Của cải không được chia sẻ sẽ cướp đi niềm hy vọng và nuôi dưỡng sự
tham nhũng – (Bài giảng của
ĐTC Phan-xi-cô ngày 24.05.2015)
Của cải nên mang đến lợi ích cho toàn xã hội và không nên phục vụ
sự giầu có của một số cá nhân. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhấn mạnh như thế
trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Sáu hôm nay tại nguyện đường Thánh Mác-ta. Của
cải không được chia sẻ sẽ cướp đi niềm hy vọng, sẽ trở nên „buồn rầu“ và là nền
tảng của „bất cứ loại tham nhũng nào“ – Đức Thánh Cha đã nói như thế dựa vào dụ
ngôn của Chúa Giê-su về lỗ kim. „Một con
lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có đạt tới Nước Trời“ – đó là
lời mà Chúa Giê-su đã dậy các môn đệ của Ngài. Trước đó, Chúa Giê-su đã gặp một
thanh niên giầu có, và sự hăng hái của người trẻ này đối với những việc của
Chúa Giê-su đã giảm xuống một cách đột ngột, khi Ngài đòi hỏi anh ta phải bán tất
cả tài sản của mình và đem trao chúng cho những người nghèo.
„Tự bám bứu“ vào của cải
vật chất là „sự khởi đầu của bất cứ sự tham
nhũng nào, ở khắp mọi nơi“ – Đức Thánh Cha giải thích: „Tham nhũng trong nơi riêng tư, tham nhũng
trong kinh doanh, ngay cả một sự tham nhũng nhỏ trong nghề nghiệp theo khẩu hiệu
´lấy đi 50 gram từ cánh hữu` -, tham nhũng trong lãnh vực chính trị, tham nhũng
trong giáo dục … Và tại sao? Vì những kẻ bám bứu vào quyền lực riêng của mình ,
cũng như bám vào tài sản riêng, và tự nghĩ rằng, mình đang ở trong Thiên Đàng.“
Sự giầu sang nói dối chúng ta rằng, đó là một thiên đàng, một
thiên đàng tại thế - Đức Thánh Cha cho biết – đó là „mầu nhiệm“ của nó. Nhưng
Thiên đàng này „không có đường chân trời“ – Đức Thánh Cha tiếp tục, và như là một
tấm gương, Ngài đã nêu ra trường hợp của những khu phố giầu có tại Buenos Aires
trong những năm 70 của thế kỷ vừa qua, nhưng đã bị đóng cửa vì nỗi sợ hãi trước
sự trộm cắp đến từ thế giới bên ngoài. Cũng giống như những cư dân của khu phố
trên – những người giầu có mà dính bám vào tài sản của mình, thì cũng tự nhốt
mình trong những tài sản ấy. Từ lý do đó, Đức Thánh Cha giải thích:
„Sống mà không có viễn tượng
là một cuộc sống vô sinh. Sống mà không có niềm hy vọng là một cuộc sống buồn
thảm. Việc bám bứu vào những tài sản vật chất làm cho con người trở nên sầu thảm
và vô sinh. Cha nói: đừng bám bứu, nhưng hãy quản lý tài sản cho tốt, vì những
tài sản vật chất là để dành cho lợi ích xã hội, dành cho tất cả mọi người. Và
khi Thiên Chúa ban cho một người những tài sản ấy, thì người này phải sử dụng
tài sản của mình cho lợi ích của tất cả mọi người chứ không phải cho chính
mình, để người này không tự nhốt mình lại trong con tim của mình – và để người
này không trở nên hủ hóa và sầu thảm.“
Sự giầu sang mà không có sự rộng lượng thì sẽ làm cho chúng ta
nghĩ rằng, chúng ta có đầy quyền năng – Đức Thánh Cha bổ sung – quyền năng như Thiên
Chúa. Nhưng trong Tin Mừng, Chúa Giê-su đã trao cho chúng ta những chỉ dẫn để
thấy được sự giầu sang có thể được sống một cách hợp lý như thế nào – Đức Thánh
Cha nói với sự tham chiếu về mối phúc đầu tiên của Chúa Giê-su: „Phúc thay ai
có tình thần nghèo khó“:
„Điều này có nghĩa là tự gỡ
mình ra khỏi sự dính bén ấy, và sử dụng những tài sản vật chất mà Thiên Chúa
ban, vào việc đem lại ích lợi cho cộng đồng. Đó là con đường duy nhất: mở rộng
đôi tay, mở rộng con tim, mở rộng đường chân trời. Nhưng nếu bạn nắm chặt đôi
bàn tay, thì có nghĩa là bạn đã khóa chặt con tim, giống như người đàn ông mang
một bộ quần áo được tạo ra cho những bữa tiệc và rất lộng lẫy, nhưng bạn không
có bất kỳ viễn tượng nào, bạn không nhìn thấy người khác, không nhìn thấy những
nhu cầu của họ, và sẽ kết thúc giống như người đàn ông này: đi xa khỏi Thiên
Chúa.“
(theo
de.rv 25.05.2015 pr)
Đam Trần