Đức Thánh Cha tại Kenya: chúng ta phải chọn lựa, hoặc là cải thiện
hoặc là phá hủy môi trường
Vào hôm thứ Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đến đọc diễn
văn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nairobi, Kenya, để khích lệ nhân viên của
Liên hiệp Quốc đang làm việc tại Nairobi hãy tiếp tục theo đuổi công việc vì sự
phát triển nhân loại, và bảo vệ môi trường vì điều tốt đẹp chung.
Đức Thánh Cha đã mời gọi họ lắng nghe “tiếng khóc than đang kêu
gào từ nhân loại và từ chính trái đất”. Đó là một tiếng đang cần cộng đồng quốc
tế lắng nghe.
Bài tường thuật của phóng viên Linda Bordoni của Radio
Va-ti-căng tại Nairobi
Ngay trước khi bước qua ngưỡng cửa của Văn Phòng Liên Hiệp Quốc
tại Nairobi vào hôm thứ Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã trồng một cây
xanh trong khu vườn có hàng rào xung quanh của Liên Hiệp Quốc.
Đó là một hành động dễ hiểu, mang tính biểu tượng, nhưng quả là
ý nghĩa trong nhiều nền văn hóa.
Và điều đó thật chính xác biết là chừng nào khi trong bài diễn văn
của Ngài trước Liên Hiệp Quốc – một bài diễn văn được mong đợi trong sự háo hức
-, Đức Thánh Cha đã nói rằng, cơ quan này được giao phó để làm việc vì một
tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại, cũng như để chăm sóc môi trường.
Cuộc viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nairobi được coi là một
trong những điểm nhấn của toàn bộ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Phan-xi-cô Kenya, nó diễn ra đúng vào những ngày mà người ta đang chuẩn bị bàn
bạc với nhau tại Paris về sự Biến Đổi Khí Hậu, và cũng đúng vào lúc có một bài
tường thuật vừa mới cảnh báo rằng, năm 2015 có thể sẽ là năm nóng kỷ lục. Tuy
nhiên, những người hiện diện trong cuộc gặp gỡ hôm nay đều biết rằng, Đức Thánh
Cha đã chưa nói hết ý của Ngài.
“Trong bối cảnh quốc tế - ngài cho biết – chúng ta
đang đương đầu với việc chon lựa xem điều nào không thể bị bỏ lơ: hoặc là cải
thiện, hoặc là phá hủy môi trường”.
Thường xuyên trích dẫn thông điệp “Laudato Si” của ngài về Việc
Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung, Đức Thánh Cha ngay lập tức đã soi sáng cho những nhà lãnh
đạo và những nhà làm luật thấy được sự cần thiết mang tính cách cấp bách trong
việc đạt được “một thỏa thuận mang tính
toàn cầu và thay đổi dựa trên những nguyên tắc của sự đoàn kết, công lý, bình đẳng
và dấn thân”.
“Một thỏa thuận – Đức Thánh Cha cho biết tiếp
– điều này nhắm tới ba điều phức tạp và những mục tiêu phụ thuộc lẫn nhau: cắt
giảm tác động của việc biến đổi khí hậu, đấu tranh chống lại nghèo đói và đảm bảo
sự tôn trọng phẩm giá con người”.
Và với lời lẽ cứng rắn, Đức Thánh Cha tiếp tục nói đến việc làm
thế nào để nền kinh tế và chính trị phải được đặt vào chỗ phục vụ con người, chứ
không vì lợi nhuận và làm phương hại đến người nghèo.
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy đón nhận một nền văn hóa
chăm sóc, mà nó trái ngược lại với nền văn hóa lãng phí và “vứt bỏ” trong hiện
tại – Đức Thánh Cha nói – “con người sử dụng và loại bỏ chính mình,
người khác và môi trường” với những hậu quả ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt
trên những thành phần yếu đuối nhất của gia đình nhân loại chúng ta.
Và đừng quên rằng, không điều gì và không ai - Đức Thánh Cha nhắc
nhớ những cử tọa đang nghe ngài nói về việc gia tăng con số những người di dân
đang chạy trốn khỏi sự gia tăng nghèo khổ - được phép làm trầm trọng thêm sự
suy thoái môi trường.
Ngài nói đến những ảnh hưởng của việc suy thoái xã hội trong những
khu định cư đô thị: bạo lực, lạm dụng thuốc và buôn bán, đánh mất phẩm giá.
Ngài đã chiếu sáng vào việc khai thác và buôn bán những nguồn
tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp – đặc biệt đề cập đến nạn buôn bán ngà voi
và giết voi!
Đức Thánh Cha chỉ trích rằng, chúng ta đang làm gia tăng sự quá
quen thuộc trước đau khổ của người khác, và nói rằng: “Chúng tôi không có quyền”.
“Chúng ta đang đối mặt
– ngài cảnh báo – với bổn phận về chính
trị và kinh tế to lớn để cân nhắc và điều chỉnh các rối loạn và sự bóp méo của
các mô hình phát triển hiện hành”.
Nhưng điều này cũng chưa hẳn là sự tối tăm. “Nhân loại – Đức Giáo Hoàng cho biết - trong khả năng tồi tệ nhất,
cũng vẫn có khả năng vượt lên trên cả chính mình, chọn lựa lại điều tốt và đánh
dấu một khởi đầu mới”.
“Ước chi nhân loại trong buổi
bình minh của thế kỷ 21 – Đức Thánh Cha kêu gọi – sẽ được nhắc nhớ để lưu tâm tới trách nhiệm
quan trọng của mình và quảng đại gánh vác nó”.
Trở lại vấn đề cây xanh, ngay từ đầu, Đức Thánh Cha đã đề cậpđến
việc đó rằng: nó là một cử chỉ dễ hiểu và là một lời mời gọi mạnh mẽ để tiếp tục
cuộc chiến chống lại việc phá rừng và sa mạc hóa, cũng như một sự động viên để
giữ lấy niềm tin, hy vọng và làm việc để lật ngược những tình huống bất công và
phá hoại.
(Theo en.rv 26/11/2015 17:17)
Duyên Vilinh