Nepal: Chính phủ giải tán các tình nguyện viện nước ngoài. Hàng ngàn nạn nhận trận động đất vẫn không có thực phẩm

 

Kathmandu – Hôm nay, các nhóm tìm kiếm, giải cứu và phục hồi nước ngoài bắt đầu rời Nepal, một ngày sau khi chính quyền yêu cầu họ rời khỏi Nepal bởi vì họ không còn cần thiết. Bộ Nội vụ thực hiện các quyết định trong thỏa thuận với Ủy ban cứu trợ thiên tai Trung ương (CDRC).

Qua lời tuyên bố của quan chức chính phủ, chính quyền Nepal đã cám ơn các cộng đồng quốc tế về “sự hỗ trợ nhân đạo” và nói rằng, “chính quyền và những cơ quan đã có thể thực hiện việc tìm kiếm và hồi phục”, cũng như giám sát những hoạt động. Tuy nhiên, hàng ngàn người vẫn sống cảnh màn trời chiếu đất, ngay cả túp lều để trú ẩn cũng không có. 

Hàng trăm tình nguyện viên từ 34 quốc gia đã đến để giúp đỡ chính quyền địa phương trong những hoạt động sau trận động đất ngày 25 tháng 04 vừa qua. Ông Mahendra Bahadur Pandey, Bộ trưởng Ngoại Giao, đã giải thích rằng, ưu tiên của chính phủ  lúc này là “giao hàng cứu trợ cho những người đang cần tới chúng nhất. Chúng tôi đang thực hiện những điều tốt nhất đối với chúng tôi để đẩy nhanh tiến độ”.

Tuy nhiên, các đại diện của các cơ quan ngoại giao khác nhau đã than phiền về chính phủ Nepal, và đã chất vấn chính phủ, tại sao những chuyến máy bay nước ngoài mang theo hàng cứu trợ lại không được hạ cánh theo kế hoạch, nhưng trong thực tế - đã trì hoãn việc đưa hàng cứu trợ đến.

Vị Bộ Trưởng đã đính chính việc này khi nói: “Chúng tôi muốn các bạn hiểu cho rằng, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện hết mình, tính toán đến khả năng đáp ứng của sân bay và sự cần thiết để duy trì tính quy củ của những chuyến bay thương mại.

Một số đại diện của các Tổ chức Phi chính phủ và những tổ chức từ thiện đã nêu lên những câu hỏi về những hạn chế mà chính phủ đã áp đặt lên họ. Pandey đã làm sáng tỏ rằng, “chỉ có một yêu cầu là cùng phối hợp làm việc với các cơ quan của chính phủ. Chúng tôi cảm kích trước tất cả những nỗ lực chân thành của các tổ chức và các cá nhân đã tìm nguồn viện trợ. Tuy nhiên, bổn phận của chính phủ là điều chỉnh những phương tiện công và những đóng góp cho thảm họa, để chúng không bị sử dụng sai mục đích”.

Trong khi đó, hàng chục nhóm Công giáo, Ki-tô giáo và những tín hữu thuộc các Tôn giáo khác vẫn tiếp tục phân phát hàng cứu trợ đầu tiên và khẩn cấp đến cho hàng ngàn người vẫn đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Nhiều người trong họ  đang đau khổ vì đói.

Chirendra Satyal, giám đốc truyền thông của Caritas Nepal, đã giải thích như sau: “Chúng tôi đang làm hết sức mình để giúp  những nạn nhân của trận động đất trong cách thức trung thực và minh bạch nhất. Nếu chính phủ yêu cầu chúng tôi dừng, thì chúng tôi sẽ dừng. Nhưng tôi thấy nhiều người vẫn đang chờ đợi hàng cứu trợ, và vẫn đang vật lộn để sống còn dù không có thực phẩm và nước, dù đã 10 ngày sau trận động đất”.

Narendra Thapa, người Lakarpa (một quận của Gurkha), thừa nhận rằng: “Nếu không có sự hỗ trợ của những người Công giáo và những tổ chức từ thiện khác, chúng tôi không thể sống sót. Chúng tôi sống ngoài trời, chẳng có thực phẩm, nước uống đã ba ngày, và rồi một vài tổ chức mà chúng tôi tìm được đã mang thực phẩm, nước uống và lều bạt đến cho chúng tôi. Mặc dù vậy, hôm nay, hàng ngàn người vẫn chẳng có gì cả. Tôi cố sức tưởng tượng  xem điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng tôi chờ đợi hàng cứu trợ của chính phủ. Mãi 8 ngày sau trận động đất, chúng tôi mới thấy chính quyền, và họ mang đến cho chúng tôi một chút bánh quy. Trong khi đó, nhiều người trong chúng tôi vẫn đang chờ đợi để nhận cái lều”.

Ngày hôm qua, chính phủ tuyên bố đã mua 500 ngàn lều từ Ấn Độ và Trung Quốc và mong nó “đến sớm”.

 

(AsiaNews, 05.05.2015)

 

Duyên Vilinh

 



                                   
Về Trang Mục Lục