Philipine – Ngôi Làng Hài Hòa đã đưa ra một kiểu mẫu “sống trong đối thoại” tại miền Nam Philipine  từ 25 năm nay

 

Zamboanga – Ngôi Làng Hài Hòa đang đưa ra một kiễu mẫu về việc “sống trong đối thoại” từ 25 năm nay tại miền Nam Philipine. Nó được một nhóm Tín hữu Công Giáo và  Hồi Giáo thành lập vào năm 1990, vài năm trước đây, nhóm người ở miền Nam Philipine này đã khai sinh ra “Silsilah”, một hoạt động dành cho việc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Cha Sebastiano D'Ambra, thuộc Hội Truyền Giáo Tòa Thánh, là một trong những người đã đưa ra sáng kiến về hoạt động này, trong một lưu ý gửi đến cho Fides, đã nhắc nhớ rằng, đó là “một giấc mơ: để có một nơi chốn nhằm bố trí chỗ ở trong một ngôi nhà chung gồm các Kitô hữu và  những người Hồi Giáo, mà họ đang có một niềm khát khao trước việc sống trong sự đối thoại”. Dự án đã hình thành nhờ lòng tốt của Ông Emilio Enriquez, người đã hiến tặng mảnh đất nơi Ngôi Làng Hài Hòa này xuất hiện.

Cha D’Amba đã nhắc nhớ rằng, vào năm 1992, cha Salvatore Carzedda – một Linh mục truyền giáo  người Ý của Hội Truyền Giáo Giáo hoàng ( PIME) - đã bị sát hại, dự án này đã tạm dừng một thời gian, và vào năm 1996 việc xây dựng đã trở lại. “Hôm nay chúng ta kỷ niệm sinh nhật thứ 25 nơi này được xem như ngôi nhà chung cho sự hài hòa. Hàng ngàn người từ khắp các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đã hình thành nên nơi này, những khóa học mùa hè và những chuyên đề về việc hình thành đã được xúc tiến nhờ vào hoạt động này. Tất cả chúng ta có trách nhiệm làm cho vùng đất này trở thành một nơi đặc biệt cho việc đối thoại và hòa bình”.

Tinh thần của “Silsilah” được đặt nền trên bốn đường lối của việc đối thoại: với chính mình, với Thiên Chúa, với công trình sáng tạo và với hàng xóm của mình. “Nhiều người bắt đầu khát mong những ngôi làng giống thế này. Ngày nay vẫn có sự tồn tại của ‘diễn đàn Silsilah’ trong các thành phố như Antipolo, Manila, và trong nhiều nơi của Mindanao. Chúng ta hy vọng và cầu nguyện để bằng chứng của Ngôi Làng Hài Hòa này - nơi các Ki tô hữu và người Hồi Giáo chung sống hòa bình với nhau - có thể phát triển mạnh và sinh hoa trái với số lượng lớn mạnh hơn”.

 

(Agenzia Fides 08/05/2015)

 

Tâm An



                                   
Về Trang Mục Lục