Không thể vừa Thiên Đàng vừa thế gian cùng một lúc“ – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 26.05.2015)

Một Ki-tô hữu phải tự quyết định: Họ không thể vừa có Thiên Đàng vừa có thế gian trong cùng một lúc. Với những lời đó, vào sáng sớm thứ Ba hôm nay, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã cảnh báo trước những khuynh hướng thế tục hóa trong đời sống Đức Tin. Trông những Giáo dân, các Linh Mục hay các Giám mục mà họ vừa muốn đi theo Chúa Giê-su nhưng đồng thời cũng muốn đi theo tinh thần thế gian thì thật là „xấu xa“ – Đức Thánh Cha đã nhận xét như thế trong Thánh Lễ tại nguyện đường Thánh Mác-ta vào sáng sớm hôm nay: „Đó là một sự phản chứng, và nó làm cho con người xa cách Chúa Giê-su.“

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã khởi đi từ câu hỏi mà Thánh Phê-rô đã hỏi Chúa Giê-su rằng, các Tông Đồ sẽ nhận được gì khi họ đi theo Chúa. Trong câu trả lời của mình, Chúa Giê-su đã không tiếp thị với sự giầu sang thế gian, nhưng Ngài đã hướng đến sự giầu có trên Thiên Đàng mà nó chỉ có thể đạt được „với Thập Giá“.

Nếu một Ki-tô hữu mà bám bứu vào của cải vật chất, thì người ấy đã tự biến mình thành một bức hình nộm tồi tàn: Người ấy là một Ki-tô hữu muốn cả hai – Thiên Đàng và thế gian. Và viên đá thử chính là điều mà Chúa Giê-su đã nói: Thập Giá và những cuộc bách hại. Điều đó có nghĩa là từ bỏ chính mình và vác Thập Giá mỗi ngày. Các môn đệ đã có cơn cám dỗ này: Đi theo Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng muốn hỏi cho biết, sẽ có được cái lợi gì vào lúc cuối của cuộc đi theo này.“

Đối với chúng ta, chỉ có một câu trả lời duy nhất cho Tình Yêu của Chúa Giê-su và ơn cứu độ của Ngài mà thôi, đó là: Đi theo Ngài, và từ bỏ chính mình cũng như tử bỏ những mối bận tâm riêng. Muốn đi với Chúa Giê-su và đồng thời cũng muốn đi với thế gian, đó chính là dấu hiệu đặc trưng của một „Ki-tô giáo nửa vời, một thứ Ki-tô giáo mong muốn lợi nhuận vật chất“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Đó chính là „tinh thần thế tục“, một Ki-tô hữu như thế „sẽ khập khiễng với hai chân“, và không biết mình đang muốn điều chi.

Đi theo Chúa Giê-su không phải là một hoạt động kinh doanh tốt theo cái nhìn của con người: nó có nghĩa là phục vụ. Chúa Giê-su đã thực hiện điều đó, và nếu Chúa ban cho bạn khả năng để trở thành người thứ nhất thì bạn phải đối xử như là người cùng rốt, bạn phải phục vụ. Và nếu Chúa ban cho bạn khả năng sở hữu của cải vật chất, thì bạn phải có thái độ phục vụ, vì lợi ích của những người khác. Đây là ba cấp độ mà chúng gạt chúng ta ra khỏi Chúa Giê-su: giầu sang, kênh kiệu, và tự cao tự đại. Vì thế, của cải vật chất rất nguy hiểm: Chúng trực tiếp đưa chúng ta đến với thái độ kênh kiệu, và rồi bạn sẽ cho mình là người quan trọng. Và khi bạn thấy mình quan trọng, thì những điều ấy sẽ leo lên đến tận đầu bạn, và bạn sẽ đánh mất chính mình.“

Tuy nhiên, con đường được chỉ ra bởi Chúa Giê-su lại là một con đường khác: „Người thứ nhất trong anh em phải biến mình thành người phục vụ tất cả mọi người“. Để giới thiệu cho các môn đệ sứ điệp ấy, Chúa Giê- đã cần tới „rất nhiều, rất nhiều thời gian“, „vì các ông không hiểu điều đó“.

Ngay cả chúng ta cũng nên cầu xin với Chúa để Ngài dậy chúng ta bài học ấy – Đức Thánh Cha khép lại bài giảng của Ngài: „Chúa có thể dậy cho chúng con con đường ấy, khoa học phục vụ và khiêm nhượng ấy được không? Chúa có thể dậy cho chúng con kỹ năng để trở thành người cùng rốt, hầu phục vụ anh chị em và Giáo hội không?“ „Lương bổng“ mà Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta khi chúng ta đã thực thi những điều trên, chính là việc được đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa.

(theo de.rv 26.05.2015 pr) 

Đam Trần 




                                   
Về Trang Mục Lục