Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: Chống lại nạn buôn người là một mệnh lệnh luân lý

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã gửi một thông điệp đến Nhóm Santa Marta, một sáng kiến được phát động bởi Đức Thánh Cha trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người, liên quan đến những lực lượng an ninh của các quốc gia, các địa phận, các tổ chức xã hội khác nhau và các đại diện của các niềm tin tôn giáo khác nhau. Hiện thời nhóm đang quy tụ tại San Lorenzo del Escorial, Tây Ban Nha. Đây là một cuộc đại hội đã được khai mạc vào hôm thứ Sáu vừa qua bởi Nữ Hoàng Sofia, và với sự tham dự của các Hồng Y, Giám Mục, những nhà hoạt động, và khoảng 50 cảnh sát hàng đầu đến từ khắp thế giới.

Trong thời gian ngắn ngủi của sự hiện diện, Đức Thánh Cha viết, nhóm này xứng đáng đạt được những thành tích đáng kể và được mời gọi đóng một vai trò quyết định trong việc diệt trừ nạn buôn người và nạn nô lệ hiện đại. Ngài nhắc người ta nhớ lại suốt năm qua rằng, có những những thay đổi quan trọng về mặt thể chế, mà sự thay đổi này - chẳng chút gì nghi ngờ - được hỗ trợ bởi hoạt động của nhóm, bắt đầu với cuộc gặp gỡ của những thị trưởng tại Thành phố Va-ti-căng vào ngày 21 tháng 07 vừa qua, trong đó những nhân vật chủ chốt đã ký một tuyên bố diễn tả lời cam kết của mình để chấm dứt một hình thức mới của nạn nô lệ, mà nạn này tạo nên một tội phạm chống lại con người.

Ngài cũng đề cập đến sự phê chuẩn Lịch 2030, với những Mục Tiêu Phát triển Bền Vững mới của Liên Hiệp Quốc, điều này bao gồm việc thừa nhận những phương tiện cần kíp và hiệu quả về việc loại trừ nạn lao động cưỡng bức, tận diệt những hình thức nô lệ hiện đại và nạn buôn người, và đảm bảo việc cấm và tẩy trừ những hình thức xấu xa của lao động trẻm em, gồm cả việc tuyển mộ và triển khai binh lính trẻ em, với một viễn cảnh và kết thúc tất cả các hình thức lao động trẻ em vào năm 2025.

Đức Giáo Hoàng cũng viện dẫn bài phát biểu của ngài trước Liên Hiệp Quốc hôm 25 tháng 09 vừa qua, trong đó, ngài khẳng định rằng, thế giới yêu cầu các nhà lãnh đạo của các chính phủ “một ý định mà nó mang lại hiệu lực, thiết thực và kiên định, những bước cụ thể, những biện pháp tức thì cho việc gìn giữ và cải thiện môi trường tự nhiên, và hãy kết thúc càng nhanh bao nhiêu có thể đối với hiện tượng xã hội và việc ngăn chặn nền kinh tế, với những hậu quả tai hại của nó... Như thế, nó diễn tả tầm rộng lớn của những tình huống và sự thiệt hại này của họ nơi những cuộc đời vô tội, điều mà chúng ta phải tránh mọi cám dỗ để rơi vào một thứ chủ nghĩa duy danh của những kẻ tuyên bố mà nó xem ra xoa dịu lương tâm chúng ta”. Ngày nay, 193 quốc gia của Liên Hiệp Quốc có một mệnh lệnh luân lý mới để chống lại nạn buôn người, một tội ác chống lại con người. Sự cộng tác giữa các Giám mục và các chính quyền dân sự, mỗi bên phù hợp với sứ mạng của riêng mình và tính cách, cùng với mục đích của việc khám phá việc cụ thể nhất cho việc thực thi nhiệm vụ nhạy bén này, là một bước quyết định để đảm bảo rằng, ý muốn của các chính phủ tiếp cận với các nạn nhân một cách trực tiếp, tức thì, kiên quyết và cụ thể.

“Về phần tôi, tôi sẽ cầu xin Thiên Chúa Toàn năng ban cho anh chị em ân sủng để đưa ra phía trước sứ mạng sự tinh tế, tính nhân đạo và Ki-tô giáo của việc chữa lành những vết thương mở toang của con người, và đó cũng là vết thương của Chúa Giê-su. Tôi đảm bảo điều này với  các anh chị em cùng với sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của tôi, cũng như sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của các tin hữu Công Giáo. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, cùng với sự hợp tác của anh chị em, sự phục vụ không thể thiếu của Nhóm Santa Marta sẽ có thể đem lại tự do cho các nạn nhân của những hình thức nô lệ mới, phục hồi cho họ, cùng với những người bị tù đày và bị loại trừ, lột mặt nạ những kẻ buôn người và những kẻ tạo nên thị trường này, đồng thời cung cấp những sự trợ giúp hiệu quả cho những thành phố và những quốc gia; một sự phục vụ vì lợi ích chung và xúc tiến phẩm giá con người, có thể mang đến điều tốt nhất cho mỗi cá nhân và mỗi công dân”.

(Theo en.rv 30/10/2015 16:36)

 

Thérèse Nguyễn

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 10, 2015