những mục tiêu nửa vời; rằng những đặc sủng và việc mục vụ này được thi hành trong một chiều kích của sự hiệp thông nhân loại và huynh đệ, mang lấy gánh nặng của mỗi người bằng một tinh thần phục vụ”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bằng việc huấn dụ các đức giám mục về sự hiệp thông: “Tôi ý thức được rằng các biến cố lịch sử làm cho Bosina và Herzegovina khác nhau về nhiều lãnh vực. Tuy nhiên anh em vẫn ở là một thân thể duy nhất: anh em là các giám mục Công Giáo trong sự hiệp thông với Vị Kế Nhiệm Thánh Phêrô, ở vùng tiền tuyến. Chỉ một lời mà thôi đang gợi lên trong tâm hồn tôi: anh em đang ở trong sự hiệp thông. Mặc dù đôi khi không hoàn hảo, nhưng sự hiệp thông như thế cần phải được duy trì một cách nhiệt thành ở mọi cấp độ, đặt hết những đặc quyền cá nhân sang một bên”.

“Thật là cần thiết để hành động dựa trên sự thuộc về cùng một Tông Đồ Đoàn; những bận tâm khác là tầm quan trọng thứ yếu và cần phải được phân tích dưới ánh sáng của công giáo tính của niềm tin và sứ vụ của anh em”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ CNA)

 


Về Trang Mục Lục