Người Công giáo tại các quốc gia Singapore, Malaysia và Brunei sử dụng
Kinh Mân Côi và trang Web để chống lại nạn buôn người
Singapore
– Trong mối liên hệ với những sáng kiến trong Năm Đời Sống Thánh Hiến, Giáo Hội
Công giáo tại Singapore, Malaysia và Brunei đã phát động một chiến dịch đặc biệt
nhằm chống lại nạn buôn người. Đó là một hiện tượng mà nó liên quan mật thiết tới
vùng Đông Nam Á của họ.
Để
làm cho ý thức về hiện tượng trên cũng như về tác động của nó được lan rộng,
các Giáo hội tại cả ba quốc gia trên đã thành lập một Website để học hỏi và để
mời gọi mọi người tín hữu hãy cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi với ý nguyện đặc biệt
này.
Việc
lần chuỗi Mân Côi dựa trên mầu nhiệm Mùa Thương, và tất cả những lời cầu nguyện
khác đều có thể được đọc và được tải về từ trang web mới được tạo ra từ sáng kiến
của người Công Giáo nhằm chống lại nạn buôn người: http://saynotohumantrafficking.info.
Trang web này đã được kết nối trực tuyến từ ngày 30 tháng 07 vừa qua, trùng với
Ngày Thế Giới chống lại hình thức nô lệ hiện đại này Đây là ngày do Liên Hiệp
Quốc phát động.
Hồi
tháng 07 vừa qua, trong một cuộc gặp gỡ tại Johor bahr (Malaysia), Hội Nghị Các
Tôn Giáo thuộc các quốc gia Malaysia, Singapore và Brunei (CRMS) đã nhất trí và
tán thành với nhau về việc lần chuỗi Mân Côi và ra mắt trang web. Đó là một phần
trong những sáng kiến được xúc tiến bởi CRMS nhằm chống lại nạn buôn người - một
vấn đề nghiêm trọng mang tính thời sự.
Thực
ra, cách nay không lâu, cảnh sát Malaysia đã phát hiện ra một ngôi mộ tập thể mới
với khoảng 24 thi thể của những người nhập cư bất hợp pháp. Ngôi mộ được phát
hiện ở bang Perlis, gần biên giới với Thái Lan, không xa với vị trí mà tại đó,
hồi tháng Năm vừa qua, người ta đã phát hiện ra 139 thi thể.
Theo
các cơ quan chính quyền thì 24 thi thể trên là những người bị bắt cóc và bị
giam giữ trong những điều kiện khủng khiếp tại những trại giam bí ẩn bởi những
băng đảng tội phạm. Bọn chúng giam giữ họ nhằm có được những khoản tiền chuộc.
Những
tháng gần đây, một câu chuyện đầy kịch tính của hàng ngàn thuyền nhân nơi vùng
biển của Đông Nam Á đã làm dấy lên một sự rung độ về tất cả sự tàn bạo của nó.
Đa số trong họ đều là những người công nhân nhập cư từ Bangladesh, và là người
Hồi Giáo Rohingyas trốn chạy khỏi sự bách hại tại Myanmar.
Hầu
như toàn bộ các Giáo Hội Á Châu cũng đều cam kết mạnh mẽ trong việc chống lại
hiện tượng này, điều mà tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxico đã mô tả như
là một “tội phạm ghê tởm”. Bình luận về sáng kiến này, cha Gioan Wong, một
Tu Sĩ Dòng Phanxico và là Chủ tịch của CRMS, đã nhấn mạnh rằng, đó là một phần
trong “lập trường mang tính Ngôn Sứ của chúng tôi, điều đó muốn gióng
lên tiếng nói cho những điều không được nói ra”. Và trong năm dành cho Đời Sống
Thánh Hiến thì điều này thậm chí càng quan trọng hơn nữa, bởi những người Công
giáo “luôn ở trong sự liên kết với những ai đang đau khổ” và nói thay cho những
“người nam và người nữ, cũng như các trẻ em, mà họ đã rơi vào mạng lưới của một
chế độ nô lệ hiện đại”.
(Theo
Asianews, 08/24/2015)
Thérèse Nguyễn