Chuyên gia Môi
trường Phật giáo: “Thông điệp Laudato Si” đem đến niềm hy vọng cho ngôi nhà
chung của chúng ta
Colombo – “Thông điệp “Laudato Si” của Đức Thánh Cha Phanxico
vượt lên trên sự mong đợi của tôi. Thông điệp hỗ trợ xã hội và công lý về môi
trường, điều mà những nhóm xã hội dân sự đã đấu tranh hơn nửa thế kỷ nay. Thông
điệp là văn kiện mạnh mẽ: nó là niềm hy vọng mới cho ngôi nhà chung
của chúng ta” - Hemantha Withanage (trong hình), giám đốc điều hành của
Trung tâm vì Công Lý Môi Trường/Bạn Bè của Trái Đất ở Sri Lanka, đã
cho AsiaNews biết như thế.
“Bức thông điệp là nguồn cảm hứng thật sự cho việc bảo vệ thế
giới” –nhà Lãnh đạo của người Phật giáo và là nhà hoạt động xã hội cho biết
tiếp.
Sự lan truyền của nó rất bao la, bao phủ những đề tài khác nhau,
không chỉ về năng lượng và khí hậu, nhưng còn là việc bảo tồn hệ sinh thái,
trách nhiệm của những nước giàu đối với các nước nghèo, sự lãng phí, sự tiêu
thụ, và sự đánh giá về ảnh hưởng môi trường của việc lựa chọn kinh tế. “Ngay
cả Đức Thánh Cha cũng đề xuất giảm sự phát triển các nền kinh tế đã phát triển
để trả món nợ sinh thái cho các nước nghèo”.
Theo nhà môi trường học, những nghiên cứu khoa học mà Đức Thánh
Cha Phanxico đề cập đến đã cho thấy rằng, sự nóng lên của khí hậu toàn cầu
trong những năm gần đây được liên hệ tới hiệu ứng nhà kính, gây ra bởi sự ô
nhiễm do những hoạt động của con người tạo ra.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, sự hư hỏng đang tiến triển của “chị
trái đất của chúng ta” được gây ra bởi một mô hình phát triển dựa trên việc
sử dụng quá nhiều chất đốt hóa thạch. Tuy nhiên, nó là một sự bắt buộc về khía
cạnh đạo đức trong việc hành động hầu quan tâm tới việc biến đổi khí hậu với sự
khẩn cấp và can đảm.
Tong tiếng Sinhalese, ngôn ngữ chính của Sri Lanka, từ “phát
triển” được chuyển dịch như ‘san + vardayana’. Điều này có nghĩa là không có
tai nạn. Theo truyền thống Phật Giáo “san” có thể có nghĩa là lobha (tính
tham lam), moha (hatred) và dvesha (sự ngu dốt, không biết gì), ba loại độc tố
này làm hại con người bên trong và bên ngoài.
Với thông điệp của mình, Đức Thánh Cha đã đứng về phía người
nghèo và người dễ bị tổn thương, như Đức Giám mục Kikuchi đã lưu ý, bởi lẽ
những người này là những người đau khổ nhất, hậu quả của sự bóc lột và coi
thường đối với môi trường chính là những điều đã đưa đến cuộc khủng hoảng hiện
tại.
Thật ra, trong văn kiện, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại mối
nguy hiểm trước việc tin tưởng một cách mù quáng vào những giải pháp kỹ thuật,
hoặc nền nông nghiệp công nghiệp mà nó tùy thuộc vào thuốc trừ sâu và những bộ
phận bị thay đổi cấu trúc di truyền. “Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và thực phẩm bị nhiễm độc là những vấn đề hóc búa nhất ngày nay” - ông
Withanage cho biết.
Trong bản văn của Ngài, “Đức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta
hãy từ bỏ thuốc trừ sâu và những phương tiện kỹ thuật để nuôi sống thế giới,
điều này còn quan trọng hơn là không đáp ứng những lợi tức tài chính”.
Thông Điệp “Laudato Si” tập trung vào việc bảo vệ nền công lý
của khí hậu bởi, vì sự bất bình đẳng xã hội to lớn trong các quốc gia chậm phát
triển. Những quốc gia này đang thiếu thốn những phương tiện kinh tế
và nguồn tài chánh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu cũng như xử lý những
thảm họa thiên nhiên.
Việc thay đổi khí hậu đang tăng lên theo cấp số nhân về phương
diện môi trường đang làm cho con người phải thay đổi chỗ ở. Theo một số đánh
giá, ít nhất 250 triệu người sẽ trở thành “người tị nạn khí hậu” vào
cuối thế kỷ này.
Các nước giầu phải tiếp tục chịu trách nhiệm về tình trạng đang
diễn ra. Việc theo đuổi lợi nhuận một cách không kiềm chế đã không lưu tâm đến
những tác động tiêu cực lâu dài trên môi trường.
Các chính phủ đang lờ đi tiếng nói của các cộng đồng địa phương,
và của những nước nghèo mày họ luôn phải hứng chịu đau khổ từ những vấn đề về
môi trường.
Vì thế, thông điệp của Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn
cấp trong việc phát triển những chính sách mạnh mẽ cho nhiều năm, cũng như phải
đi đến việc làm thế nào để giảm khí CO2 và những chất phóng xạ gây ô nhiễm cao
khác, và thay thế chúng với năng lượng được tái tạo.
Dụng ý đối lại với việc phát triển kinh tế tốc độ cao, điều mà
Đức Thánh Cha nói, cũng được tìm thấy tại Sri Lanka; ví dụ như khu cảng mới của
Colombo và những thảm họa môi trường mà nó đã gây nên.
“Trong đất nước chúng tôi”, ông nói, “ việc chấp
thuận tiến hành dự án là đề tài đối với áp lực tham nhũng và chính trị. Chúng
ta cần đi theo những gì Đức Thánh Cha đề cập, cụ thể là đảm bảo rằng những đánh
giá về tác động của môi trường không đến sau nền kinh tế và những kế hoạch
chính trị sẵn sàng thực hiện”.
Những đánh giá này “phải là phần của dự án ngay từ lúc bắt
đầu và phải được thực hiện trong đường lối liên quan đến học thuật, minh bạch
và tự do từ bất kỳ áp lực kinh tế hay chính trị nào. Sự khiêm tốn và sự thật là
những điều kiện cần thiết cho bất cứ cuộc thảo luận nào về khoa học và chính
trị” – ông Withanage kết luận
(theo AsiaNews
Thérèse Nguyễn