Việc Làm Rò Rỉ Lá
Thư Thượng Hội Đồng Là Cố Ý "Gieo Sự Xung Đột", ĐHY Müller Nói
(muoianhsang.com) Thứ tư, 14 Tháng 10
2015 13:51
Vatican,
14/10/2015 (MAS/SLM) – Đức Hồng Y Gerhard Müller đã nói với tờ tin hằng ngày của
Ý vào Thứ Ba về Thượng Hội Đồng và lá thư được cho là gửi cho Đức Giáo Hoàng
Phanxicô từ một số vị hồng y về quy trình của thượng hội đồng, gọi việc làm tiết
lộ tài liệu riêng tư là điều ô nhục.
“Tôi không nói
là tôi có ký tên hay không. Vụ bê bối là việc tiết lộ công khai một lá thư
riêng của Đức Giáo Hoàng”, vị đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin nói với tờ Corriere
della Sera vào
ngày 13/10. “Đây là một vụ lộ thông tin Vatican mới: các tài liệu riêng của Đức
Giáo Hoàng là tài sản riêng của Đức Giáo Hoàng chứ không phải của bất kì ai
khác. Không ai có thể công bố tài liệu ấy, tôi không biết bằng cách nào mà điều
đó lại xảy ra”.
“Ý định của những
người đã có ý muốn công khai lá thư là gieo rắc sự xung đột, tạo nên những căng
thẳng. Tôi nghĩ điều đó là rõ ràng”.
Nội dung của một
lá thư, và danh sách 13 chữ ký của các vị hồng y, đã được đăng tải công khai bởi
Sandro Magister một ngày trước. Vài vị trong số các vị đã được nêu trong danh
sách đã từ chối là đã ký tên vào lá thư, và những vị khác thì chống lại tài liệu
đã được tung ra bởi Magister.
ĐHY Müller nằm
trong số các vị đã ký tên được Magister công bố, cũng như một phiên bản khác được
công bố bởi tạp chí của Dòng Tên America.
Sau khi thảo luận
về lá thư với tờ Corriere della Sera, ĐHY nói đến những vấn đề lớn
hơn của Thượng Hội Đồng, và triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô.
Ngài cảm thấy
phiền bởi “những người cứ nhất nhất rằng trong Giáo Triều Rôma có một sự chống
đối lại Đức Giáo Hoàng. Những người nói và viết rằng có những con sói, rằng Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đang bị bao vây bởi các con sói. Đây là một lối nói xúc phạm,
và tội ác. Tôi không phải là một con sói chống lại Đức Giáo Hoàng”.
“Tôi biết Đức
Giáo Hoàng là ai và triều đại của Ngài có ý nghĩa gì gấp ngàn lần hơn những người
nói những điều này. Trong tư cách là người đứng đầu của Thánh Bộ, tôi là cộng sự
viên đầu tiên của Đức Thánh Cha; không chỉ bản thân tôi mà thôi mà còn cả tất cả
những người là thành viên của Thánh Bộ này. Tôi sẽ không để cho ai đặt sự hoài
nghi vào sự vâng phục của tôi và việc phục vụ của tôi dành cho Đức Giáo Hoàng
và Giáo Hội”.
“Tôi không biết
bất cứ ai ở đây là người đang chống lại Đức Giáo Hoàng”, Ngài nói.
Nhận biết rằng
có một mối bận tâm được thể hiện về các quy định của Thượng Hội Đồng, Ngài nói
“luôn luôn có những thảo luận về cách để cải tiến các thủ tục, mọi người đã có
sự tự do để nói lên ý kiến của họ về vấn đề này: các quy định là mang tính con
người, chứ không phải là lề thuật thánh!”
ĐHY Müller nói
một cách tích cực về việc dùng những nhóm nhỏ cho việc thảo luận tại Thượng Hội
Đồng, nói rằng “mọi người có tự do để thể hiện bản thân họ một cách đầy đủ hơn”
và rằng “trong hội trường thượng hội đồng chỉ có ba phút cho mỗi bài phát biểu,
và nên một sự tổng hợp hết mọi khía cạnh không thể được thực hiện”.
“Có một sự căng
thẳng giữa giáo lý và cách tiếp cận mục vụ”, đức hồng y nói, “nhưng đó là nhiệm
vụ của thượng hội đồng để thấy hai kía cạnh này một lúc. Mọi Giám Mục Công
Giáo, bằng con người của mình, là một thầy dạy về đức tin và cũng là mục tử của
đoàn chiên”.
Nói đến mối
liên hệ giữa giáo lý và lòng thương xót, Đức Hồng Y Müller nói, “Sự chính thống
cần phải được nhận biết trong việc chăm sóc mục vụ, và sẽ không có một sự chăm
sóc mục vụ lành mạnh mà không có giáo lý: đó là giáo huấn của Chúa Giêsu, chứ
không phải là giáo lý thuần học thuật của các thần học gia”.
Ngài nói thêm rằng
các tranh cãi không nên bị phân loại giữa “những người tự do” là những người được
công nhận bởi số đông, và “những người bảo thủ” không công khai là những người
bảo vệ giáo lý được Đức Kitô mạc khải.
“Điều đó không
giống như thể một vị giám mục của Mười Điều Răn, và vị khác là của lòng thương
xót. Và Tin Mừng cũng đòi hỏi sự hoán cải cuộc sống của chúng ta. Cánh cửa thì
hẹp”.
Đức Hồng Y
Müller sau đó nói đến việc ly hôn và tái hôn.
“Nhiều người
đang chịu đau khổ vì hôn nhân của họ tan vỡ, không phải vì họ không thể lãnh nhận
Hiệp Lễ. Đối với chúng ta trọng tâm của Thánh Thể là sự thánh hoá: mỗi người
Kitô Hữu đều buộc phải tham dự Thánh Lễ, chứ không phải lãnh nhận Hiệp Lễ. Chỉ
tập trung vào điểm này thôi thì không giải quyết gì được”.
“Hôn nhân là một
bí tích, và Giáo Hội không có quyền trên một bí tích”.
Âu Dương Duy (Theo
Vatican Radio)