Đức Thánh Cha: „Lao động không được phép trở thành phương tiện của thái độ ghẻ lạnh!“

 

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã phê phán tình trạng hỗn độn trong thế giới lao động. Trước hết, nó đưa đến chỗ là, ngày hôm nay những người thuộc thế hệ trẻ đang phải chịu đựng một sự nan giải hóa ngày một gia tăng của công việc, cũng như phải gánh chịu những loại lao động bất hợp pháp và sự bóc lột tàn nhẫn – Đức Thánh Cha đã nói như thế trước các đại diện của Liên Đoàn Lao Động Italia „Associazioni Cristiane Lavoratori Italiani“ (ACLI) tại Vatican vào sáng thứ Bảy hôm nay.

Những cơ chế đàn áp nơi công việc đang xảy ra quá đỗi thường xuyên trong thế giới lao động hôm nay – Đức Thánh Cha than phiền: „Sự đàn áp người này bởi người khác, bởi những tổ chức của người chủ nô lệ kiểu mới, họ đang áp bức những người nghèo nhất – trước hết là nhiều phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu một thứ kinh tế mà chúng cưỡng bức người ta phải làm những công việc phi nhân phẩm, cũng như chối bỏ thế giới thụ tạo trong vẻ đẹp và sự hòa điệu. Chúng ta phải lo sao cho lao động không trở thành phương tiện của thái độ ghẻ lạnh, nhưng trở thành phương tiện của niềm hy vọng và sự sống.“

Những vấn đề như thế không phỉ là những vấn đề mới mẻ trên toàn thế giới, tuy nhiên tính nghiêm trọng và tốc độ của chúng đã tăng lên với những bất bình đẳng được phô trương – Đức Thánh Cha nhận xét: „Chúng ta không được cho phép điều đó xảy ra! Chúng ta phải giới thiệu những khả năng có tính đứng đắn khác, mà những khả năng ấy khả thi trong thực tế.“ Trong một hệ thống kinh tế toàn cầu, mà hệ thống đó, thay vì đặt những người nam và người nữ, tức „những chủ nhân của tiền bạc“ vào trong trung tâm điểm, thì những người trẻ lại bị dẹp sạch như rác rưởi, kể cả trẻ em và những cụ già cũng đang phải đứng trước danh sách bị bắn hạ trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Với cái nhìn về những thế hệ tương lai, Đức Thánh Cha đã yêu cầu phải thúc đẩy những lao động trẻ và không được phép để cho khả năng của họ bị lụi tàn: „Chúng ta không thể cắt bớt đôi cánh của những con người ấy, mà trước hết là của những người trẻ mà họ đã cho đi nhiều thứ với trí tuệ và khả năng của họ. Họ phải được giải phóng khỏi sức nặng mà nó đang đè nén họ cũng như đang ngăn cản họ, với tất cả những quyền lợi và với thời gian sớm nhất trong thế giới việc làm.

Ở điểm này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi Liên Đoàn Lao Động Italia hãy thúc đẩy những công việc dành cho giới trẻ, và đồng hành với họ trong công việc, không chỉ ở Italia thôi nhưng còn cả ở ngoại quốc nữa: „Trong thời đại hôm nay, nhiều người trẻ đã lên đường để kiếm tìm công việc mà nó thích hợp với học vấn của họ, hay để tích lũy những kinh nghiệm mới về nghề nghiệp. Cha khích lệ anh chị em hãy đón nhận họ, hãy hỗ trợ họ trên con đường của họ và hãy giới thiệu cho họ sự trợ giúp của anh chị em trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.“ Sau cùng, mới chỉ cách nay không lâu, nhiều người Ý đã phải đi ra nước ngoài để tìm kiếm công việc – Đức Thánh Cha nhắc nhớ - chính cha mẹ và ông bà của Đức Thánh Cha cũng đã di cư tới Nam Mỹ.

Con số những người sống dưới mức nghèo khổ tuyệt đối cũng đang tăng lên trong những năm vừa qua tại Ý – Đức Thánh Cha cảnh báo. Nhưng ngay cả tầng lớp trung lưu cũng đang có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng. Việc rơi vào trong tình trạng nghèo đói là việc dễ như trở bàn tay: „Việc đánh mất chỗ làm, đánh mất một cộng sự cũ mà người này không thể tự lo liệu được nữa, một bệnh tật trong gia đình, thậm chí – còn là một nghịch lý khủng khiếp – sự hạ sinh của một đứa con, đó là những thách đố có ý nghĩa văn hóa trong việc nhận thức được „phúc lợi xã hội“ như là cấu trúc của sự phát triển và không phải là một tổn phí.“

Ở đây, Liên đoàn Lao Động Italia ACLI có thể trở nên một động cơ của một „tân hiệp hội chống lại sự nghèo đói“, và góp phần thực hiện những đề nghị cho sự đảm bảo công việc xứng nhân phẩm – Đức Thánh Cha đề nghị. Sự hỗ trợ cho những người mà họ đã trượt ra bên lề xã hội, tương ứng với một cảm hứng Ky-tô giáo – Đức Thánh Cha nhắc nhở.

 

(rv 23.05.2015 pr)

 

Minh An

 




                                   
Về Trang Mục Lục