CAMBODIA - một ngôi nhà tập thể để giúp những người Camphuchia trẻ tìm thấy Đức Tin, niềm hy vọng và tình bác ái


Phnom Penh – “Tình bác ái luôn luôn là nguồn của hy vọng. Khi con tim mở ra để hy vọng thì nó sẵn sàng đón nhận niềm tin”, Cha Mario Ghezzi, một người có thâm niên 15 năm với Viện Giáo Hoàng phụ trách việc Truyền Giáo cho người Nước ngoài (PIME) ở Campuchia,  cho biết thế.

Đối với cha, những nhân đức đối thần được tìm thấy cụ thể nơi ngôi nhà tập thể nhỏ bé trong đất nước đang đánh mất phương hướng.

Được gọi là “Ngôi nhà Hy Vọng”, cơ sở này tọa lạc ở Ampau Prey, tỉnh Kandal, cách Thủ đô Phnom Penh khoảng 20 km về phướng Đông nam. Tỉnh thành là Khmau.

Điều hành bởi một phụ nữ Công giáo Campuchia, ngôi nhà đã được đưa vào sử dụng gần 5 năm nay dành cho hàng chục em nam nữ khao khát đi học.

Khoảng 35 em nhỏ (trong hình) đến từ Khu Đầm lầy 94, một trong những ngôi làng nghèo nhất của đất nước, thiếu thốn những dịch vụ căn bản như nước, điện và đường xá.

Ngôi làng được hình thành thời chế độ độc tài Khơme Đỏ, khi những nhà lãnh đạo của phong trào cách mạng theo chủ nghĩa Mao đã quyết định di chuyển 150 gia đình tới vùng, gần vị trí đập nước.

Từ khi đó, các nhà chức trách đã bỏ mặc, hầu như quên lãng, để có phương tiện đến gần những nguồn tài nguyên hầu tái thiết tương lai, cộng đồng chỉ nhờ vào công việc của các nhà truyền giáo và tổ chức địa phương và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, như câu chuyện của Lay trong một bản tin trước đây.

 Ý tưởng đằng sau ngôi nhà tập thể là để đưa các trẻ em của làng này tới Ampau Prey, nơi các em có thể tiếp tục việc học hành”- Cha Mario cho biết.

Ngôi làng cũng có một nhà mẫu giáo và trường tiểu học, được Giáo Hội Tin Lành Hàn Quốc thành lập, nhưng không có trường cấp hai và trung học. Ngôi trường đầu tiên “chỉ đưa ra có một nửa chương trình giảng dạy của bộ, vì vậy giáo dục xem ra hơi khập khiễng”.

Người đầu tiên tin vào dự án khu Đầm Lầy 94 và đã nhắm đến những người trẻ, đó là Men Thary, 50 tuổi, một người phụ nữ Campuchia gốc Hoa, cô đã trở lại Công giáo, và được rửa tội năm 2007.

Người phụ nữ trên đã lập gia đình và có 4 người con, cô “đã gặp gỡ Đạo Công Giáo nhờ Các Nữ tu thuộc Dòng Mẹ Têrêsa” trước năm 1990.

Cô là một người hoạt bát, và nhiệt tình, ham tìm hiểu, có lý tưởng, tuy nhiên nghiêm khắc và khéo léo”, vị linh mục cho biết. Cô không trở lại Công giáo “vì lợi lộc hay bởi lỗi lầm,  nhưng sâu xa chính là việc bị thuyết phục” mà nó tăng triển theo thời gian, nhờ học hỏi và kinh nghiệm. “Cô được thúc đẩy chia sẻ niềm vui đức tin với những người khác qua những hành động cụ thể và những kinh nghiệm”.

Đối với cha Mario, ba điều vạch rõ cho ngôi nhà tập thể, đó là đức tin, hy vọng và bác ái. “Chúng tôi cố gắng vượt qua với tinh thần bác ái, để đi đến với người mới đến. Niềm tin đang tiến triển. Nhưng việc sống cùng nhau mang đến niềm hy vọng thay đổi cuộc sống”.

Ngay cả một số người trẻ cũng đang tiếp tục học lên trung học, rồi đại học. Tuy nhiên, những người khác thì lại vào học trong các trường dậy nghề để tìm công việc sau khi hoàn tất việc học.

Các em là những đứa trẻ đơn sơ, tốt lành, nhưng cần một nhu cầu hướng dẫn chắc chắn, một sự tham khảo kỹ lưỡng, bởi vì họ dễ liều mất phương hướng”, nhà truyền giáo cho biết thế. Trong bối cảnh này, Men Thary là một “người mẹ” rất nghiêm khắc, một mẫu người không giống như những người Campuchia, nhưng là người “cho phép những đứa trẻ có thể trở nên tốt nhất mà chúng có thể làm được”.

Nhờ những cuộc gặp gỡ, việc thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm, những người trẻ từ ngôi làng Phật giáo giờ đây “biết đến tính chân thực của Giáo hội, và những hoạt động mà nơi đó chúng tôi tìm kiếm liên hệ đến người trẻ”.

Các em được đắm chìm trong môi trường Công giáo, chẳng ai bắt buộc ai cả, nhưng các em tỏ lộ những triển vọng và đưa ra những những câu hỏi. Đây là khía cạnh quan trọng, bởi vì người ta không có khuynh hướng đặt những câu hỏi, nhưng học qua kinh nghiệm. Nếu ai đó chỉ cho họ những kinh nghiệm chung tập thể mà nó mang đến niềm vui, cuộc sống, cầu nguyện và làm việc chung với nhau, những câu hỏi này có thể xuất hiện”.

Sau nhiều năm làm việc trong nước, chúng tôi đã dứt khoát không bao giờ công bố Tin Mừng, nhưng đã đến lúc làm điều ấy”, nhà truyền giáo cho biết. “Những sáng kiến bác ái của chúng tôi – chẳng hạn như phân phát những món quà và tiền quyên góp được cho người nghèo qua các bạn trẻ của các giáo xứ, gồm cả những trẻ em trong ngôi nhà tập thể, có một “lý do” và đó là thời gian để công bố sứ mạng của chúng tôi”.

Điều này cũng thật sự cần thiết bởi vì trong những năm gần đây, một số người trẻ đã hỏi những câu hỏi về Tin Mừng và về Giáo hội, “cũng rất nhiều và có bốn người trong số họ đã được rửa tội năm ngoái”.

 

(Asianew 05/21/2015)

 

Duyên Vilinh

 




                                   
Về Trang Mục Lục