Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: Giáo dục việc mở ra với siêu việt có nghĩa là thực hành lòng thương xót

 

Vào sáng thứ Bảy vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đón tiếp các tham dự viên của một Hội nghị Quốc Tế dưới sự tài trợ của Hiệp Hội Giáo Dục Công Giáo. Suốt bốn ngày trong tuần này, hơn 2000 nhà giáo dục, quản trị, sinh viên và giáo viên đến từ khắp nơi trên thế giới, đã thảo luận với nhau về những thách đố mà chúng đang đối mặt với sứ mạng giáo dục Công giáo trong thế kỷ 21, dưới đề tài: Giáo dục hôm nay và ngày mai: một niềm say mê cần được canh tân lại.

Hội nghị được tổ chức trong sự liên kết với dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố tuyên ngôn của Công Đồng Va-ti-căng II về Giáo dục Công giáo: Gravissimum educationis

Thay cho bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã thực hiện một giờ hỏi đáp với những vấn nạn được đưa ra từ các tham dự viên. Phạm vi của những chất vấn bao hàm một mảng rộng lớn những chủ đề khác nhau, từ những thách thức của việc duy trì căn tính Ki–tô hữu trong môi trường giáo dục, cho đến tất cả các vấn đề liên quan tới xã hội, chính trị và văn hóa, cũng như từ việc hủy bỏ những mối ràng buộc mà lịch sử đã trói chặt gia đình, trường học và xã hội lại với nhau, đến những thách thức cụ thể cho việc giáo dục được đưa ra bởi cuộc “chiến tranh ttong từng phần của Thế chiến thứ III” đang nổ ra khắp thế giới, mà Đức Thánh Cha đã luôn lập đi lập lại.

“Ngày nay, có một khuynh hướng hướng tới một chủ nghĩa tân thực chứng”, Đức Thánh Cha cho biết, “đó là việc giáo dục trong những điều nội tại, và thực hiện điều này tại cả những quốc gia theo truyền thống Ki-tô giáo lẫn những quốc gia theo truyền thống Ngoại giáo”. Ngài nói tiếp: “Siêu việt là những gì được mong muốn -. Đối với tôi, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong giáo dục, để nó có thể [thực sự, và đích thực] là Kitô giáo, chính là việc khép kín chính mình lại với siêu việt ". và Đức Thánh Cha nói thêm: “Để chuẩn bị cho những tâm hồn hiểu rằng, Thiên Chúa đã biểu lộ chính Ngài”, chính là sứ mạng thật sự của người giáo viên cũng như là mục tiêu của tất cả nền giáo dục xứng đáng với danh xưng này.

Ngài dùng mẫu gương “giáo dục khẩn cấp” của Thánh Gioan Donbosco khi Thánh Nhân đáp lại sự đe dọa của Hội Tam điểm tại miền Bắc nước Ý trong thế kỷ 19, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói rằng, “Có ba thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ của cái đầu, ngôn ngữ của trái tim, và ngôn ngữ của bàn tay; việc giáo dục phải tiến triển bởi ba cách thức này; hướng dẫn cách nghĩ thế nào, giúp đỡ các học sinh cảm nhận tốt; đồng hành với học sinh khi họ làm (điều mà họ đã hoặc đang học để làm)”.  Đức Thánh Cha còn thêm rằng, “Ba ngôn ngữ này phải hòa hợp với nhau: học sinh nghĩ về điều mà các em cảm nhận và hành động, cảm nhận điều mà các em nghĩ và làm, và làm điều các em nghĩ và cảm nhận”.

Đức Thánh Cha kết thúc với một lời kêu gọi và đưa ra một nhiệm vụ cho các nhà giáo dục hiện diện cũng như cho tất cả các đồng nghiệp khắp nơi: đáp trả sự tàn bạo của chiến tranh trong cuộc sống đương đại qua sự cam kết lại với chính mình trước việc học và giảng dạy về lòng thương xót, đặc biệt là 14 công việc của Lòng Thương Xót (thương người có 14 mối). “Hãy suy nghĩ một lần nữa về những mối thương xót”, Đức Thánh Cha chia sẻ như thế, “chúng là những tặng phẩm của Chúa Cha”.

 

(Theo en.rv 21/11/2015 14:48)

 

Thérèse Nguyễn

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 11, 2015