THAILAND: Đối với Đức Giám Mục Chiang Mai, người trẻ
là chìa khóa cho việc rao giảng Tin Mừng
Roma
– “Chúng tôi phải sống gần gũi con người
hơn” để trở nên những nhà truyền giáo thật sự, Đức cha Phanxico Xavie Vira Arpondratana (trong hình), Giám
Mục của Chiang Mai, thuộc miền Bắc Thái Lan, một trong những Giáo phận đầy triển
vọng của đất nước về những thời kỳ trở lại, đặc biệt trong số các người bộ lạc,
đã cho biết như thế.
Năm
1987, Giáo phận là nhà cho 17.533 Tín hữu Công giáo; hiện tại co số này đã vượt
quá 51.000 trong tổng số hơn 5 triệu người. Người Hồi Giáo và Phật Giáo giờ đây
cũng đang gởi những nhà truyền giáo đến phía Bắc để cải đạo, nhưng dân địa
phương có khuynh hướng thích Giáo Hội Công Giáo hơn.
Thụ
phong Linh mục vào ngày mồng 07 tháng 01 năm 1981, Đức cha Vira đã là Tổng thư
ký của Ủy Ban Giám Mục về Giáo Lý trong suốt 21 năm. Năm 2009, ngài được tấn
phong Giám Mục. Trong một cuộc viếng thăm gần đây tại Roma, Đức Giám mục Vira
đã gặp gỡ hang tin AsiaNews, và ngài đã mô tả cuộc sống của Giáo phận và họat động
truyền giáo nảy sinh thế nào.
Điều
gì đang là tình huống của Giáo phận Chiang Mai?
Thái
Lan được chia thành 10 Giáo phận. Chiang Mai là một trong những Giáo Phận lớn
nhất, gồm tám tỉnh thành. Có hơn 50.000 Tín hữu Công Giáo trong Giáo phận, cộng
với hơn 30.000 Tân tòng, chiếm khoảng 1/6 dân số. Hầu hết các Tín hữu Công giáo
địa phương là người bộ tộc (90%), và
không phải là người dân tộc Thái. Bộ tộc Karen thì chiếm 60%, bộ tộc Akha 20 %,
số còn lại thuộc các bộ lạc nhỏ hơn. Chỉ có 10% là người dân tộc Thái. Một làn
sóng truyền giáo mạnh mẽ đang quét qua
Giáo phận, điều ấy đã thực hiện được nhiều năm nay và đã mang lại nhiều kết quả
tốt đẹp. Khoảng 10% dân số của bộ tộc Karen giờ đây đã chuyển sang Công Giáo.
Tại
sao các bộ tộc lại háo hức để cải đạo như thế?
Sự
giáo dục và sự khao khát để hòa nhập là những lý do cho việc gia nhập Giáo Hội
Công Giáo. Các địa phương rất nghèo nhưng họ cởi mở, tìm kiếm những cơ hội phát
triển. Đôi lúc, niềm tin duy linh theo bộ tộc của họ đưa họ đến việc tìm kiếm một
điều chi đó khác; nó có khuynh hướng trở nên cứng cỏi, độc ác, và rất hoang
phí. Mọi thứ họ làm đòi hỏi sự nỗ lực, gồm cả những hy sinh kinh tế.
Họ
nhìn thấy một điều gì đó khác ở nơi người Công Giáo, không giống với người Thệ
Phản (điều này đã xảy ra cả hang 100 năm nay tại miền Bắc chúng tôi), họ không
thích những quy tắc của những người ấy, chẳng hạn như việc đóng thuế thập phân,
cấm rượu chè, vân vân...Trong bối cảnh lại này, nhiều người Hồi Giáo và Phật
Giáo (những người này chiếm 95% dân số) cũng đã cố gắng để cải hóa người dân miền
Bắc, nhưng kết quả giới hạn.
Đâu
là mối tương quan giữa những tôn giáo khác nhau của Thái Lan?
Nhìn
chung, sự hài hòa và khoan dung chiếm ưu thế. Một vài hiểu lầm đã gia tăng giữa
những người Phật Giáo và Hồi Giáo. Những người Phật giáo thì pha một chút Hồi
Giáo và họ không thích điều gì họ thấy trong các tỉnh thành phía Nam mà phần lớn
là người Hồi Giáo ở đó.
Nhiều
vụ bạo động đã xảy ra trong quá khứ. Người Hồi Giáo muốn xây dựng những đền thờ
trong các tỉnh thành mà số người Hồi Giáo rất ít, để tăng tầm ảnh hưởng của họ.
Người Phật Giáo lại từ chối cho phép điều này.
Đâu
là cách thức loan báo Tin Mừng của Đức Giám Mục?
Chúng
tôi đang tham gia rất nhiều trong lãnh vực giáo dục. Giáo phận điều hành bảy
trường Công Giáo, và tám trường nữa cũng đang được điều hành bởi tôn giáo tại bốn
tỉnh khác. Tuy nhiên, chúng tôi không thể làm hơn được, hay mở rộng các trường
của chúng tôi ra được, bởi chúng tôi thiếu ngân quỹ và nhân sự.
Việc
truyền bá Tin Mừng trong các bộ tộc thì đôi lúc khó khăn. Ít nhất có đến sáu
ngôn ngữ chính để học, điều mà cá nhân tôi không nói được. Vì lý do này, chúng
tôi phải đào tạo các Giáo lý viên địa phương, vì họ biết ngôn ngữ.
Đức
Thánh Cha Phanxico nói rằng, Châu Á là động lực của việc loan báo Tin Mừng của
thế giới. Đức Giám Mục có đồng ý thế không?
Vâng,
hoàn toàn đúng thế. Thực vậy, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói rằng,
Châu Á là “nhiệm vụ chung của chúng ta
cho thiên niên kỷ thứ ba này”. Trong Giáo phận của tôi, ví dụ, có nhiều người
trẻ và 30.000 dự tòng. Chúng tôi có thể rửa tội khoảng 1000 người trong một
năm. Ở Bangkok, tôi huấn luyện Giáo Lý Viên. Tôi cũng là Tổng thư ký của Ủy Ban
Quốc Gia về Giáo Lý.
Thưa
Đức Giám Mục, ngài đã gặp Đức Giáo Hoàng gần đây. Ngài trao đổi gì với Đức
Thánh Cha?
Tôi
trao tặng Đức Thánh Cha một bản photo cuốn Tin Mừng bằng tiếng Thái. Đây là ấn
bản Công giáo đầu tiên, đầy đủ cả hai phần Cựu Ước và Tân Ước. Phải mất hơn 20
năm, bắt đầu từ năm 1992, nhưng nay mới có thể có được. Chúng tôi đã in sách với
sự giúp đỡ của Hội Kinh Thánh Thái Lan và Hội Kinh Thánh Hàn Quốc (KBS).
Chúng
tôi in sách Kinh Thánh ở Hàn Quốc bởi vì nó rẻ hơn. Chúng tôi rất hãnh diện về
lần xuất bản này, việc này sẽ giúp cho Giáo hội địa phương rất nhiều. Giờ đây,
nhiệm vụ của chúng tôi là dạy cho người tín hữu cách sử dụng nội dung Kinh
Thánh, cách đọc và cầu nguyện bằng Tin Mừng.
Đức
Giám mục làm gì với những người trẻ trong Giáo phận của mình?
Chúng
tôi làm việc vất vả vì và với những người trẻ, đặc biệt trong việc giáo dục.
Chúng tôi có 40 trung tâm thanh thiếu niên cho trẻ em, nơi đây người ta có thể
học hành. Sau đó, các em cũng có thể tham dự các trường công lập, nhưng các em
sống với chúng tôi, và chúng tôi giáo dục các em.
Chúng
tôi cũng có hơn 20 cộng đoàn Nữ Tu và 10 cộng đoàn Nam Tu, những Tu sĩ này đang
trực tiếp lo lắng cho việc giáo dục người
trẻ, cũng như các Linh mục. Các trung tâm cũng dạy Giáo lý và cầu nguyện.
Các Nữ
tu bị thu hút vào nhiều hoạt động hơn, các Nữ tu đang giúp cho khoảng 700 em nữ
trong hai trường. Các Nữ tu làm một công việc dễ chịu bởi vì họ chịu học hỏi,
và giúp đỡ các em tìm được công việc sau đó. Nếu các em nữ thiên về học thuật,
các Nữ tu tài trợ tài chính cho các em để các em có thể tiếp tục việc học của
mình.
Những
vấn đề nào mà Đức Giám Mục gặp phải trong lúc loan báo Tin Mừng cho những người
trẻ?
Người
trẻ bị lôi cuốn vào những thành phố lớn, nơi đây họ tìm kiếm một cuộc sống khác
tách khỏi cha mẹ họ. Họ không muốn làm việc trên những cánh đồng. Họ muốn một
cuộc sống dễ dãi và đôi khi ngay cả việc rời bỏ các cơ sở của chúng tôi. Ví dụ,
thời gian qua, tôi đã thăm một trung tâm đã từng có đến 30 em nữ. Bây giờ chỉ
còn có 7 em.
Thường
thì người trẻ chuyển đến các trường công lập, nơi đây họ tự do làm bất cứ điều
gì họ muốn vì không ai kiểm soát chúng. Các em có thể sử dụng điện thoại di động
khi các em muốn. Nhưng trái lại, trong các cơ sở của chúng tôi, điện thoại di động
chỉ được sử dụng vào ngày Chúa Nhật mà thôi (để tránh sự sao lãng). Nhìn chung,
người trẻ không muốn làm việc chăm chỉ như cha mẹ chúng, và điều này thật đáng
buồn.
Những
vấn đề nào mà người ta phải đối diện với trong Giáo phận của Đức Cha?
Tại
Chiang Mai, thuốc phiện là một trong những vấn nạn tệ nhất. Cuối năm nay, chính
phủ đã lên kế hoạch phát động một khu vực miễn thuế để tạo thuận lợi cho hoạt động
tự do của người dân, và việc buôn bán là một phần của cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến những điều tệ hại xã hội lớn hơn, giống như nạn
nghiện ngập và buôn bán con người. Chủ
nghĩa tiêu dùng sẽ trở nên mô hình phổ biến của việc hành xử này.
Karen
đã từng trồng cây anh túc dành cho thuốc phiện, may mắn thay bây giờ đã bớt nhiều.
Mỗi ngày đều có một ai đó bị bắt vì liên quan đến thuốc phiện. Nhưng điều chẳng
may là, chúng tôi lại không có đủ những nguồn lực để bảo vệ con người trước vấn
đề này.
Điều
gì có thể cải thiện công việc truyền giáo của Đức cha?
Thường
thì các Linh mục cử hành phụng vụ nhưng không sống việc gặp gỡ người ta, và điều
này thật là một sự xấu hổ. Chúng tôi phải làm điều mà những nhà truyền giáo đầu
tiên đã làm và tạo ra những cộng đoàn cơ
bản nhỏ, và sống giữa họ. Chúng tôi đã hết sức cố gắng làm điều này nhưng xem
ra bước tiến khá chậm. Thật khó trong các thành phố bởi vì người dân nghĩ họ đã
có đủ hết cả rồi. Chúng tôi vẫn hiện diện ở miền Bắc, vùng biên giới, như Đức
Thánh Cha đã nói. Những người lớn thiếu thiện chí để hành động một cách có
trách nhiệm lại là vấn đề khác.
Chẳng
hạn như khi chúng tôi cử hành Bí Tích Thêm sức, chúng tôi chỉ có một người đỡ đầu
duy nhất cho 50 thụ nhân của Bí Tích này. Bên cạnh đó, dân cư tại miền Bắc, và
tại những vùng rộng lớn thì thất học, chỉ những Giáo Lý Viên mới có sách. Và
ngay cả những người có thể đọc, gồm cả Tu sĩ, thì cũng không quan tâm đến việc
học, thích một cuộc sống đơn giản hơn.
Nhìn
chung, điều chúng tôi cần là có nhiều người hơn, ngay cả người giáo dân, để làm
việc nơi các trường học. Những giáo viên nên có một nguồn cảm hứng truyền giáo,
và cũng có giáo dục về mặt đạo đức.
(theo
AsiaNews 07/06/2015)
Thérèse Nguyễn